Đêm không nhà của những người thoát khỏi đám cháy chung cư Carina
May mắn vượt qua thảm hoạ khiến 13 người chết, hàng chục người bị thương, nhưng những cư dân Carina vẫn không hết sợ hãi.
Gần 1h sáng 24/4, một ngày sau vụ cháy chung cư Carina Plaza (quận 8, TP HCM), hàng chục người vẫn nằm vật vờ ở tầng trệt toà nhà phía đối diện. Mặt sảnh chính rộng hơn 200 m2 được rải bạt, chiếu… để họ ngả lưng trong đêm đầu tiên không nhà.
Bà Huỳnh Thị Đào kể về vụ cháy. Ảnh: Quỳnh Trần.
Vẻ mặt mỏi mệt, bà Huỳnh Thị Đào cho biết cảm giác sợ hãi khi cùng gia đình thoát khỏi vụ cháy vẫn còn nguyên. Cả nhà gồm sáu người, trong đó có hai cháu ngoại còn nhỏ, đã chạy từ tầng bốn lô C xuống sân chung cư khi nghe những tiếng la hét, kêu cứu thảm thiết của hàng xóm.
“Lúc đó khói dữ lắm, ngoài trời tối đen. Chúng tôi cứ thế nắm tay nhau chạy xuống thoát thân”, bà kể, giọng run run. Chia sẻ đau thương với những người tử vong và bị thương, bà nhận gia đình mình rất may mắn khi thoát được thảm hoạ. Căn hộ không hư hại nhiều, tài sản vẫn còn nguyên nhưng vì còn quá sợ nên bà cùng hai cháu ngoại không dám về.
Cùng ở lô C, song bà Trúc Đào (62 tuổi) phải chạy từ tầng tám xuống trệt khi khói đen bao phủ ngập trời. Vợ chồng bà sống ở chung cư này hơn năm, người chồng vừa đi công việc đêm qua thì xảy ra vụ cháy.
“Tôi chạy xuống được dưới sân thì điện thoại của đứa con ở châu Âu, rồi tiếp đó là bà chị ở Mỹ gọi về hỏi thăm. Họ vỡ òa sung sướng khi tôi nghe máy”, bà kể.
“Chỉ chợp mắt cho đỡ mỏi, chứ làm sao ngủ được. Cứ nghĩ tới vụ cháy là tôi sợ, thương những người đã mất quá. Tai họa bất ngờ ập đến, không tránh khỏi”, bà Đào nói.
Video đang HOT
Nơi tá túc của cư dân Carina sau hỏa hoạn. Ảnh: Quỳnh Trần.
Nằm kế bên, Duy Khang (sinh viên Đại học Tự nhiên) liên tục trở mình trong khi bốn người bạn cùng phòng đã ngủ say sau một ngày căng thẳng. Cả nhóm học khác trường nhưng thuê trọ một căn hộ tầng 15 chung cư Carina Plaza.
Khi phát hiện cháy, một người trong nhóm la thất thanh đánh thức mọi người, cùng nhau đi thang bộ thoát hiểm. Xuống đến sân, họ chứng kiến cảnh tượng hoang tàn ở lô nhà kế bên. “Mệt mỏi và lo lắng, hy vọng việc học của tụi em trong mấy ngày tới không bị ảnh hưởng nhiều”, Khang chia sẻ.
Trong khi đó, đang là học sinh lớp 12 một trường nội thành ở Sài Gòn, Quỳnh (18 tuổi) khá căng thẳng bởi ám ảnh hậu quả vụ cháy. Dù được bạn bè, thầy cô thăm hỏi, động viên nhưng nữ sinh vẫn không hết lo lắng.
“Năm nay em phải tập trung ôn thi THPT quốc gia. Chỉ mong mọi thứ sớm ổn định để em yên tâm học”, Quỳnh nói, đôi mắt ngấn đỏ.
Một người dân thu xếp quần giáo. Ảnh: Quỳnh Trần.
Theo sát cư dân Carina Plaza từ sau hoả hoạn, anh Vũ Minh Hoàng (Phó bí thư Quận đoàn quận 8) đã vận động nhiều mạnh thường quân và nhà hảo tâm quyên góp thực phẩm, chăn màn… cho những người không có nhà cho đến khi họ ổn định.
“Chúng tôi cũng vận động cư dân toà nhà này cho trẻ em và phụ nữ có thai vào ở cùng. Riêng đồ ăn, thức uống sẽ đảm bảo cho mọi người trong nhiều ngày tới”, anh Hoàng nói.
Tại đây hiện có hàng chục sinh viên tình nguyện từ các trường đại học và thanh niên của Thành đoàn TP HCM giúp đỡ bà con qua cơn hoạn nạn.
Đám cháy bùng lên tại tầng hầm để xe của chung cư Carina Plaza lúc 1h15 ngày 23/3. Khu vực này rộng khoảng 1.000 m2, có hơn 1.000 xe máy và hàng chục ôtô. Trong 13 người tử vong có 3 trẻ em, đa số bị ngạt khói; hơn 50 người bị thương đang được cấp cứu.
Mạnh Tùng
Theo vnexpress.net
Niềm tin vô vọng
Năm ngoái, sau một loạt vụ cháy chung cư ở Hà Nội, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Hà Nội cho biết có tới 121 toà nhà chung cư cao tầng ở thành phố này chưa được nghiệm thu an toàn phòng cháy chữa cháy nhưng đã được đưa vào sử dụng.
(Ảnh minh họa)
Sống trong những căn hộ tiền tỷ mà tính mạng con người phụ thuộc hoàn toàn vào may rủi khi những điều kiện an toàn căn bản chưa được đảm bảo có phải quá mạo hiểm? Tôi chắc đa số những người dân sống ở chung cư cao cấp không hề quan tâm ngôi nhà mình ở đã nghiệm thu an toàn hay chưa. Ba lần đổi nhà chung cư, từ dự án của chủ đầu tư nước ngoài đến trong nước, từ Hà Nội đến Đà Nẵng, với nhiều mức giá khác nhau, tôi chưa khi nào tự kiểm tra quy chuẩn PCCC của dự án mình mua.
Bởi tôi, cũng như hầu hết người mua nhà, tin rằng ai đó, cơ quan nào đó đã phải nghiệm thu thì chủ đầu tư mới được phép bàn giao nhà. Niềm tin đó, về lý thuyết không có gì sai. Đằng nào tôi cũng không có trình độ trong lĩnh vực chuyên môn hẹp ấy để tự kiểm tra. Nhưng nó tạo ra một thực tế: những ngôi nhà đưa vào sử dụng mà sự an toàn bị quên lãng.
Hệ thống phun nước tự động chữa cháy được Leonardo da Vinci nghĩ đến từ thế kỷ 15, được hoàn thiện ở thế kỷ 19 và được coi là trang bị bắt buộc của các toà nhà chung cư cao trên 10 tầng tại Việt Nam từ nhiều năm trước. Tại một số quốc gia phát triển, nó là quy chuẩn của mọi căn nhà bất kể chiều cao. Nhưng ở thế kỷ 21, hệ thống đó không hoạt động tại tòa nhà Carina Plaza đêm qua. Nếu như thiết bị phun nước tự động có hoạt động ở địa điểm phát sinh cháy từ đầu, hậu quả có thể sẽ không khủng khiếp đến vậy.
Những bộ tiêu chuẩn và quy chuẩn thực tế quy định rất ngặt nghèo về phòng cháy chữa cháy tại nhà cao tầng. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình dành 2 trang để quy định một khái niệm có lẽ sẽ khiến nhiều người giật mình: "phòng trực điều khiển chống cháy". Nó là một phòng kỹ thuật riêng biệt có "nhân viên có chuyên môn" về PCCC trực thường xuyên, có lắp đặt "thiết bị thông tin" và "bảng theo dõi các thiết bị chữa cháy". Và nó là một đòi hỏi bắt buộc với các công trình cao tầng.
Nếu bạn là một cư dân chung cư, hãy tự hỏi mình cái "phòng trực điều khiển chống cháy" đầy khoa học này nằm đâu trong tòa nhà mình đang sống? Hay đây là lần đầu tiên bạn biết nó có tồn tại (trên giấy tờ)?
13 con người đã chết trong vụ cháy đêm qua khiến người ta giật mình nhìn lại còn bao nhiêu nạn nhân dự bị ngay từ khi chuyển đến những tòa nhà chung cư, khi họ hào hứng và đầy tin tưởng vào những quảng cáo của chủ đầu tư về sự hiện đại của toà nhà, tin tưởng vào quy định an toàn của nhà nước, vào trách nhiệm của các cơ quan thẩm định, nghiệm thu.
Nếu như không thể tin vào sự tuân thủ pháp luật của chủ đầu tư, nếu như không thể tin vào trách nhiệm của những cơ quan thẩm định, chúng ta chỉ có thể ở trong những toà nhà chung cư cao cấp khi bản thân mỗi người là một chuyên gia thẩm định an toàn. Đó là điều bất khả. Vậy thì sao? Vậy thì chúng ta chỉ có thể sống, và chết cùng với những niềm tin vô vọng của mình.
Những toà nhà chung cư cao cấp, những con đường cao tốc, những biểu tượng của cuộc sống văn minh, hiện đại mà chúng ta thụ hưởng với một sự tự tin, thậm chí là tự hào, thiếu đi thiết bị, thiếu các quy chuẩn và thiếu khả năng để làm chủ chúng. Giống như nhà thơ Tố Hữu đã từng tự hào viết về anh hùng Phạm Tuân: "Chân dép lốp bay vào vũ trụ". Chỉ có điều, 50 năm trước, nhà thơ Tố Hữu tin tưởng vào công nghệ của người anh em Liên Xô. Còn bây giờ, chúng ta tin vào trách nhiệm của các cơ quan thẩm định.
Đây không phải vụ cháy chung cư đầu tiên mà người dân khẳng định rằng hệ thống báo cháy không hoạt động. Những công nghệ chống cháy được phát triển tại phương Tây từ thế kỷ 19, nhưng không hoạt động ở Việt Nam vào thế kỷ 21. Chúng ta đường hoàng làm chủ rất nhiều công trình, công nghệ mà vẫn chỉ đang... đi dép lốp.
Cùng là niềm tin, có niềm tin khiến Phạm Tuân trở thành anh hùng, có niềm tin khiến chúng ta chết cháy.
Phạm Trung Tuyến
Theo vnexpress.net
Tình người ấm áp trong vụ cháy chung cư Carina Plaza Người Sài Gòn chủ động gom, góp những gì có thể như thức ăn, nước uống, áo quần và thu xếp chỗ ở tạm thời cho cư dân chung cư Carina Plaza lúc hoạn nạn. Tối 23/3, hơn nữa ngày trôi qua, toàn bộ chung cư Carina Plaza vẫn đang bị phong tỏa, chốt chặn phục vụ điều tra. Trái với hình ảnh...