Đêm giao thừa đón năm mới 2021 đặc biệt của du học sinh trong khu cách ly
Từ khu cách ly, một số du học sinh trải qua một đêm giao thừa và ngày đầu năm mới 2021 không thể nào quên.
Nguyễn Minh Phương (phía sau cùng) cho biết đêm giao thừa vừa qua khá đặc biệt khi đang ở khu cách ly – PHÚ SANG
Về quê nhà sát năm mới 2021
Trở về trong chuyến bay giải cứu những ngày cuối năm 2020, Nguyễn Minh Phương (18 tuổi) học ngành marketing tại Mỹ , cho biết cảm nhận khác xa trong những lần trở về trước đây. Khác vì trở về quê hương vào thời điểm chuẩn bị kết thúc năm cũ và cận kề bước sang năm mới.
Phương đến Mỹ du học cách đây 2 năm. Ban đầu, cô sống và học tập tại Thủ đô Wasington D.C được hơn 1, 5 năm. Sau đó, Phương lại chuyển trường rồi đến thành phố Boston để tiếp tục học tập. Hơn 5 tháng tại đây, dịch bệnh vẫn hoành hành ở Mỹ, mọi người hạn chế ra ngoài, Phương lại tiếp tục học trực tuyến như đầu năm đến giờ.
“Những tháng đầu năm vì lo sợ ảnh hưởng dịch nên tôi không dám về Việt Nam như mọi người. Cộng thêm không biết môi trường mới, thành phố mới khi tôi chuyển sang như thế nào. Tuy vậy, khi qua học ở thành phố mới, mọi thứ không khác gì ở trường cũ. Vẫn học trực tuyến, vẫn phải lên Zoom đúng lịch trình từng lớp, thức dậy theo thời khoá biểu. Kèm theo đó những tháng gần cuối năm dịch lại tăng mạnh ở Mỹ nên tôi quyết định trở về”, Phương kể.
Phú Sang (bìa trái) cùng bạn bè đón giao thừa trong khu cách ly – P.S
Video đang HOT
Ngày 22.12, chuyến bay kéo dài hơn 20 giờ, qua 3 chặn dừng chân đưa cô gái và một số bạn bè về Hà Nội với nhiều cảm xúc lẫn lộn.
“Chuyến bay này thật đặc biệt, đúng vào những ngày của năm cũ. Trước ngày bay 8 ngày tôi sợ sẽ bị kẹt lại vì nhiều lý do. Tôi lo lắm. Lúc tôi nhận nhận được email từ Đại sứ quán Việt Namcũng không dám chắc. Nhiều nhân viên lãnh sự gọi xác minh mình mới chắc mình sắp được về nhà rồi”, Phương chia sẻ.
Đồng hành trên chuyến bay với Phương là Huỳnh Phú Sang (20 tuổi), đang học ngành Sư phạm tại Mỹ. Lần trở về này của Sang cũng nhiều cảm xúc khác lạ.
“Mọi thứ khác hơn so với thời điểm trước, bước lên máy bay tôi mang nhiều suy nghĩ. Tôi nghĩ về việc học, mong sớm tốt nghiệp. Hy vọng một năm học mới không gặp phải cảnh như vầy nữa, có thêm nhiều bạn ở ngoài đời hơn. Cái quan trọng là tôi sắp được về với gia đình, ăn tết với mọi người”, Sang chia sẻ cảm xúc .
Đêm giao thừa khó quên trong khu cách ly
Về đến Hà Nội vừa rạng sáng, Sang và Phương đều được đưa về khu cách ly tập trung của Tiểu đoàn Bộ Binh 591, (thuộc H.Quốc Oai TP.Hà Nội). Phương ở khu B15 còn Sang ở một khu khác cũng nằm cách đó không xa.
Ngày đầu tiên về phòng cách ly còn nhiều bỡ ngỡ nhưng 2 du học sinh cũng dần quen với không khí phòng cách ly. Hai bạn trẻ được các anh bộ đội phục vụ đồ ăn, thức uống. Hai bạn cho biết trong phòng có nhiều người hợp tính nhau nên rất vui.
Phương kể: “Trước khi bay về chúng tôi có kết bạn với nhau, sau đó vẫn giữ liên lạc với mọi người, trao đổi thông tin với nhau. Thường xuyên nhắn tin với các bạn phòng khác, trao đổi thông tin về gia gia đình, công việc của nhau”.
Hơn 10 ngày ở khu cách ly làm Phương và Sang cảm thấy như đang sống ở nhà. Nhưng điều đặc biệt nhất với 2 bạn trẻ là đón giao thừa tại khu cách ly, nơi chưa từng nghĩ mình sẽ trải qua trong đời.
Minh Phương cho biết trong đêm giao thừa mọi người quây quần bên nhau, nghe nhạc xuân, chúc mừng năm mới – M.P
Sang kể thêm: “Đêm giao thừa, rõ ràng là không vui như ở ngoài nhưng tôi tự tạo niềm vui cho mình. Anh em và mấy chú quây quần với nhau, quay video clip còn hô to chống đại dịch Covid-19. Nhưng thời điểm dịch, mọi người chỉ ở trong phòng trò chuyện, không ra ngoài giao lưu để còn trở về với gia đình sớm nhất có thể”. Năm nay, ngoài đón giao thừa còn bạn bè khu cách ly, Sang còn đón giao thừa trực tuyến với những người thân.
Còn đối với Phương đêm giao thừa 2021 ở khu cách ly trải qua một cách êm đềm và hơi khác lạ, bởi những ngày cuối năm ở Mỹ, Phương thường đi chơi, đón giao thừa, về nhà bạn bè. Đêm cuối năm 2021, Phương cùng người những người xa lạ quây quần, tâm sự, mở nghe nhạc xuân, được các cô lớn tuổi chúc mừng năm mới.
“Đêm đó tôi nhắn tin chúc mừng năm mới với bố mẹ. Gọi cho ông bà trước lúc giao thừa, báo cho ông bà an tâm, đỡ lo lắng cho mình. Đêm giao thừa đầu tiên không có pháo hoa, mỗi người trong phòng uống một lon nước ngọt với nhau rồi thôi. Sau đó tôi để một dòng trạng thái trên mạng xã hội về một năm qua đi. Nhìn mọi người đi chơi giao thừa bên ngoài mà cũng muốn hoà mình với mọi người lắm” Phương nói.
Khi nhìn lại chặng đường một năm qua, Phương và Sang cho biết đã học được nhiều thứ. Học từ những chia sẻ của mọi người, những kỹ năng mềm về các phần mềm máy tính, học trực tuyến… Một năm được sống chậm lại, sống tình cảm hơn với mọi người và nhất là thường xuyên gọi điện về cho gia đình hơn.
Vì Covid-19, du học sinh Việt đón giao thừa... tại nhà
Vì dịch Covid-19, nhiêu du học sinh Viêt đã trải qua đêm giao thừa Têt Dương lịch 2021 vắng lặng nhât trong những năm vừa qua.
Thưc tâp sinh tai Nhât Ban cung đon giao thưa têt Dương lich 2021 tai nha - NHƯ THUY
Đêm giao thừa Tết Dương lịch cũng muốn đi chơi nhưng vì dịch Covid-19, nhiều du học sinh Việt đã đón giao thừa... ở nhà.
Theo giờ Mỹ, nước này chỉ vừa trải qua thời khắc giao thừa vài tiếng. Diệp Uyên, du học sinh tại Kansas State University, cho biết dịch Covid-19 bên Mỹ đang rất căng thẳng. Đêm giao thừa, Uyên chỉ ra siêu thị mua đồ rồi về nhà. Sau đó, ăn, uống lon bia xem như đón giao thừa ngay tại nhà.
Uyên cho biết các bạn người Mỹ trong lớp cũng không có cảnh tụ tập đón giao thừa như mọi năm. Họ đều về nhà đón giao thừa với gia đình. Tuy nhiên, vì trong dịp này được nghỉ học, nên Uyên tranh thủ đi thăm họ hàng tại Mỹ trong những ngày sắp tới.
Tại Hàn Quốc, ngày cuối năm 2020 cũng vắng lặng. Bích Phương, du học sinh tại ĐH Quốc gia Kyungpook, cho biết tối cuối năm, du học sinh Việt tranh thủ gặp nhau được vài tiếng. Nhưng đêm cuối năm của năm 2020 cũng rất vắng vẻ. Các khu phố trung tâm rất ít người. Mới đến 6-7 giờ tối đã không có nhiều người trên đường. Sau 9 giờ đêm, gần như mọi hoạt động đều ngừng lại. Lúc đó, mọi người chia tay nhau ai về nhà nấy,
"Mọi năm, bọn em thường tụ tập đến 11 - 12 giờ đêm để đón giao thừa nhưng năm 2020 là năm khác biệt nhất so với những năm em ở Hàn Quốc. Người Hàn vẫn còn đón tết âm lịch, chỉ nghỉ Tết Dương lịch 1 ngày nhưng vào dịp này hay đón giao thừa rồi đi ngắm mặt trời mọc và đi khoảng 1-2 giờ sáng. Nhưng năm nay gần như ai cũng ở nhà", Bích Phương chia sẻ.
Shibuya (Nhật Bản) hoàn toàn khác hẳn nhau trong đêm giao thừa năm ngoái (hình bên dưới) và năm nay - TRIỆU DUY
Theo Phương, hiện tại, Chính phủ Hàn Quốc cũng áp dụng chính sách giãn cách xã hội. Đến ngày 3.1, tùy tình hình sẽ có quyết định tiếp theo. Vì vậy, du học sinh Việt cũng ít tụ tập đông người. Theo luật, nếu tụ tập 5 người trở lên, nếu phát hiện có thể bị phạt.
Tại Nhật Bản, tình hình cũng không tương tự. Nhật Bản đang trải qua thời điểm khó khăn do dịch Covid-19 nên cũng ít người tụ tập đón giao thừa. Quốc gia này ăn tết dương lịch nhưng giao thừa năm nay đường phố cũng rất vắng lặng.
Theo Như Thủy, một thực tập sinh người Việt tại Nhật Bản, tối giao thừa, mọi người chỉ đặt thực phẩm giao đến khu tập thể, tự nấu ăn để cùng ăn mừng. Thực tập sinh đến từ nhiều nước cùng tụ tập lại đón giao thừa chứ không ai ra đường.
Các du học sinh Việt tại Nhật Bản cũng cho biết đường phố trung tâm năm nay rất ít người tụ tập đón giao thừa, khác hăn với cảnh tập trung của những năm trước đây.
Gió lạnh về lồng lộng trong đêm, sáng 31-12 cả Sài Gòn se lạnh Sau khi gây ảnh hưởng cho miền Bắc và miền Trung, khối không khí lạnh tối 30-12 thổi về Sài Gòn lồng lộng. Dự báo đêm giao thừa miền Nam nói chung và TP.HCM nói riêng có thời tiết se lạnh. Sáng 31-12, thời tiết tại TP.HCM se lạnh có gió mạnh - Ảnh: LÊ PHAN Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ...