Đêm cuối trong khu cách ly: 14 ngày đầy ắp kỷ niệm
Sau 14 ngày ở khu cách ly, sáng 13.3, Trần Thị Hoài Thanh, du học sinh Việt ở Hàn Quốc, được trở về nhà sau đêm cuối nhiều kỷ niệm vui buồn với các bạn du học sinh cùng phòng.
Nhóm bạn cùng phòng cách ly của Hoài Thanh trở nên thân thiết hơn sau 14 ngày cách ly – Hoài Thanh
Trong đêm cuối cùng sau 14 ngày trong khu cách ly, Trần Thị Hoài Thanh cho biết đó là những kỷ niệm đáng nhớ trong suốt cuộc đời của mình với những cô bạn cùng phòng.
Hoài Thanh là một du học sinh về từ Hàn Quốc trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát. Cũng như nhiều người từ Hàn Quốc trở về, Hoài Thanh buộc phải vào khu cách ly để phòng dịch.
Đêm 12.3, là đêm cuối cùng Thanh hoàn thành chuỗi ngày cách ly ở Trường Quân sự Đà Nẵng. Để tạo không khí giao lưu, gặp gỡ nhau lần cuối trước khi rời khu cách ly. Một số chiến sĩ bộ đội đã tổ chức đêm văn nghệ, liên hoan dã chiến để chia tay những du học sinh được cách ly tại đây.
Nhiều du học sinh giao lưu cùng bộ đội trong đêm cuối ở khu cách ly
Đêm nhạc chỉ đơn giản là chiếc thùng loa, kèm theo micro. Tiệc liên hoan gồm một số bánh kẹo, trái cây cùng nước ngọt nhưng cũng đã thu hút đến gần trăm du học sinh có mặt tại đây tham gia.
Theo Hoài Thanh, các anh bộ đội rất dễ thương, luôn tạo cảm giác gần gũi với các du học sinh. Thậm chí các anh còn hát các bài nhạc trẻ khiến các bạn không quen biết bỗng dưng xích lại gần nhau hơn.
Kể lại 14 ngày cách ly, Hoài Thanh nói: “Tôi sẽ nhớ mãi 14 ngày này. Những ngày đầu ai nấy đều xa lạ không nói chuyện với nhau. Tuy nhiên sau vài ngày lại thấy hợp tính nhau. Mấy chị em thay vì ngủ trên giường thì trải chiếu ra sàn và nằm cùng với nhau”.
Video đang HOT
Bữa tiệc dã chiến với nước ngọt và bánh trái
7 bạn nữ cách ly cùng phòng, tuy không quen biết nhau, không cùng quê…, nhưng sau 14 ngày lại như tri kỷ. Những đêm ngủ cùng nhau, 7 chị em chia sẻ, tâm sự với nhau hầu như tất cả những câu chuyện về cuộc sống của mình.
Đêm đêm, để giải trí tạo không khí vui vẻ, nhóm bạn Hoài Thanh còn tắt đèn phòng, dùng điện thoại làm đèn chóp. Một vài thành viên trong nhóm mở nhạc, vài người đứng ra nhảy nhót giao lưu. Hoặc có khi xuống sân trường ngồi cùng các bạn khác vừa đàn vừa hát, không gian như một gia đình lâu ngày không gặp.
“Tôi thuộc dạng người khép kín. 14 ngày tiếp xúc với nhau, sống với nhau đã làm cho tôi cảm thấy mình mở lòng với những mối quan hệ xa lạ. Tôi không bị gò bó mà ngược lại cảm thấy rất thoải mái trong 14 ngày vừa qua. Mọi người đều hòa đồng, nhường nhịn nhau. Cảm giác là sẽ nhớ, quý trọng 14 ngày bên nhau. Cảm giác như tôi đang quay lại thời đi học. Mấy đứa bọn tôi vẫn bảo nhau là giữ liên lạc để sau này ở Việt hay Hàn còn gặp lại nhau”, Hoài Thanh nói.
Sau màn giao lưu với các bộ đội, nhóm bạn Hoài Thanh còn kéo nhau vào phòng tiếp tục nói chuyện cho đến gần sáng. Ai nấy đều vui vẻ, không muốn quên đi kỷ niệm này. Thậm chí có đôi lúc trong khu cách ly ai cũng nói cùng một câu: “Cách ly tiếp cũng được”.
Theo thanhnien.vn
Sinh viên về từ tâm dịch: Lấy giáo trình làm bạn, coi khu cách ly là ký túc xá
Hàng trăm sinh viên trở về từ "tâm dịch" Daegu (Hàn Quốc) không bi quan trước dịch Covid-19. Họ lấy giáo trình làm bạn và coi nơi cách ly như ký túc xá.
Cán bộ Trường quân sự tỉnh Quảng Ninh thăm khám sức khỏe cho sinh viên cách ly - Ảnh N.H
Miệt mài ôn bài trong khu cách ly
Hơn 200 sinh viên trở về từ Daegu (Hàn Quốc) đang cách ly tập trung tại ở trong Trường quân sự tỉnh Quảng Ninh để phòng chống dịch bệnh Covid-19, có tâm trạng hoàn toàn thoải mái.
Sau khi dùng bữa sáng với suất bánh cuốn nóng hổi được các chú bộ đội mang đến tận phòng, Diệp Thị Phương Thảo (20 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) sinh viên năm thứ nhất Trường đại học Tổng hợp Kyungbuk lại mang giáo trình ra ôn luyện Hàn ngữ với 3 bạn trong phòng.
Các sinh viên trở về từ Daegu tranh thủ ôn bài tại khu cách ly tập trung - Ảnh Lã Nghĩa Hiếu
"Tôi vào đây đã được 10 ngày. Thời gian ở trong khu cách ly, tôi chủ yếu nghe nhạc, đọc sách và ôn luyện tiếng Hàn. Tôi thấy cuộc sống ở đây như thời gian ôn thi trong khu ký túc xá vậy", Phương Thảo chia sẻ.
Cũng theo Phương Thảo, khi còn ở Hàn Quốc, quãng đường đến trường ai cũng phải đi qua khu vực giáo phái Tân Thiên Địa. Đến khi dịch bệnh xảy ra, ai cũng muốn đặt vé máy bay để nhanh chóng về tới Việt Nam. Tuy nhiên, khi nghe tin về nước sẽ phải cách ly thì nhiều người đã lo lắng. Nhưng thực tế khi vào khu cách ly tại Trường quân sự tỉnh Quảng Ninh thì mọi người đều thấy yên tâm phần nào.
Cũng không hoang mang trước dịch bệnh, Nguyễn Thị Hải Hà (20 tuổi quê thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) cho biết, các sinh viên trở về nước được cách ly tại đây đều xem Trường quân sự tỉnh Quảng Ninh như khu ký túc xá bên Hàn Quốc, còn 14 ngày cách ly là thời gian ôn thi.
"Chúng tôi ở đây không lo lắng về sức khỏe của mình bằng việc ở ngoài mọi người có kỳ thị mình bị cách ly hay không. Để tránh muộn phiền, các sinh viên chủ yếu ôn bài và rèn luyện Hàn ngữ khi phải nghỉ học dài ngày", Hải Hà cho biết.
Cùng ở chung phòng với Hải Hà, cô gái trẻ 21 tuổi Đồng Thị Phương Hoa (quê Kim Thành, Hải Dương) cảm thấy yên tâm phần nào khi được ở cách ly là nơi doanh trại quân đội.
"Ngày nào gia đình cũng hỏi thăm tôi thông qua video call đến chục lần. Nhưng mọi người cảm thấy yên tâm vì các chú bộ đội ở đây chăm sóc rất chu đáo. Nếu thiếu thứ gì chỉ cần thông báo là được cung cấp tận nơi", Phương Hoa nói.
Chị Hoa cho biết thêm, những người cách ly ở Trường quân sự tỉnh Quảng Ninh đa phần là sinh viên trở về Việt Nam từ Hàn Quốc. Mọi người không bi quan trước dịch bệnh mà đoàn kết và giúp nhau cùng chấp hành tốt quy định trong quá trình cách ly để sớm về với gia đình. Điều họ lo lắng chỉ là sự nhìn nhận thiếu tích cực từ cộng đồng bên ngoài.
Người cách ly cần gì có nấy
Theo Trường quân sự tỉnh Quảng Ninh, đơn vị đang đón hơn 260 người cách ly. Mỗi phòng cách ly tại đây rộng 30 m2, bố trí 3 - 4 người ở, có vệ sinh khép kín.
Từ 4 giờ hàng ngày, gần 20 cán bộ chiến sĩ bắt đầu nhóm lò chuẩn bị cho bữa sáng với gần 300 suất ăn. Các suất ăn đều được phục vụ đúng giờ. Sáng 6 giờ 30, trưa 11 giờ và chiều lúc 6 giờ. Thức ăn chia theo suất, mang đến từng phòng để tránh tập trung đông người.
Nhu yếu phẩm được phát đến tận nơi cho người cách ly - Ảnh Lã Nghĩa Hiếu
Thượng tá Cao Cảnh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường quân sự tỉnh Quảng Ninh, cho biết: "Chúng tôi thường xuyên thay đổi thực đơn để hợp khẩu vị với công dân đang cách ly tại đây. Ngoài ra, tại mỗi phòng đều có số điện thoại đường dây nóng. Khi cần mọi người có thể gọi điện trợ giúp".
Cũng theo thượng tá Sơn, trong quá trình cách ly, các cán bộ quân y thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh sẽ thực hiện kiểm tra thân nhiệt 3 lần/ngày đối với những người đang cách ly. Những người đang cách ly cũng được hưởng suất ăn như chiến sĩ trong đơn vị là 57.000 đồng/người/ngày và được cấp phát đầy đủ các nhu, yếu phẩm cần thiết trước khi vào trường như bàn chải, kem đánh răng...
Các suất ăn cũng được mang đến từng phòng trong khu cách ly - Ảnh Lã Nghĩa Hiếu
Thượng úy Bùi Thị Thắm, cán bộ quân y tại Trường quân sự tỉnh Quảng Ninh, cho biết hàng ngày chị còn hỗ trợ người cách ly mua sắm các đồ dùng sinh hoạt cần thiết, hỗ trợ mua vé máy bay, đưa người hoàn thành cách ly đón xe khách trở về với gia đình.
"Nhiều người cách ly ở đây đa số là chị em, nên có lần phải chờ đến khi gặp tôi để nhờ mua băng vệ sinh cá nhân hay nhiều thứ khác nữa. Biết người cách ly ở đây là sinh viên nên chúng tôi vẫn nhắc nhở các cháu dành thời gian để ôn bài", chị Thắm nói.
Trước khi rời khu cách ly, chị Nguyễn Thùy Dung (20 tuổi, quê Thanh Hóa) chia sẻ: "Những ngày theo dõi sức khỏe tại Trường quân sự tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi coi đó là trách nhiệm của mình. Các sinh viên không bi quan mà coi thời gian này như là trải nghiệm, và vì sức khỏe bản thân và cộng đồng".
Theo thanhnien.vn
Có gì bên trong khu cách ly vì Covid-19 ở 2 tuyến phố tại Phan Thiết? Lương thực và nhu yếu phẩm được đảm bảo bên trong khu phong tỏa 2 tuyến phố ở phường Đức Thắng (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) Khu phố nơi cách ly tại TP Phan Thiết. Thống kê ban đầu thì 2 tuyến đường được UBND tỉnh Bình Thuận cách ly, phong tỏa là Hoàng Văn Thụ - đoạn từ nhà số 38...