Đem củ sạc ZMI 65W và củ sạc MacBook 61W dùng với Galaxy Note10+: Ai thắng trong cuộc đua này?
Liệu có sự khác biệt về tốc độ sạc khi ta dùng củ sạc có công suất cao hơn?
Sau bài trải nghiệm nhanh sạc 45W của Samsung , người viết đã rất tò mò khi không biết tốc độ sạc của Galaxy Note10 có thay đổi nếu sử dụng các loại củ sạc của hãng khác có dòng ra tương đương hoặc cao hơn 45W hay không, và đó là lý do bài viết này đã xuất hiện ở đây.
Trong bài viết này, chúng tôi tận dụng hai củ sạc có sẵn là củ sạc đa năng ZMI 65W và củ sạc MacBook Pro 13 inch 61W.
Với củ sạc đa năng ZMI 65W
Đầu tiên ta sẽ thử với củ sạc của ZMI. Đây là một trong những món phụ kiện mà người viết rất thích vì nó có đến 3 cổng cắm khác nhau, bao gồm 1 cổng Type-C hỗ trợ chuẩn PD (Power Delivery) với công suất 45W và hai cổng Type-A với công suất 10W/cổng.
Như vậy, với sản phẩm này, người viết đã có thể thay thế được 3 củ sạc thông thường để sạc 3 thiết bị khác nhau (thường thì người viết hay sạc MacBook cho cổng C và 2 cổng còn lại để sạc điện thoại, pin dự phòng) và chỉ chiếm diện tích 1 ổ điện mỗi khi ra quán cafe làm việc.
Thêm một điểm cộng nữa của sản phẩm này là chỉ có giá chưa đến 400.000 đồng, tỉ lệ giá thành/hiệu năng khá cao.
Đi vào thử nghiệm, cũng giống như bài trước, người viết cho Galaxy Note10 cạn sạch pin và bắt đầu cắm sạc. Do không có dây cáp e-mark 5A như ở bài test trước (được kèm theo box sạc 45W Samsung), người viết đã dùng cáp Thunderbolt 3 có sẵn từ máy MacBook để test với củ sạc ZMI (cũng như với củ sạc MacBook ở bài test thứ 2) để cắm vào Galaxy Note10 .
Như đã viết ở trên, cổng Type-C của củ sạc này chỉ có 45W, nên có thể xem công suất nó tương đương củ sạc của Samsung, nhưng hãy chờ xem có gì khác biệt?
Thời gian bắt đầu sạc là 18h28 và chỉ sau 20 giây, máy đã được kích pin lên 1%.
Video đang HOT
5 phút sau, tức 18h33, pin của Galaxy Note10 đạt được 9%. Nhanh chóng chỉ 20 giây sau Note10 đã leo lên được 10% pin. Như vậy chỉ tốn 5 phút là Note10 đã có được 10% pin.
Tiếp tục đến 18h40, pin đạt mức 27%. (So với lần sạc với củ 45W của Samsung, thời gian sạc lên mức 28% chỉ tốn 10 phút, trong khi ZMI là 12 phút.)
18h49, tức sau 21 phút, pin Note10 đã có được 47%. Khi máy đạt 56% pin vào lúc 18h53, người viết cho khởi động lên.
19h17: 84%
Thời điểm 19h28, có nghĩa đúng 1 giờ sau khi cắm sạc, pin Note10 đã lên được 94%.
Cuối cùng Note10 đã hoàn thành bài test khi pin đạt full 100% vào lúc 19h42.
Như vậy, Galaxy Note10 đã được nạp từ 0-100% trong vòng 74 phút với củ sạc ZMI này và chỉ chậm hơn kết quả của sạc nhanh 45W đến từ Samsung vỏn vẹn 3 phút.
Với củ sạc MacBook Pro 13 inch 61W
Vẫn với cách test cũ, người viết bắt đầu cắm sạc khi máy cạn sạch pin. Thời gian cắm là 16h37 và rất bất ngờ là chỉ chưa tới 10 giây máy đã được kích pin lên 1%. Có lẽ là nhanh hơn ZMI 65W ở trên.
Chỉ 5 phút sau, pin Note10 đã lên được 6%. Nhưng khoan, ZMI tuy công suất ra Type-C chỉ có 45W nhưng sau 5 phút nạp được cho Note10 đến 9%!
Đến 16h53, pin của Note10 lên được 21%.
Củ sạc MacBook càng tỏ ra yếu thế hơn hẳn khi đến 17h04, tức 27 phút sau, chỉ nạp được 35% pin. Trong khi đó ZMI chỉ cần 21 phút đã có thể nạp lên đến 47%.
Mãi đến phút thứ 38, pin của Galaxy Note10 mới lên được 50%.
Cuối cùng, Galaxy Note10 ì ạch lên được 64% vào lúc 17h37, tức 1 giờ sau. Người viết đã mất kiên nhẫn khi thấy tình trạng sạc càng lúc càng chậm, vì vậy đã quyết định dừng bài test ở thời điểm 1 giờ này. Nếu so với sạc bán kèm theo máy 25W thì củ sạc của MacBook Pro này thua hẳn khi cắm vào Galaxy Note10 .
Như vậy, sau hai bài test này có thể thấy sạc ZMI “tám lạng, nửa cân” với sạc 45W của Samsung khi cho thời gian nạp pin chỉ thua kém 3 phút. Trong khi đó, sạc MacBook Pro khả năng là không tương thích với Galaxy Note10 nên cho thời gian nạp pin rất chậm và người viết khuyên bạn đọc không nên dùng thay thế.
Chỉ trừ khi bạn đi công tác hoặc du lịch mà muốn giảm tải hành trang thì có thể mang mỗi củ sạc 61W của MacBook để sạc laptop ban ngày và cắm sạc Note10 vào ban đêm, hoặc đơn giản hơn là dùng ZMI 65W để phục vụ theo kiểu “1 cho tất cả”.
Còn ngược lại, nếu không phải di chuyển nhiều, không đi du lịch, lựa chọn sạc 45W và 25W của Samsung cũng là quá đủ cho nhu cầu sạc nhanh thông thường.
Theo Trí thức trẻ
Cây "đánh không chết", hơn 40 nghìn nửa cân
Đây là một loại thực vật rất phổ biến ở nông thôn, nổi tiếng với khả năng sinh trưởng vô cùng mạnh mẽ và rất khó bị nhổ bỏ.
Loại thực vật mà chúng ta đang nhắc đến có tên là "thủy bồn thảo". Thủy bồn thảo thuộc loài lá bỏng, là cây thân thảo sống lâu năm. Thân nhẵn mọc nằm có nhánh đâm rễ, lá nhiều, mọc đối hoặc vòng, phiến lá hình dải hơi hẹp có màu xanh lục sáng, cụm hoa dạng chùm tán, hoa 5 cánh màu vàng có nhị vàng. Thủy bồn thảo nổi tiếng với hệ thống rễ sâu và rậm rạp, khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, rất khó bị nhổ bỏ, vì vậy chúng còn được nhiều người nông dân gọi vui là cây "đánh không chết".
Thủy bồn thảo được mệnh danh là cây "đánh không chết".
Loài cây hoang dã này phân bố chủ yếu ở Hồ Nam, Giang Tây, An Huy, Chiết Giang, Giang Tô và các tỉnh khác của Trung Quốc. Thủy bồn thảo thường phát triển trong các khe đá của sườn đồi, bên sườn khe núi và trong một số môi trường tương đối ẩm ướt. Hiện tại cũng có rất nhiều nông dân bắt đầu trồng loại cây này.
Thủy bồn thảo có thể trồng làm cây cảnh trong nhà, chúng có thể thanh lọc không khí, hấp thụ lượng dầu hắc ín và nicotin, trồng trong nhà rất tốt cho sức khỏe.
Sau khi phơi khô, thủy bồn thảo có giá 13 tệ nửa cân.
Ngoài ra, thủy bồn thảo còn có công dụng giải độc. Đối với những vết thương ngoài da, đắp thủy bồn thảo có thể giải độc, tăng cơ, giúp vết thương mau liền.
Thủy Bồn Thảo được đánh giá là một loại cây thảo tương đối quý giá, sau khi phơi khô, chúng được bán với giá 13 nhân dân tệ nửa cân (khoảng 43 nghìn đồng).
Theo dân việt