Delta ảnh hưởng mạnh tới các bang chần chừ tiêm chủng tại Mỹ
Số ca Covid-19 đang tăng vọt ở Mỹ ở những bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp, khiến giới chức nước này lo ngại số ca nhập viện và tử vong sẽ tăng tiếp nếu người dân không chịu tiêm vắc xin.
Delta đã lan ra ít nhất 132 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến số ca nhiễm ở Mỹ tăng vọt (Ảnh minh họa: Getty).
Delta lây lan ở các bang tiêm chủng thấp nhất
Biến chủng Delta đang lan nhanh chóng ở 5 bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất của Mỹ gồm Alabama, Louisiana, Wyoming, Idaho và Mississippi. Giới chức các bang này cảnh báo, số ca nhiễm đang tăng vọt.
Tại Alabama, trong số hơn 11.000 người chết vì Covid-19 kể từ đầu dịch, mới chỉ có 26 người đã tiêm chủng, hãng tin AP cho hay. Theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, đến nay, mới chỉ gần 45% dân số Alabama được tiêm chủng ít nhất một mũi vắc xin ngừa Covid-19. Tỷ lệ này ở Louisiana, Wyoming, Idaho và Mississippi lần lượt là 44,1%, 42,3%, 41,6% và 40,8%. Con số này Những tỷ lệ trên thấp hơn nhiều so với tỷ lệ khoảng 71% người trưởng thành của Mỹ đã tiêm chủng ít nhất một liều.
Tại Mississippi, bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất ở Mỹ, một quan chức y tế cấp cao nói mô tả, biến chủng Delta đang lan “như sóng thần”. “Nếu nhìn vào xu hướng của các ca nhiễm, chúng ta thấy nó đang tiếp tục tăng lên mà không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy chúng đang chững lại hay giảm đi”, ông Thomas Dobbs, quan chức y tế bang Mississippi phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 5/8.
Bốn bang còn lại cũng chứng kiến tình cảnh tương tự. Một quan chức y tế nói, Louisiana “đang ở tình trạng tồi tệ nhất mà chúng ta từng thấy kể từ khi đại dịch bùng phát”. Quan chức này cho biết thêm, các bệnh viện ở bang đã quá tải tới mức các nguồn lực còn lại vô cùng hạn chế.
Video đang HOT
Các nhóm hỗ trợ ứng phó của liên bang đã đến Louisiana để giúp bang này ngăn chặn đà lây lan của dịch, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này cũng không thể bù đắp được sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lực y tế của Louisiana.
Không nên chần chừ tiêm vắc xin
Giới chức Mỹ lo ngại, Delta cũng có thể khiến số ca nhập viện và tử vong vì Covid-19 tăng vọt nếu chậm trễ tiêm chủng (Ảnh: USA Today).
Nhờ đẩy mạnh tiêm chủng, hồi tháng 6, số ca nhiễm mới ở Mỹ đã giảm mạnh, trung bình chỉ 11.000 ca/ngày, so với 250.000 ca/ngày hồi tháng 1. Tuy nhiên, chỉ sau 6 tuần, hiện giờ, số ca nhiễm bắt đầu tăng mạnh trở lại vượt 100.000 ca/ngày. Giới chức y tế lo ngại, số ca nhiễm mới và số ca nhập viện sẽ tiếp tục tăng cao nếu nhiều người Mỹ không chịu tiêm vắc xin Covid-19.
“Mô hình phân tích của chúng tôi cho thấy nếu không đẩy mạnh tiêm vắc xin, chúng ta có thể chứng kiến hàng trăm ngàn ca nhiễm mỗi ngày, tương tự như đợt bùng phát trong tháng 1″, Giám đốc CDC Mỹ Rochelle Walensky tuần này cảnh báo.
Biến chủng Delta được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ và là một trong 4 biến chủng xếp vào nhóm “đáng lo ngại” do dễ lây lan hơn, hoặc dễ né miễn dịch hơn. Delta hiện đã lan ra ít nhất 132 quốc gia, vùng lãnh thổ và trở thành biến chủng trội toàn cầu. Delta hiện chiếm gần 90% số ca nhiễm mới ở Mỹ.
“Chúng tôi vô cùng lo ngại. Biến chủng Delta đã thực sự thay đổi cuộc chiến mà chúng ta tưởng như đã chiến thắng trong tầm tay. Chỉ vì tỷ lệ tiêm chủng thấp mà bang của Wyoming của chúng tôi dễ bị tổn thương hơn trước biến chủng dễ lây lan này”, Alexia Harrist, một quan chức y tế và là chuyên gia dịch tễ ở Wyoming, nói.
Quan chức và giới chức y tế ở Mỹ tiếp tục hối thúc người dân nhanh chóng tiêm chủng vắc xin để ngăn chặn đà lây lan của Delta. Ngoài ra, do sự xuất hiện của Delta, CDC Mỹ tháng trước khuyến cáo, người dân Mỹ nên đeo khẩu trang trở lại kể cả đã tiêm chủng đầy đủ.
Lambda có thể làm phức tạp hơn cuộc chiến chống dịch
Nếu số ca nhiễm tăng nhanh, khó kiểm soát, virus sẽ có thêm cơ hội đột biến (Ảnh minh họa: Getty).
Trong khi Delta tiếp tục gây lo ngại cho giới chức Mỹ, biến chủng Lambda cũng bắt đầu xuất hiện ở Mỹ. Một số bang, trong đó có Texas, tháng trước đã ghi nhận các ca đầu tiên nhiễm biến chủng Lambda. Theo dữ liệu độc lập của tổ chức GISAID, kết quả phân tích trình tự gen đã phát hiện hơn 1.000 ca nhiễm Lambda ở Mỹ. Con số này tuy rất nhỏ so với độ phủ của chủng Delta ở Mỹ hiện nay, nhưng các chuyên gia cảnh báo cần theo dõi sát sự lây lan của nó.
Lambda được phát hiện đầu tiên ở Lima (Peru) vào tháng 8/2020. Sau đó, Lambda lây lan nhanh ở các khu vực Nam Mỹ (Chile, Ecuador, Argentina, Brazil) và hiện nay đã xuất hiện ở khoảng 30 quốc gia.
WHO đang liệt kê Lambda là “biến chủng đáng quan tâm” thay vì “biến chủng đáng lo ngại” như Delta và một số chủng khác. Tuy vậy, nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản chỉ ra rằng, biến chủng Lambda dường như dễ lây lan và có khả năng kháng vắc xin hơn nếu so với chủng virus ban đầu phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc hồi cuối năm 2019. Lambda mang 2 đột biến T76I và L452Q có khả năng làm tăng khả năng lây nhiễm so với chủng gốc SARS-CoV-2. Ngoài ra, nó còn mang 3 đột biến RSYLTPGD246-253N, 260 L452Q và F490S có thể thoát khỏi kháng thể trung hòa sau khi nhiễm và sau khi tiêm các loại vắc xin.
“Có những biến chủng phát sinh hàng ngày. Nếu nó mang những đột biến mới, thì câu hỏi đặt ra là chúng có giúp virus có thêm lợi thế trong cuộc chiến với con người không. Với Lambda, câu trả lời là có”, Giáo sư Gregory Poland, giám đốc Tổ chức Nghiên cứu vắc xin tại Minnesota, Mỹ nói.
Bà Preeti Malani, giám đốc y tế bộ phận bệnh truyền nhiễm tại Đại học Michigan, Mỹ cho biết: “Rất khó để xác định mức độ lây lan của Lambda và liệu các vắc xin hiện tại cho hiệu quả đến đâu. Nhưng đến nay, các dấu hiệu cho thấy Lambda dường như dễ lây lan hơn chủng ban đầu của SARS-CoV-2″.
Chuyên gia này cũng nhấn mạnh: “Các nghiên cứu chỉ ra, các vắc xin hiện thời vẫn có tác dụng bảo vệ người tiêm. Tuy vậy, những gì đã diễn ra trong đại dịch cho thấy mọi thứ có thể thay đổi rất nhanh, do đó, việc kiểm soát đà lây lan của Covid-19 nói chung sẽ giúp kiểm soát được Lambda. Nếu để virus lây lan không kiểm soát, chúng ta sẽ còn thấy thêm nhiều biến chủng khác trong tương lai. Cách duy nhất để tránh là tiêm chủng rộng rãi nhằm kiểm soát đà lây lan của virus, ngăn chúng biến chủng tiếp”.
Đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về mức độ bảo vệ của các loại vắc xin với biến chủng Lambda và các nhà khoa học nói rằng, họ cần phải nghiên cứu thêm nữa.
Biến thể Delta khiến Mỹ khó khăn hơn trong đạt miễn dịch cộng đồng
Theo báo cáo của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Mỹ, biến thể Delta lây lan nhanh khiến tỷ lệ dân số có kháng thể cần thiết để đạt miễn dịch cộng đồng bị nâng lên trên 80% hoặc gần 90%.
Mỹ vừa đạt mục tiêu tiêm chủng ít nhất 1 liều cho 70% người trưởng thành. Ảnh: AFP
Tờ Bloomberg đưa tin con số do hiệp hội trên công bố ngày 3/9 cao hơn nhiều so với tỷ lệ ước tính trước đây là 60 - 70%. Phó Giáo sư Richard Franco tại Đại học Alabama giải thích ngưỡng miễn dịch cộng đồng đã bị nâng cao hơn là do biến thể Delta có khả năng lây nhiễm nhanh gấp đôi chủng virus SARS-CoV-2 ban đầu.
Miễn dịch cộng đồng dựa trên cơ sở rằng khi một tỷ lệ phần trăm dân số nhất định đạt được khả năng miễn dịch nhờ tiêm phòng hoặc do từng nhiễm virus trước đó, nó sẽ giúp bảo vệ quần thể dân số rộng hơn cũng như hạn chế lây truyền virus từ người này sang người.
Theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, 70% dân số nước này đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó có khoảng 50% đã tiêm đủ hai liều, tương đương với 165 triệu người.
Trong khi đó, khoảng 35 triệu người Mỹ đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 kể từ khi xảy ra đại dịch đến nay.
Hiện số ca mắc COVID-19 tại Mỹ tiếp tục gia tăng, nhất là tại các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Tình trạng này khiến giới chuyên gia tăng cường khuyến cáo người dân đi tiêm chủng nhiều hơn nữa.
Anh - 'phòng thí nghiệm' chống biến chủng Delta của thế giới Không nơi nào trên toàn cầu cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 được theo dõi sát sao như ở Anh, nơi có tỷ lệ tiêm chủng hàng đầu thế giới. Đây không phải lần đầu tiên Anh trở nên nổi bật trong đại dịch. Thông qua sự kết hợp giữa lịch sử, sinh học, toán học và chính trị, quốc gia này đang...