Deloitte đồng ý trả Chính phủ Malaysia 80 triệu USD liên quan tới vụ bê bối 1MDB
Bộ Tài chính Malaysia cho biết công ty kiểm toán Deloitte PLT đã đồng ý chi trả chính phủ nước này 80 triệu USD nhằm giải quyết cả các khiếu nại pháp lý liên quan đến nghĩa vụ ủy thác của mình.
Công ty kiểm toán Deloitte tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo ngày 3/3, Bộ Tài chính Malaysia cho biết công ty kiểm toán Deloitte PLT đã đồng ý chi trả chính phủ nước này 80 triệu USD nhằm giải quyết cả các khiếu nại pháp lý liên quan đến nghĩa vụ ủy thác của mình đối với việc kiểm toán tài khoản của quỹ đầu tư 1MDB và SRC International Sdn Bhd trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2014.
Bộ này nhấn mạnh: “Việc dàn xếp thành công ngoài tòa án với Deloitte sẽ đẩy nhanh việc thanh toán các khoản tiền, để hoàn thành các nghĩa vụ chưa thanh toán của 1MDB và SRC, nếu không sẽ bị trì hoãn bởi các cuộc đấu tranh tại tòa án có thể kéo dài và tốn kém”.
Theo Bộ trưởng Zafrul Abdul Aziz, việc này là một thành công của Chính phủ Malaysia trong nỗ lực phục hồi “uy tín” sau bê bối tại quỹ đầu tư đầy tai tiếng này.
Video đang HOT
Đáng chú ý, trước đó ngày 26/2, Bộ Tài chính Malaysia cũng đạt được thỏa thuận với tập đoàn tài chính AMMB Holdings Berhad về việc giải quyết các khiếu nại trên phạm vi toàn cầu liên quan tới quỹ 1MDB.
Theo đó, AMMB Holdings Berhad chấp nhận chi trả Chính phủ Malaysia khoản tiền trị giá 2,83 tỷ ringgit (567,76 triệu USD)./.
Malaysia đặt mục tiêu hoàn tất chương trình tiêm chủng vào năm sau
Ngày 4/2, Chính phủ Malaysia thông báo sẽ hoàn tất chương trình tiêm vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vào tháng 2/2022, với 80% trong tổng dân số 32 triệu người được tiêm phòng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 18/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bài phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Muhyiddin Yassin nêu rõ trong giai đoạn đầu từ tháng 2 đến tháng 4 năm nay, Malaysia sẽ tiêm phòng cho 500.000 nhân viên làm việc ở tuyến đầu, tiếp đó khoảng 9,4 triệu người có nguy cơ cao sẽ được tiêm phòng từ tháng 4 đến tháng 8. Trong giai đoạn 3 và giai đoạn cuối cùng kéo dài đến tháng 2/2022, sẽ có hơn 16 triệu người từ 18 tuổi trở lên được tiêm phòng.
Trước đó, Chính phủ Malaysia cho biết lô vaccine đầu tiên của Pfizer/BioNTech sẽ được chuyển tới nước này vào ngày 26/2 tới. Malaysia đã ký 2 thỏa thuận với hãng dược phẩm Pfizer để mua 25 triệu liều vaccine, ngoài các thỏa thuận mua 18,4 triệu liều các loại vaccine khác do Viện Nghiên cứu Gamaleya của Nga và công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc sản xuất.
Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế công Thái Lan Anutin Charnvirakul cho biết nước này sẽ nhập khẩu lô vaccine đầu tiên sản xuất tại châu Á của hãng dược phẩm AstraZeneca, sau khi Liên minh châu Âu (EU) kiểm soát việc xuất khẩu mặt hàng này.
Tuần trước, EU đã quyết định áp đặt các biện pháp hạn chế về xuất khẩu vaccine từ khối này cho đến tháng 3 tới nhằm đảm bảo nguồn cung vaccine mà EU đã đặt mua, trong đó có vaccine của AstraZeneca. Trong thông báo, Bộ trưởng Anutin Charnvirakul nêu rõ Thái Lan vẫn nhập khẩu được 50.000 trong tổng số 150.000 liều vaccine đầu tiên của AstraZeneca trong tháng này, nhưng các sản phẩm này sẽ không có xuất xứ từ châu Âu như kế hoạch ban đầu. Nhà sản xuất sẽ phân phối vaccine từ nguồn cung khác bên ngoài EU.
Hiện chưa rõ số vaccine trên sẽ đến từ khu vực nào tại châu Á. Hàn Quốc và Ấn Độ nằm trong số những nước tại châu Á đang sản xuất vaccine của AstraZeneca. Mặc dù Thái Lan đã đặt mua thêm 35 triệu liều vaccine từ AstraZeneca, song nước này vẫn chưa ký hợp đồng với hãng. Chiến lược tiêm phòng của Thái Lan hiện đang phụ thuộc phần lớn vào nhà sản xuất nội địa Siam Bioscience. Theo kế hoạch, doanh nghiệp này sẽ sản xuất 26 triệu liều vaccine của AstraZeneca để phục vụ cho công tác tiêm phòng vào tháng 6. Kể từ thời điểm đó, Thái Lan dự định tiêm 5 triệu liều/tháng.
Cũng theo Bộ trưởng Anutin Charnvirakul, công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc sẽ chuyển 200.000 liều đầu tiên trong tổng số 2 triệu liều vaccine mà Thái Lan đặt hàng vào khoảng cuối tháng 2 này.
Trong khi đó, công ty dược phẩm Beximco của Bangladesh cho biết Viện Serum của Ấn Độ (SII) đã hoãn việc cung cấp lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên dùng để bán cho tư nhân, thay vào đó sẽ ưu tiên số vaccine này cho các chiến dịch tiêm phòng của chính phủ.
Beximco hiện là nhà phân phối độc quyền của Bangladesh về vaccine của hãng dược phẩm AstraZeneca do SII sản xuất. Tuần trước, công ty này đã nhận được 5 triệu trong tổng số 30 triệu liều vaccine mà công ty đã đặt hàng từ SII để phục vụ cho chương trình tiêm phòng của Bangladesh dự kiến bắt đầu vào tuần tới.
Bên cạnh đó, Beximco cũng đặt hàng riêng 1 triệu liều vaccine để bán cho tư nhân, với hy vọng có thể bắt đầu quảng cáo mặt hàng trong tháng này. Tuy nhiên, công ty đã nhận được thông báo rằng 500.000 liều vaccine trong số này sẽ bị giao hàng chậm, do SII ưu tiên cung cấp vaccine cho chương trình tiêm phòng quy mô lớn của chính phủ và Cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu (COVAX) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Còn theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Hàn Quốc sẽ tiến hành đợt tiêm chủng đầu tiên với vaccine của hãng Pfizer (Mỹ), loại vaccine cần bảo quản ở nhiệt độ siêu thấp dưới -70 độ C ngay từ khâu vận chuyển. Để chuẩn bị cho công tác ứng phó vớikhả năng xảy ra tình huống bất ngờ, Bộ Quốc phòng, Bộ Địa chính và Giao thông và Cơ quan Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDA) ngày 3/2 đã tiến hành buổi diễn tập mô phỏng quá trình phân phối và vận chuyển từ khi vaccine đến sân bay cho đến khi chuyển về trung tâm tiêm chủng. Tất cả quy trình được tiến hành như thực tế.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã trực tiếp đến tham dự buổi tập huấn mô phỏng này.
Malaysia sơ tán hàng chục nghìn người phòng tránh lũ lụt Đã có ít nhất 6 người thiệt mạng và gần 50.000 người phải sơ tán sau khi các trận mưa lớn xối xả đổ xuống khu vực duyên hải miền Đông Malaysia. Đây được coi là đợt mưa lũ tồi tệ nhất xảy ra tại khu vực này trong vòng 50 năm qua. Người dân sơ tán tránh lũ tại Lanchang thuộc bang...