Debka: Nga giúp dẫn đường tên lửa Iran đánh căn cứ Mỹ?
Truyền thông Israel tuyên bố rằng Nga đã giúp Iran phá hủy căn cứ không quân của Mỹ trên đất Iraq bằng cách cung cấp tín hiệu dẫn đường cho tên lửa.
Tạp chí Debka của Israel mới đây đã tiết lộ một tin sốc, đó là theo các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga, Iran đã sử dụng công nghệ vũ trụ của Nga để tấn công vào các căn cứ không quân của Quân đội Mỹ trên nước láng giềng Iraq.
“Các nguồn tin quân sự của Nga cho biết, chính Moskva đã cung cấp cho Iran sự hỗ trợ nhằm giúp các tên lửa có độ chính xác cao hơn trong cuộc tấn công vào hai căn cứ không quân của Mỹ trên đất Iraq trong ngày 8/1″.
“Cụ thể, Moskva đã cung cấp cho Iran quyền truy cập hệ thống định vị toàn cầu GLONASS của họ, tổ hợp này có các tính năng tương đương với hệ thống GPS của Mỹ”.
“Việc sử dụng mạng lưới định vị này cho phép tên lửa Iran bắn trúng mục tiêu với độ chính xác 10 m, đặc biệt là tại căn cứ Al-Assad ở miền tây Iraq. Theo các nguồn tin của Nga, 19 tên lửa đã được bắn từ Iran, 17 trong số đó đã rơi trúng mục tiêu”, báo cáo của Debka.
Nga bị cáo buộc cung cấp tín hiệu định vị toàn cầu GLONASS giúp Iran hiệu chỉnh đường bay của tên lửa đạn đạo
Tuy nhiên các chuyên gia đã tỏ ra nghi ngờ về độ tin cậy của các lập luận trong báo cáo của truyền thông Israel đề cập đến một số nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Nga.
Video đang HOT
Nhưng họ cũng phải thừa nhận rằng Iran thực sự có thể sử dụng hệ thống GLONASS để điều khiển tên lửa đạn đạo của mình, có thể là do bị Mỹ kiểm soát hệ thống GPS.
Ngoài ra rất khó có khả năng Nga đồng ý cho Iran quyền truy cập vào kênh quân sự của hệ thống GLONASS, bởi điều này sẽ làm gia tăng căng thẳng với Mỹ và Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran chưa từng được xem như đối tác của Nga mà phải là chính quyền của tổng thống Hassan Rouhani.
Mặc dù không truy cập được vào mạng lưới GLONASS quân sự thì Iran hoàn toàn có khả năng sử dụng kênh dân sự được cung cấp rộng rãi với độ chính xác đủ để dẫn đường cho tên lửa, điều này phần nào được chứng minh bằng việc hậu quả của trận tấn công trên không thực sự lớn, khi phần lớn số tên lửa lọt vào căn cứ Al-Assad rơi vào các vị trí không mấy quan trọng.
Bên cạnh đó cũng cần lưu ý thêm rằng trang Debka của Israel vốn nổi tiếng có nhiều thông tin “thổi phồng sự việc” và cho tới lúc này Bộ Quốc phòng Nga cũng chưa có ý kiến gì về cáo buộc trên, cho thấy sự xem nhẹ của họ.
Tùng Dương
Theo baodatviet.vn
Iran cảnh báo hậu quả với IAEA do những động thái của châu Âu
Chủ tịch Quốc hội Iran cảnh báo hậu quả nếu các nước châu Âu phát động một cơ chế tranh cãi với hành động của nước Cộng hòa Hồi giáo một cách "bất công."
Bên trong một cơ sở hạt nhân của Iran. (Ảnh: IRNA/TTXVN)
Theo AFP, ngày 19/1, Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani đã cảnh báo những hậu quả chưa rõ đối với Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), tổ chức giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc, nếu các nước châu Âu phát động một cơ chế tranh cãi với hành động của nước Cộng hòa Hồi giáo một cách "bất công."
Hãng thông tấn nhà nước (IRNA) dẫn lời quan chức cấp cao này nêu rõ: "Việc ba nước châu Âu đã làm liên quan tới vấn đề hạt nhân Iran là không thích hợp. Chúng tôi rõ ràng tuyên bố rằng nếu châu Âu vì bất cứ lý do nào sử dụng Điều 37 của thỏa thuận hạt nhân một cách không công bằng thì Iran sẽ đưa ra một quyết định nghiêm túc về sự hợp tác với cơ quan này."
Ngày 18/1, nhật báo Tehran Times cho biết Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif loại trừ mọi khả năng đàm phán về một thỏa thuận hạt nhân mới.
Ông Zarif đưa ra tuyên bố trên hôm 17/1 trong chuyến thăm tới thành phố Mumbai để tham dự một hội nghị do Hiệp hội các ngành công nghiệp Ấn Độ tổ chức.
Ngoại trưởng Zarif tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không bao giờ đàm phán về một thỏa thuận mới."
Ông Zarif kêu gọi Chính phủ Ấn Độ thuyết phục Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân, còn có tên gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), ký giữa Iran và nhóm P5 1 (Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) năm 2015.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang hối thúc các bên liên quan đàm phán về một thỏa thuận mới nhằm tăng cường hạn chế chương trình hạt nhân của Iran.
Theo JCPOA, Iran chấp thuận hạn chế chương trình hạt nhân mà phương Tây lo ngại có thể sẽ dẫn tới việc phát triển bom hạt nhân. Đổi lại, các quốc gia phương Tây đồng ý gỡ bỏ mọi biện pháp trừng phạt nhằm vào Tehran.
Tuy nhiên, thỏa thuận dần suy yếu sau khi Mỹ đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran từ tháng 5/2018.
Một năm sau, Tehran tuyên bố sẽ "thu hẹp" việc thực hiện các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân, cụ thể là sẽ tăng mức độ làm giàu urani.
Căng thẳng Mỹ-Iran tiếp tục leo thang sau vụ Mỹ không kích sân bay quốc tế Baghdad khiến Tướng quân đội cao cấp của Iran Qasem Soleimani thiệt mạng./.
Theo Vietnamplus.vn
Báo Mỹ: Xe tăng khủng của Iran là bản sao T-90 Theo National Interest, dù Iran khẳng định tăng Karrar do nước này tự phát triển sở hữu sức mạnh hàng đầu thế giới nhưng Karrar chỉ là bản sao của T-90. Cùng với lực lượng tên lửa, lực lượng xe tăng của Iran cũng được giới quân sự và truyền thông Mỹ chú ý đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ...