Để ý những mùi này để nhận biết cơ thể có bệnh hay không
Mùi ở những bộ phận khác nhau trên cơ thể có thể cho biết ta đang gặp phải tình trạng gì, theo Web MD.
Những thay đổi trong hơi thở có thể là một triệu chứng của một số tình trạng sức khỏe – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Rốn
Mùi hôi ở rốn có thể là do vận động nhiều nhưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Tiết dịch có mùi cũng là một triệu chứng.
Ráy tai
Nếu ráy tai có mùi hoặc có dịch, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc có vật gì đó mắc kẹt trong tai, đặc biệt là với trẻ em.
Mùi hơi thở
Những thay đổi trong mùi của hơi thở có thể là triệu chứng của một số bệnh như viêm xoang, bệnh nướu răng, trào ngược a xít, hội chứng Sjogren.
Video đang HOT
Mùi hôi cũng tùy vào loại bệnh. Bệnh nướu răng có thể làm hơi thở có mùi kim loại, trong khi bệnh tiểu đường có thể khiến hơi thở có mùi trái cây.
Phân
Nếu phân có mùi nặng hơn bình thường và kèm theo các triệu chứng khác như tiêu chảy, đau bụng hoặc buồn nôn thì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Một số vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Giardiasis là một loại tiêu chảy khiến phân có mùi hôi bất thường, theo Web MD.
Nước tiểu
Một số tình trạng bệnh lý có thể làm nước tiểu có mùi bất thường. – ẢNH SHUTTERSTOCK
Nước tiểu chủ yếu là nước, ít hoặc không có mùi. Nếu thường xuyên ngửi thấy mùi khai của amoniac, đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể cần nhiều nước hơn. Một số loại thực phẩm như măng tây có thể làm thay đổi mùi nước tiểu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), viêm bàng quang và bệnh tiểu đường loại 2 không kiểm soát được có thể gây ra mùi bất thường.
Mùi “vùng kín”
Mùi hôi tanh hoặc khó chịu dai dẳng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc một bệnh khác, đặc biệt nếu đi kèm với ngứa, rát hoặc tiết dịch. Viêm âm đạo do vi khuẩn là lý do phổ biến nhất.
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục trichomonas cũng gây ra mùi.
Tuy nhiên, các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như chlamydia và bệnh lậu thường không có mùi.
Mặc dù ít gặp, ung thư cổ tử cung hoặc “vùng kín” cũng có thể làm thay đổi mùi “vùng kín”, theo Web MD.
Chăm sóc răng miệng ngày Tết
Các tế bào niêm mạc trong miệng sẽ được thay thế định kì trong vòng ba đến bảy ngày. Vì vậy, sự thiếu hụt hoặc dư thừa chất dinh dưỡng sẽ xuất hiện trong mô miệng trước khi chúng xuất hiện ở bất kỳ nơi nào khác.
Răng phản ánh những gì chúng ăn
Các vi khuẩn trong miệng thường khu trú trên bề mặt răng trong các tổ chức gọi là màng sinh học. Khi ăn các thức ăn có chứa đường, tinh bột- vi khuẩn trong các màng sinh học sẽ sử dụng đường trong thức ăn để tổng hợp nên các axit làm phá hủy men răng. Sự sản sinh acid này thường xảy ra trong 20 phút hoặc lâu hơn sau khi ăn xong lâu dài sẽ gây ra tình trạng sâu răng và viêm nha chu.
Một số thực phẩm có lợi cho răng miệng
Trái cây và rau quả giàu chất xơ giúp làm sạch bề mặt răng, chất xơ cũng giúp kích thích tiết nước bọt hỗ trợ cho việc tiêu hóa thức ăn và bảo vệ bề mặt răng. Bên cạnh việc chăm sóc răng miệng tốt tại nhà, đây là cách bảo vệ tự nhiên tốt nhất chống lại sâu răng và bệnh nướu răng. Khoảng 20 phút sau khi ăn, nước bọt sẽ bắt đầu giảm tác động của axit và enzym do vi khuẩn sinh ra trên răng. Ngoài ra, nước bọt có chứa canxi và phốt phát giúp phục hồi các tồn thương do axit gây ra trên men răng.
Các thực phẩm giàu Omega 3 và khoáng chất như như cá hồi, cá thu giúp cho mô nướu chắc khỏe và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Nhiều chương trình hưởng ứng "Ngày hội sức khỏe răng miệng thế giới"
Phô mai, sữa, sữa chua nguyên chất và các sản phẩm từ sữa khác. Phô mai là một chất kích thích tiết nước bọt khác. Canxi trong pho mát, canxi và phốt phát trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác cũng giúp khôi phục lại men răng.
Trà xanh và trà đen chứa các polyphenol có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển vi khuẩn. Điều này ngăn vi khuẩn phát triển hoặc tạo ra axit tấn công răng.
Kẹo cao su không đường giúp kích thích tiết nước bọt làm sạch và hồi phục bề mặt răng.
Thực phẩm có florua, nước uống có chất fluoride, hoặc bất kỳ sản phẩm dạng nước có chất fluoride, sẽ giúp ích cho răng của bạn (bao gồm nước trái cây dạng bột miễn là chúng không chứa nhiều đường). Thực phẩm chế biến sẵn trên thị trường, chẳng hạn như các sản phẩm gia cầm, hải sản và ngũ cốc dạng bột, cũng có thể cung cấp florua.
10 dấu hiệu bạn cần phải đi khám răng ngay! Đi khám răng ngay nếu gặp phải các triệu chứng răng miệng sau, theo Reader's Digest Canada . Nếu không được kiểm soát, bệnh nướu răng cũng khiến người bệnh có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Sau đây là 10 dấu hiệu cần phải đi khám răng ngay, không nên chậm trễ: 1. Nướu...