Đề xuất xin ‘đất vàng’ trụ sở thanh toán dự án BT cải tạo chung cư cũ
UBND TP Hải Phòng kiến nghị Thủ tướng cho sử dụng quỹ đất trụ sở cũ của quận Hồng Bàng và Đài phát thanh – truyền hình Hải Phòng để thanh toán cho nhà đầu tư cải tạo chung cư cũ trên địa bàn theo hình thức BT.
UBND TP Hải Phòng mới đấy có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc dử dụng trụ sở làm việc cũ để thanh toán cho Dự án xây dựng chung cư HH3 – HH4 Đồng Quốc Bình, quận Ngô Quyền theo hình thức BT (Xây dựng – chuyển giao).
Tại văn bản trên, TP Hải Phòng kiến nghị Thủ tướng chấp thuận cho sử dụng 2 khu đất trụ sở cũ của Quận ủy, HĐND, UBND quận Hồng Bàng tại 42 Lê Đại Hành, và trụ sở cũ của Đài phát thanh – truyền hình Hải Phòng tại 199 Tô Hiệu để thanh toán cho Công ty CP đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy (Công ty Hoàng Huy) – chủ đầu tư Dự án BT thực hiện cải tạo chung cư cũ, xuống cấp , nguy hiểm trên địa bàn TP Hải Phòng – Công trình Goldenland 5, xây dựng chung cư HH3, HH4 phường Đồng Quốc Bình, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng.
TP Hải Phòng cho biết, trụ sở Quận ủy, HĐND, UBND quận Hồng Bàng và Đài phát thanh – truyền hình Hải Phòng đến nay đã được xây dựng mới bằng nguồn ngân sách. Các trụ sở cũ của 2 cơ quan này không còn nhu cầu sử dụng, công trình trên đất cũng xuống cấp vì vậy đề nghị dùng làm quỹ đất đối ứng BT thanh toán cho Công ty Hoàng Huy.
Được biết, thời gian qua, TP Hải Phòng đã thực hiện 4 dự án xây dựng lại các khu chung cư cũ theo hình thức BT. Trong đó, có dự án cải tạo chung cư cũ xuống cấp, nguy hiểm trên địa bàn TP Hải Phòng – công trình Goldenland 5.
Video đang HOT
Theo hợp đồng BT, Công ty Hoàng Huy sẽ xây dựng mới 2 tòa chung cư HH3-HH4, đổi lại TP Hải Phòng cam kết giao cho nhà đầu tư này 7 lô đất trên địa bàn.
Hai tòa chung cư này cao 29 tầng, 1 tầng hầm, với 1.456 căn hộ, có tổng vốn đầu tư hơn 1.668 tỷ đồng. Công ty Hoàng Huy đã xây dựng xong phần thô 2 tòa chung cư HH3-HH4, đang hoàn thiện để bàn giao cho người dân.
Theo hợp đồng BT, Công ty Hoàng Huy sẽ xây dựng mới 2 tòa chung cư HH3-HH4, đổi lại TP Hải Phòng cam kết giao cho nhà đầu tư này 7 lô đất trên địa bàn.
Cụ thể là các khu đất nhà máy đóng tàu Sông Cấm 5,1ha, các lô đất CH1, CH13, N78 khu đô thị Hồ Sen – Cầu Rào 2,6ha, khu 2a Sở Dầu 1,1ha, trụ sở cũ quận Hồng Bàng 0,8ha, trụ sở cũ Viện Kiểm sát nhân dân thành phố 1,1ha, trụ sở cũ Đài phát thanh – truyền hình Hải Phòng 0,3ha, khu đô thị Bắc Sông Cấm 88ha. Đến nay, TP Hải Phòng đã thanh toán cho Công ty Hoàng Huy khu đất nhà máy đóng tàu Sông Cấm.
Ngoài dự án cải tạo chung cư cũ xuống cấp, nguy hiểm trên địa bàn TP Hải Phòng – công trình Goldenland 5, Công ty Hoàng Huy được lựa chọn là nhà đầu tư loạt dự án cải tảo chung cư cũ theo hình BT gồm: Dự án Xây dựng chung cư VM1, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền với tổng mức đầu tư dự kiến 700 tỷ đồng. Mục tiêu của Dự án là đáp ứng nhu cầu định cư trở lại của các hộ dân đang sinh sống tại các chung cư cũ trong khu Vạn Mỹ; Dự án Đầu tư cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ U1, U2, U3 Lê Lợi, quận Ngô Quyền với tổng mức đầu tư 109,627 tỷ đồng….
Hải Phòng phá dỡ 178 chung cư cũ
Trên địa bàn TP Hải Phòng hiện có 205 chung cư cũ được xây dựng từ những năm 50 – 60 thế kỷ trước, với khoảng 8.074 hộ đang sinh sống trong các khu chung cư cũ này, trong đó có 178 chung cư cũ đang là nơi sinh sống của khoảng 7.000 hộ dân đã xuống cấp nghiêm trọng.
Theo kế hoạch xây dựng cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố, TP Hải Phòng đã lên kế hoạch phá dỡ 178 chung cư cũ, tổ chức di chuyển các hộ dân để xây 18 tòa chung cư mới cao từ 5-29 tầng nhằm cung cấp nơi ở mới cho hơn 7.000 hộ dân; 27 chung cư với hơn 1000 căn hộ được giữ lại để cải tạo, sửa chữa, nâng cấp.
Theo Đình Phong/Tiền phong
"Room" ngoại tại tổ chức trung gian thanh toán có thể trái cam kết quốc tế
Đề xuất mức giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức trung gian thanh toán "có khả năng rất cao" trái với các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Tính đến 14/11/2019, Việt Nam đã có 32 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng.
Đây là ý kiến phản hồi và đóng góp từ Nhóm công tác Đầu tư và thương mại, trong khuôn khổ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa tập hợp, chuyển về Ngân hàng Nhà nước ngày 30/12/2019.
Ý kiến này đưa ra sau khi Ngân hàng Nhà nước xây dựng và tổ chức lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt (từ ngày 6/11/2019).
Cụ thể, Nhóm công tác Đầu tư và thương mại cho biết, theo Khoản 2 Điều 29 của Dự thảo Nghị định, tỷ lệ tối đa phần vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cả sở hữu trực tiếp và gián tiếp là 49% vốn điều lệ của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT).
"Tuy nhiên, có khả năng rất cao là mức giới hạn sở hữu đề xuất trái với các cam kết quốc tế của Việt Nam theo các hiệp định thương mại quốc tế (ví dụ, hiệp định GATS, CPTPP, AFAS và EVFTA)", Nhóm công tác lưu ý.
Cũng theo ý kiến này, theo Khoản 1 Điều 42 của Dự thảo Nghị định, các tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT được cấp phép trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành có tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài cao hơn 49% được tiếp tục duy trì cho đến khi có sự thay đổi nhà đầu tư nước ngoài hoặc hết thời hạn Giấy phép cung ứng dịch vụ TGTT thì phải đáp ứng quy định tại Nghị định này.
Điều khoản chuyển tiếp này được cho là mâu thuẫn với các quy định pháp luật khác, cụ thể là (i) Khoản 1 Điều 74 của Luật Đầu tư theo đó nhà đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày Luật Đầu tư này có hiệu lực thi hành được thực hiện dự án đầu tư theo Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp, và (ii) Khoản 1 Điều 156 của Luật Ban hành Văn bản Quy phạm pháp luật, theo đó Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được áp dụng cho hoạt động xảy ra từ thời điểm văn bản đó bắt đầu có hiệu lực.
Theo đó, ý kiến trên đề xuất loại bỏ điều kiện kinh doanh liên quan đến việc mở và duy trì số dư tài khoản đảm bảo thanh toán đối với tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thu hộ, chi hộ; cân nhắc lại giới hạn 49% đối với sở hữu nước ngoài; và cân nhắc lại việc áp dụng hồi tố của yêu cầu tuân thủ giới hạn sở hữu nước ngoài. Trong trường hợp Chính phủ cuối cùng lựa chọn áp dụng mức giới hạn sở hữu nước ngoài, sở hữu nước ngoài tại thời điểm đạo luật được thông qua sẽ không bị hồi tố và không phải thoái vốn theo quy định về hạn mức của luật.
MINH ĐỨC
Theo bizlive.vn
Vinaconex trả nốt cổ tức năm 2018 Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam thông báo chốt danh sách cổ đông để thực hiện chi trả cổ tức còn lại năm 2018. Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (VCG) thông báo chốt danh sách cổ đông để thực hiện chi trả cổ tức còn lại...