Đề xuất xây dựng Nghị định về hàng hóa sản xuất tại Việt Nam
Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Nghị định về hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.
Các dây chuyền dệt may của Công ty Cổ phần dệt may Phú Hòa An tại KCN Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ảnh minh họa: Anh Tuấn/TTXVN
Bên cạnh những cơ hội mà các Hiệp định thương mại tự do ( FTA) mang lại, Việt Nam đang phải đối mặt tình trạng hàng hóa gian lận xuất xứ để xuất khẩu đi nước ngoài nhằm hưởng ưu đãi thuế quan hoặc lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì vậy, nhằm siết chặt quản lý từ những tác động xấu đến thương hiệu hàng hóa của Việt Nam cũng như hoạt động xuất khẩu, Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Nghị định về hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), thời gian gần đây hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa bắt đầu gia tăng và phức tạp hơn nhiều. Đáng lưu ý, trong danh sách hàng loạt các mặt hàng có nguy cơ bị gian lận xuất xứ có nhiều mặt hàng nằm trong diện xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Không những thế, đã có nhiều trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, dán nhãn, ghi xuất xứ hàng hóa trên bao bì, sản phẩm được sản xuất tại nước ngoài nhưng khi đưa ra lưu thông, tiêu thụ nội địa bị bóc nhãn và thay nhãn mới ghi “Made in Vietnam” hoặc, “xuất xứ Việt Nam”.
Ngoài ra, nhiều thương nhân nước ngoài lợi dụng doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ vận chuyển quá cảnh; tạm nhập tái xuất để trung chuyển hàng hóa, sau đó thương nhân nước ngoài làm giả C/O Việt Nam để gian lận xuất xứ hàng hóa.
Ông Hoàng Ánh Dương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, nạn hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp và xuất hiện những xu hướng mới, tinh vi, chuyên nghiệp hơn và mang yếu tố nước ngoài nhiều hơn.
Đáng lưu ý, vi phạm chủ yếu là gian lận về xuất xứ, chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả mạo nhãn hiệu. Thủ đoạn để trốn tránh kiểm tra, kiểm soát là hàng giả được sản xuất dưới dạng gia công sản phẩm chưa hoàn chỉnh (bán sản phẩm) ở một nơi, sau đó đặt gia công ở một nơi khác để lắp ráp, đóng gói thành phẩm; thành phẩm sau khi có đơn đặt hàng mới được gắn nhãn mác giả mạo nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ rồi giao liền cho khách hàng đặt mua, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, không cất trữ chờ tiêu thụ…
Thời gian qua, Cục Xuất Nhập khẩu nhiều lần gửi hồ sơ sang Tổng cục Quản lý thị trường về nghi vấn gian lận C/O, làm C/O giả. Qua kiểm tra, doanh nghiệp cũng lý giải là do cần gấp C/O, nếu không cấp kịp phía đối tác sẽ huỷ đơn hàng.
Video đang HOT
Một nguyên nhân khác là tình trạng lợi dụng việc một số nước nhập khẩu áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ nên vượt tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng Việt Nam.
Thống kê cho thấy, nếu như năm 2007 Việt Nam mới gia nhập WTO, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 100 tỷ USD thì năm 2019 đã đạt tới con số 500 tỷ USD.
Như vậy, chỉ trong vòng 12 năm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gấp 5 lần và số lượng các vụ việc, các biện pháp phòng vệ thương mại cũng gia tăng theo. Điều này cho thấy hành lang pháp lý hiện chưa theo kịp diễn biến thực tế và quy định về quy tắc xuất xứ với một số mặt hàng còn lỏng lẻo.
Tính đến thời điểm này, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các hiệp hội và các doanh nghiệp tiếp nhận, xử lý 176 vụ việc nước ngoài khởi xướng điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Theo ông Trần Thanh Hải- Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ làm rất mạnh việc cảnh báo sớm đến cộng đồng doanh nghiệp; trong đó, rà soát để cảnh báo đúng mặt hàng trọng điểm, thị trường trọng điểm có nguy cơ rủi ro gian lận xuất xứ, không cảnh báo tràn lan, tránh ảnh hưởng đến xuất khẩu.
Thực tế, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực cảnh báo về nguy cơ gian lận xuất xứ với các mặt hàng như nông sản, gỗ dán, lốp xe cũng như tuyên truyền để doanh nghiệp hiểu, không tiếp tay cho hành vi gian lận; phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, hậu kiểm, ngăn chặn gian lận.
Bên cạnh đó, mức xử phạt hành chính về gian lận xuất xứ hiện vẫn quá thấp, việc thực thi cũng chưa hiệu quả do một số cơ quan, cá nhân ở cơ sở làm việc trong lĩnh vực này còn thiếu trách nhiệm.
Hơn nữa, qua rà soát hiện chưa có văn bản qui phạm pháp luật qui định các tiêu chí và điều kiện cụ thể để doanh nghiệp xác định và thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa là “Sản phẩm của Việt Nam” hay “Sản xuất tại Việt Nam”.
Hiện nay, nhu cầu thể hiện xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa theo thông lệ quốc tế mới rất cấp thiết. Sự hình thành các chuỗi cung ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa, trong đó có thể có nhiều nước cùng tham gia sản xuất một sản phẩm, đã và đang tạo ra những thay đổi trong cách ghi xuất xứ, nguồn gốc của hàng hóa.
Do đó, bên cạnh những cách ghi truyền thống như “Sản phẩm của…”, “Sản xuất tại…”, đã xuất hiện những cách ghi khác thể hiện chính xác hơn nguồn gốc của sản phẩm như “Lắp ráp tại (quốc gia, vùng lãnh thổ)” hay “Chế tạo bởi tên công ty, tập đoàn”…
Bởi vậy, Bộ Công Thương đã có Tờ trình kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam”.
Để giải quyết những vấn đề bất cập trong thực tế, dự kiến Nghị định sẽ qui định đối với một số nội dung như tiêu chí để xác định một hàng hóa là “Sản phẩm của Việt Nam” hoặc “Sản xuất tại Việt Nam”.
Phương thức thể hiện nội dung này trên hàng hóa, bao bì hàng hóa tùy thuộc vào quá trình sản xuất, gia công, chế biến, tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn một trong một vài cụm từ để thể hiện hàng hóa là hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam.
Riêng với trường hợp không chắc chắn về xuất xứ Việt Nam, cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn thể hiện nguồn gốc hàng hóa theo cách khác trên nhãn hàng hóa.
Thị trường Singapore: Cơ hội xuất khẩu hàng hoá cho doanh nghiệp Việt
Ngày 7/10, tại hội thảo "Thị trường Singapore - Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam", các chuyên gia đã giới thiệu nhiều tiềm năm xuất khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp Việt.
Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm xuất khẩu tại hội thảo.
Chia sẻ tại buổi hội thảo, ông Trần Phú Lữ, Phó Giám đốc ITPC cho biết, hiện nay ở nước ta, khu vực doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa có số lượng doanh nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất, lên tới 97,2%. Tại TPHCM, số lượng doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỉ đồng chỉ chiếm 2,14%, còn lại là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Đây là khu vực doanh nghiệp dễ bị tổn thương do những tác động của đại dịch Covid-19 mang lại, ảnh hưởng nặng nề tới tăng trưởng kinh tế của thành phố và cả nước.
Kinh tế thành phố chịu tác động lớn từ đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp vẫn chưa lấy lại được đà phục hồi như mong muốn. Hiện nay, vẫn còn khoảng 84% doanh nghiệp tại TPHCM đang trong tình trạng khó khăn.
Tại buổi hội thảo, các diễn giả đã giới thiệu tới cộng đồng doanh nghiệp nhiều thông tin quan trọng về thị trường Singapore cũng như chia sẻ về những cơ hội kinh doanh tại "đảo quốc sư tử". Để thông qua đó, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa đưa ra hoạch định chiến lược cho thời kỳ hậu Covid-19, tự tin thâm nhập thị trường này.
Singapore có một nền kinh tế thị trường phát triển cao, dựa trên lịch sử về thương mại cảng vận tải mở rộng. Cùng với Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan, Singapore là một trong "Bốn con hổ kinh tế" của châu Á.
Hiện nay, Singapore đã ký kết 13 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương với các đối tác quan trọng và 12 FTA đa phương đã có hiệu lực thực thi. Trong đó, Singapore và Việt Nam cùng là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với nhiều điều khoản tiến bộ, cam kết mở cửa thị trường sâu rộng. Đồng thời, Singapore là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á ký kết hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU).
Hiện nay, cảng biển Singapore được kết nối với 600 cảng tại 123 quốc gia, thông qua 200 tuyến vận chuyển. Singapore là một thương cảng tự do và có độ mở rất lớn, gần như không có hạn chế nào với nhập khẩu, không có bất cứ rào cản phi thuế quan nào ngoài những tiêu chuẩn được các tổ chức quốc tế quy định (OIE và Codex). Hơn 99% hàng nhập khẩu vào Singapore được miễn thuế (trừ ô tô, xăng dầu, rượu, thuốc lá...).
Các chuyên gia cho rằng, Singapore được đánh giá là thị trường có nhiều thuận lợi cho hoạt động thương mại, với các đặc điểm nổi bật: thủ tục xuất khẩu vào Singapore khá đơn giản; phần đông người Singapore có thói quen mua hàng online từ nước ngoài.
Tại buổi hội thảo, các chuyên gia nhận định rằng, Singapore là một thị trường có rất nhiều tiềm năng thuận lợi cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa của Việt Nam. Khai thác thị trường Singapore giàu có là cơ hội để doanh nghiệp Việt khẳng định vị thế của mình và chinh phục thị trường quốc tế. Thâm nhập và kinh doanh thành công ở thị trường Singapore sẽ là bàn đạp cho doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm của mình vươn xa ra toàn cầu.
Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế, cần chú ý đến bao bì, mẫu mã, các chỉ dẫn bằng tiếng Anh, thời hạn sản phẩm và các chứng chỉ HACCP, Halal...
Cấp gần 15.000 bộ chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất khẩu EU Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, rau quả,... Bộ Công Thương cho biết, việc tham gia các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) nhất là Hiệp định EVFTA có hiệu lực và đi vào thực thi từ ngày 1/8...