Đề xuất xây đảo nhân tạo ở Cửa Đại có khả thi?
Tại Cửa Đại, các tuyến kè bằng bê tông được xây dựng để giảm tác động của sóng biển nhưng vẫn bị xói nên không thể thực hiện bồi lấn.
Trong chuyến thực tế khu vực bờ biển Cửa Đại ( TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) vừa qua, trước tình trạng bồi lấp và xói lở của Cửa Đại, Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng và Quản lý nước Hà Lan – bà Cornelia Van Nieuwenhuizen đã gợi ý xây dựng các đảo nhân tạo tại vùng biển này.
Các chuyên gia Hà Lan cũng khẳng định phía Hà Lan có kinh nghiệm thực tế nên sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong các vấn đề về kỹ thuật theo các phương án tối ưu, khoa học nhất.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cùng các chuyên gia Hà Lan thảo luận các biện pháp ứng phó với vấn đề sạt lở bờ biển Cửa Đại. Ảnh: Báo TN-MT
Về vấn đề này, GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho rằng, ý tưởng xây dựng đảo nhân tạo trước một cửa sông đang bị bồi lấp và xói lở với những điều kiện biển khá phức tạp (có dòng chảy ven bờ gây xói, có những mùa gió thổi đảo chiều, dòng hải lưu) là không khả thi.
Phân tích cụ thể, GS.TS Vũ Trọng Hồng chỉ ra những điều kiện tiên quyết để xây dựng đảo nhân tạo, mà trước hết là phải có nền của đảo. Cửa Đại không có bãi san hô mà là cửa biển với phù sa, cát lắng đọng là chủ yếu, rất dễ bị sóng đánh vỡ.
“Nếu chỉ đổ cát không thì những tàu lớn hàng vạn tấn hiện có có thể đổ được, nhưng sau những trận sóng to, gió lớn, liệu đảo có còn không? Vùng biển Cửa Đại không chỉ có bồi không mà vừa xói vừa bồi, di chuyển liên tục và các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu và khẳng định cồn cát trên biển Cửa Đại có nền tảng hình thành từ hơn 30 năm trước. Chính vì thế, các nhà khoa học Việt Nam cũng chưa thể khẳng định rằng cồn cát đó có ổn định hay không, do đó không thể làm đảo nhân tạo mà phải xem hướng nó đi đâu trong hàng chục năm nữa.
Nếu chúng ta có khả năng kinh tế, khi tạo đảo rồi bị xói vào thì cũng không phải vấn đề gì to tát, nhưng kinh tế của chúng ta đang khó khăn mà nguyên tắc là muốn lấn biển thì phải xem khả năng kinh tế có phù hợp không, nếu kinh tế không phù hợp thì không nên làm. Huống chi ở đây là tạo ra hòn đảo nhân tạo lớn, dùng tàu đổ hàng vạn khối cát vào, biết bao tiền mà sau đó chỉ một vài cơn sóng là cuốn đi mất”, GS.TS Vũ Trọng Hồng chỉ rõ.
Nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cũng chỉ ra những kinh nghiệm của Hà Lan trong việc bồi lấp, chống xói lở để từ đó càng khẳng định thêm rằng phương án xây dựng đảo nhân tạo tại Cửa Đại không khả thi.
Thứ nhất, khi Hà Lan lấn biển, họ phải dựa vào những bồi tích lâu năm để có được nền vững chắc, sau đó mới lấn ra tiếp.
Video đang HOT
Thứ hai, muốn lấn biển, xây đảo nhân tạo thì đáp ứng điều kiện sóng không cao và dòng ven bờ không mạnh. Hai điều kiện này ở Cửa Đại không có.
Tại vùng biển này, ở ngoài sóng có thể cao tới 3m và khi tiến vào bờ thì xói rất mạnh. Dòng ven bờ ở Cửa Đại hiện thúc rất mạnh, gây xói nên tỉnh đã phải làm những tuyến kè, đê ngầm nhưng khả năng cũng không chống giữ được.
“Ở Việt Nam có nhiều điều kiện biến đổi liên tục nên việc đánh giá xây đảo có khả thi hay không phải nghiên cứu rất kỹ.
Nhưng tôi đọc tài liệu của Hà Lan khi lấn biển thì rõ ràng điều kiện Việt Nam không thích hợp. Hà Lan dù cả nước nằm dưới mực nước biển nhưng đê vẫn ổn định vì sóng không lớn, dòng ven bờ không mạnh. Còn ở Việt Nam, như vùng Cửa Đại xây kè đá còn bị xói thì không thể làm chuyện bồi lấn được. Xây đảo nhân tạo chính là bồi lấn biển, mà cái này kinh nghiệm Việt Nam có nhiều”, vị chuyên gia cho biết.
Nói thêm về kinh nghiệm lấn biển, GS.TS Vũ Trọng Hồng cho hay, miền Bắc từng tiến hành lấn biển nhưng chỉ đi được một đoạn, không lấn xa được bởi ra đến vùng đại dương sóng lớn.
Ở sông Hồng hiện nay, khoan xuống nhiều chỗ bùn cát sâu hàng trăm mét, do đó việc xây dựng đô thị vệ tinh vẫn còn đang xem xét bởi không cẩn thận sẽ bị sông Hồng ngoạm mất.
“Kinh nghiệm của chúng tôi ngày trước là phải yêu cầu khảo sát, nếu đất đó trước là đất đồi núi thì có thể giữ được, còn nếu là đất bồi lắng, dưới toàn phù sa cát thì không thể nào giữ được”, GS Hồng nhấn mạnh.
Trở lại với tình trạng bồi lấp và xói lở ở vùng biển Cửa Đại, theo vị chuyên gia, quy luật của biển là khi bồi thì ắt có xói, đất ở Cửa Đại là đất bồi từ xa xưa, đặc biệt trong điều kiện nước biển dâng thì dẫu có làm gì cũng chỉ là giải pháp tình huống.
Theo Thanhnien
Xây đảo nhân tạo "giải cứu" bờ biển Cửa Đại?
Để "giải cứu" bờ biển Cửa Đại, Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng và Quản lý nước Hà Lan - bà Cornelia Van Nieuwenhuizen nêu giả thiết: "Tại sao chúng ta không xây dựng các đảo nhân tạo ngay tại vùng biển này? Đó là điều hoàn toàn khả thi và phù hợp".
Như Báo điện tử Tổ Quốc đã nhiều lần phản ánh, từng được vinh danh là một trong 25 bãi biển đẹp nhất châu Á, những năm qua bãi biển Cửa Đại (TP Hội An) rơi vào tình trạng sạt lở nghiêm trọng. Sạt lở khiến nhiều nhà hàng, khách sạn, resort...dọc bờ biển này bị đe dọa, có nguy cơ trôi ra biển.
Mặc dù tỉnh Quảng Nam đã đầu tư nhiều vốn triển khai một số các biện pháp cấp bách chống xói lở nhưng không hiệu quả.
Trước tình hình đó, vào chiều 10/4, đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường do Bộ trưởng Trần Hồng Hà dẫn đầu cùng Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng và Quản lý nước Hà Lan - bà Cornelia Van Nieuwenhuizen đã có chuyến thực tế khu vực bờ biển Cửa Đại, đoạn từ khách sạn Sunrise đến Khách sạn Fusion Alya dài khoảng 714m.
Cùng tham gia chuyến thực tế còn có đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cùng hàng chục chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong việc chống xói lở đến từ Hà Lan.
Tình trạng xói lở bờ biển Cửa Đại diễn ra nhiều năm liền.
Báo cáo với đoàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho hay, vấn đề xói lở và bồi lấp ở Cửa Đại diễn biến theo mùa, bắt đầu từ năm 2004 đến nay. Tổng chiều dài bờ biển bị sạt lở là 8km, nghiêm trọng nhất là 2 năm qua với chiều dài 3km.
Xói lở đã khiến khu resort Fusion Alya bị sập một phần lớn và dường như bị bỏ hoang khi chưa đưa vào sử dụng.
"Quá trình bồi lấp diễn ra vào mùa hè, tuy nhiên lượng cát được bồi vào bãi biển không đáng kể. Trong khi đó, bắt đầu tư tháng 9 trở đi, xói lở lại càn quét một lượng cát rất lớn khiến Cửa Đại bị đặt trong tình trạng báo động", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết.
Để ứng phó với xói lở, theo ông Thanh, đến thời điểm hiện tại, biện pháp khả dĩ nhất đang được áp dụng tại đây là xây dựng các tuyến kè bằng bê tông kết hợp tạo các mỏ hàn đê ngầm nhằm mục đích giảm tác động của sóng biển. Trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục thực hiện phương án trên và ước tính 6 triệu mét khối cát sẽ được bơm vào bãi biển.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đang thông tin tình hình xói lở và bồi lấp ở Cửa Đại với đoàn công tác.
Đi thực tế, tận mắt thấy tình trạng sạt lở bờ biển Cửa Đại và nghe tỉnh báo cáo các số liệu, bà Cornelia Van Nieuwenhuizen, Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng và Quản lý nước Hà Lan liền nêu giả thiết: "Tại sao chúng ta không xây dựng các đảo nhân tạo ngay tại vùng biển này? Đó là điều hoàn toàn khả thi và phù hợp".
Để chứng minh điều này, bà Cornelia Van Nieuwenhuizen đưa ra dẫn chứng là ở Hà Lan có rất nhiều đảo nhân tạo và các đảo này đã góp phần chống xói lở lẫn bồi lấp vô cùng hiệu quả.
"Ngoài ra, các đảo nhân tạo nếu được đầu tư bài bản, xây dựng hệ sinh thái đa dạng sẽ thu hút du khách. Khi ấy chúng ta đã có thể tạo nguồn thu nhập từ phát triển du lịch. Chính phủ Hà Lan sẵn sàng hỗ trợ về mặt nhân lực để các bạn hiện thực hóa ý tưởng này", bà Cornelia Van Nieuwenhuizen cho biết.
Đồng quan điểm với bà Cornelia Van Nieuwenhuizen, ông Dingeman Van Woerden (chuyên gia đang làm việc cho Royal IHC - Công ty nạo vét và đóng tàu lớn nhất ở Hà Lan) cho rằng, Việt Nam cần thử nghiệm với việc xây dựng đảo nhân tạo tại vùng biển Cửa Đại.
Ông Dingeman Van Woerden nêu ra vấn đề: Đâu là nguyên nhân khiến bờ biển Cửa Đại hứng chịu cả xói lở lẫn bồi lấp. Do tác động của tự nhiên hay do con người?
Từ đó, ông Dingeman Van Woerden chia sẻ, trước khi thực hiện xây đảo nhân tạo, địa phương cần phục hồi nguyên trạng bờ biển Cửa Đại.
"Xây đảo nhân tạo đòi hỏi một nguồn đầu tư không nhỏ và đảm bảo tính bền vững. Tôi đã nghe kể và trực tiếp quan sát thấy một đảo cát đang hình thành ở vùng biển Cửa Đại. Vậy tại sao chúng ta không hút cát từ bãi bồi này để trám vào những vị trí đang xói lở. Chúng tôi có kinh nghiệm trong nạo vét và sẵn sàng hỗ trợ các bạn thực hiện", ông Dingeman Van Woerden nói.
Bà Cornelia Van Nieuwenhuizen, Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng và Quản lý nước Hà Lan liền nêu giả thiết: "Tại sao chúng ta không xây dựng các đảo nhân tạo ngay tại vùng biển này? Đó là điều hoàn toàn khả thi và phù hợp".
Ghi nhận các ý kiến của quan chức và các chuyên gia Hà Lan, ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường bày tỏ, việc xây dựng đảo nhân tạo là một ý tưởng táo bạo.
"Việc tập trung giải quyết xói lở là hết sức quan trọng. Tôi đánh giá cao những thành tựu mà Hà Lan đã đạt được trong việc chống xói lở. Chúng tôi ghi nhận và cảm ơn những ý kiến của nhà chức trách và chuyên gia Hà Lan. Vấn đề này sẽ được đem ra mổ xẻ tại một hội nghị khoa học để có thể đánh giá, từ đó lên phương án phù hợp khắc phục xói lở ở bờ biển Hội An", ông Trần Hồng Hà cho biết.
Hương Bình
Theo Baotoquoc
Trận lũ lịch sử ở Thu Bồn hình thành nên cồn cát Cửa Đại? Trong 2 năm 2016 và 2017, lũ lớn trên sông Thu Bồn đã mang một lượng bùn cát khổng lồ bồi đắp nên cồn cát hiện nay trên nền một cồn cát ngầm. Giả thiết khoa học này được đưa ra tại Hội thảo về bãi cát bồi tại Cửa Đại, Hội An vào chiều qua, được một số nhà khoa học đồng...