Đề xuất tội làm giàu bất chính và “chặn” tham nhũng qua tiề.n ảo
Bộ Tư pháp đề xuất hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính và bổ sung quy định quản lý hoạt động của tiề.n ảo, tài sản ảo nhằm phòng chống rửa tiề.n, tham nhũng.
Theo báo cáo “Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xử lý hình sự đối với tội phạm rửa tiề.n có nguồn gốc từ tham nhũng” của Bộ Tư pháp, Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng (UNCAC) định nghĩa làm giàu bất hợp pháp là việc tài sản của công chức tăng lên một cách đáng kể so với thu nhập hợp pháp của họ mà không giải thích được một cách hợp lý cho việc đó.
“Thực tiễn chống tội phạm trên thế giới cho thấy, làm giàu bất hợp pháp chủ yếu bắt nguồn từ việc thực hiện tội phạm có tổ chức và tội phạm tham nhũng”, nghiên cứu chỉ rõ.
Bộ Tư pháp (Ảnh: BTP).
Chính vì vậy, bên cạnh việc đặt ra nghĩa vụ hình sự hóa các hành vi tham nhũng truyền thống như tham ô, biển thủ hoặc các dạng chiếm đoạt tài sản, hối lộ, lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi, UNCAC coi hành vi làm giàu bất hợp pháp là một loại hành vi có bản chất tham nhũng và khuyến nghị các quốc gia thành viên hình sự hóa hành vi này.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã có quy định về hành vi làm giàu bất chính.
Bày tỏ sự đồng tình, nhóm chuyên gia của Bộ Tư pháp nhấn mạnh, để phòng ngừa tội phạm tham nhũng có hiệu quả, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, cần có giải pháp căn cơ, mang tính đột phá.
Video đang HOT
Tuy nhiên, để có quy định về tội làm giàu bất chính, theo nhóm nghiên cứu, cần hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật nhằm đảm bảo sự đồng bộ trong đăng ký tài sản, giao dịch, kê biên và kiểm soát tài sản, thu nhập.
Đồng thời phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất cho các giao dịch thanh toán chuyển khoản, thanh toán không dùng tiề.n mặt; đảm bảo điều kiện về nhận thức của người dân trong tuân thủ quy định về đăng ký tài sản, hạn chế thói quen dùng tiề.n mặt và trách nhiệm của công chức trong kê khai tài sản, thu nhập.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra, Việt Nam hiện chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, xử lý tiề.n, tài sản mã hóa hay còn gọi là tiề.n ảo, tài sản ảo.
Tiề.n ảo Bitcoin (Ảnh minh họa: Fortune).
Trong khi thực tiễn ngày càng nhiều người tham gia vào hoạt động mua bán tiề.n ảo, tài sản ảo (Bitcoin, Ethereum, Tether, Binance Coin, Ripple, Cardano…) nhưng chưa có quy định cụ thể và cách hiểu thống nhất về việc những loại tiề.n này có được coi là tài sản theo pháp luật dân sự của Việt Nam hay không.
Điều này cho thấy những thiếu hụt pháp lý có ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động liên quan đến tiề.n ảo, tài sản ảo, trong đó có công tác phòng, chống lạm dụng tiề.n ảo, tài sản ảo để rửa tiề.n.
Để ngăn chặn nguy cơ rửa tiề.n, nhóm nghiên cứu khẳng định việc có một hành lang pháp lý để quản lý, kiểm soát các hoạt động liên quan đến rửa tiề.n, tài sản mã hóa ở thời điểm hiện nay hết sức quan trọng và cấp thiết.
Chế định thu hồi tài sản không thông qua kết tội
Để có thể thu hồi tài sản một cách hiệu quả, nhóm nghiên cứu đề xuất phải có những bước đi mang tính đột phá. Một trong những biện pháp được nhiều quốc gia ghi nhận gần đây là thu hồi tài sản không qua kết tội.
Ưu điểm của hình thức này là vẫn có thể tiến hành tịch thu tài sản ngay cả khi người phạm tội chưa bị hoặc không bị kết án. Quá trình tịch thu tài sản không dựa trên bản án đòi hỏi tòa án phải xem xét và chấp nhận các bằng chứng được cho là có ưu thế về mức độ tin cậy, có tính thuyết phục hơn về nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản khi chủ sở hữu không thể chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Tuy nhiên, yêu cầu về chứng cứ tại các phiên tòa dân sự thấp hơn so với tố tụng hình sự. Căn cứ để tịch thu tài sản có thể dựa trên dấu hiệu làm giàu bất chính hoặc nguyên tắc “không ai được hưởng lợi từ tài sản có được một cách bất hợp pháp và không chứng minh được nguồn gốc của tài sản”.
Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất quy định trách nhiệm hình sự về pháp nhân, tăng cường cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, đấu tranh với tội phạm rửa tiề.n có nguồn gốc từ tham nhũng.
Trong đó phải nâng cao trách nhiệm của các tổ chức tín dụng và ngân hàng trong việc báo cáo giao dịch đáng ngờ bởi các hoạt động tài chính, ngân hàng là một trong những nơi phát hiện và xử lý được các hành vi rửa tiề.n.
“Thành lập các tổ công tác đặc biệt, gồm các thành viên từ cơ quan điều tra, Ngân hàng Nhà nước, cơ quan thuế, hải quan để xử lý các vụ án liên quan đến rửa tiề.n và tham nhũng”, nhóm nghiên cứu đề xuất.
Cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Dương Văn An
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Dương Văn An.
Chiều 15/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, bỏ phiếu kín thông qua và ban hành nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Dương Văn An thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc.
Trước đó ngày 10/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy ông Dương Văn An (Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc) trong thời gian giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận (từ tháng 10/2020 đến tháng 3/2024) đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Ông Dương Văn An (Ảnh: CTV).
Ông An cũng có vi phạm trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.
Theo Bộ Chính trị, những vi phạm đó gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại lớn ngân sách Nhà nước, dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức Đảng và chính quyền địa phương.
Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Dương Văn An và đề nghị các cơ quan chức năng thi hành kỷ luật hành chính kịp thời, đồng bộ với kỷ luật Đảng.
Cà Mau: Ban Nội chính 'lên tiếng' vụ công chức liên tục bị điều chuyển Ban Nội chính Tỉnh ủy Cà Mau nhận định, việc chuyển đổi công tác đối với bà Hồ Thị Thùy Dương, công chức Tài chính - Kế toán xã Trí Phải (H.Thới Bình) đã phát sinh nhiều bất cập trong quá trình triển khai, dẫn đến khiếu nại vượt cấp. Ngày 25.12, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Ban Nội chính Tỉnh...