Đề xuất tổ chức và hoạt động của đại học vùng
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang dự thảo Thông tư ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên. Theo đó, đại học vùng tự chủ về phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh của đại học vùng, đồng thời là đầu mối về tuyển sinh của toàn đại học vùng.
Ảnh minh họa
Dự thảo nêu rõ, đại học vùng là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật Giáo dục đại học và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; các đơn vị thành viên, đơn vị thuộc và trực thuộc đại học vùng cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung của đại học vùng. Đại học vùng thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
Cơ cấu tổ chức của đại học vùng thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (sửa đổi, bổ sung Điều 15 Luật Giáo dục đại học), bao gồm:1. Hội đồng đại học vùng; 2. Giám đốc đại học vùng; phó giám đốc đại học vùng; 3. Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có); 4. Văn phòng và các ban chức năng; 5. Các trường đại học thành viên, viện nghiên cứu thành viên; 6. Trường thuộc đại học vùng; tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện và tổ chức phục vụ đào tạo khác; 7. Khoa, phân hiệu, viện nghiên cứu, trung tâm, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác theo nhu cầu phát triển của đại học vùng.
Giám đốc đại học vùng quyết định cho phép mở ngành đào tạo, liên kết đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ đối với các đơn vị thành viên theo phương hướng hoạt động của hội đồng đại học, phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của pháp luật, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc mở ngành đào tạo theo quy định.
Video đang HOT
Theo dự thảo, đại học vùng tự chủ về phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh của đại học vùng, đồng thời là đầu mối về tuyển sinh của toàn đại học vùng.
Đại học vùng được tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thiết kế, in và cấp phát phôi văn bằng, chứng chỉ; quản lý, cấp, phát, thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo PL&XH
Tự chủ Đại học: Chưa thể 'xóa' cơ quan chủ quản
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ĐH (luật số 34). Theo đánh giá, Nghị định đã hướng dẫn đầy đủ những vấn đề Luật quy định phải hướng dẫn, đặc biệt là mở rộng quyền tự chủ ĐH.
Hội đồng trường là một thiết chế đã xuất hiện từ Điều lệ trường ĐH nhưng do chưa có những quy định cụ thể về cơ chế đồng bộ để thực hiện nên gần như trong suốt thời gian qua, tổ chức này chưa phát huy được sức mạnh.
Thực tế, tại một số trường, Hội đồng trường lập lên cho có, cho đủ quy định; hoặc có một số trường, hội đồng trường là nơi các hiệu trưởng nghỉ quản lý buông rèm nhiếp chính.
Đối với Luật số 34 cũng như Nghị định hướng dẫn (Nghị định số 99/2019), vai trò của Hội đồng trường đã được quy định cụ thể.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cho hay, trong Nghị định 99, hội đồng trường được quy định khá chi tiết tại 3 điều 7, 8 và 9. Điều đó chứng tỏ, Nghị định đã tạo ra cơ chế để hội đồng trường có vai trò tiên quyết trong định hướng phát triển các trường ĐH, không chỉ phụ thuộc vào hiệu trưởng như hiện nay.
Bà Phụng cũng khẳng định, theo Nghị định, với những Hội đồng trường đã được thành lập chưa đúng theo quy định của Luật số 34 sẽ phải tổ chức thành lập mới hoàn toàn.
Tuy nhiên, về quyền tự chủ, bà Nguyễn Thị Kim Phụng cũng thừa nhận Nghị định chủ yếu tập trung hướng dẫn chi tiết về quyền tự chủ trong hoạt động chuyên môn của các trường ĐH.
Còn những vấn đề liên quan đến nhân sự, tài chính, các trường thực hiện theo những quy định chung của Luật số 34 và các quy định hiện hành. Trong thời gian tới Chính phủ sẽ tiếp tục ban hành các nghị định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; về số lượng người làm việc và vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, quyền tự chủ trong các lĩnh vực này của các cơ sở GDĐH công lập sẽ được quy định đồng bộ. Mặc dù vậy, bà Phụng khẳng định sẽ không có tình trạng văn bản nọ "đá" văn bản kia vì các Nghị định đều do Chính phủ ban hành.
Trong bối cảnh hiện tại, bà Phụng cho rằng không nên có quan điểm tuyệt đối hóa về việc loại bỏ vai trò của cơ quan quản lý trực tiếp mới là thực hiện tự chủ ĐH. Hội đồng trường của trường ĐH công lập là tổ chức quản trị, thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu ở cấp trường và các bên có lợi ích liên quan còn cơ quan quản lý trực tiếp là cơ quan đại diện cho chủ sở hữu ở cấp cao hơn, giúp Nhà nước thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu đối với tài sản công tại các cơ sở GDĐH công lập.
Trong nhiều quy định của Luật số 34 và Nghị định số 99, chủ sở hữu (đối với các trường tư) và cơ quan quản lý có thẩm quyền được quy định song song như quyền yêu cầu, tiếp nhận trách nhiệm giải trình của các trường, cử người vào hội đồng trường, công nhận hội đồng trường và chủ tịch hội đồng trường...
"Với vai trò đại diện cho quyền sở hữu nhà nước đối với việc quản lý, sử dụng hiệu quả các tài sản công tại các cơ sở GDĐH công lập như hiện nay thì không thể phủ nhận vai trò của cơ quan quản lý trực tiếp" - bà Phụng thông tin.
Tuy nhiên, theo bà Phụng việc cơ quan quản lý trực tiếp cử đại diện tham gia hội đồng trường, công nhận hội đồng trường và chủ tịch hội đồng trường không làm giảm quyền tự chủ của cơ sở GDĐH vì hội đồng trường làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Sự tác động của một số cá nhân không có yếu tố ảnh hưởng nếu không được tập thể hội đồng trường đồng thuận.
"Vì vậy, không nên căn cứ vào một vài trường hợp cụ thể, cá biệt nào đó để phủ nhận cả một cơ chế. Pháp luật đã tạo cơ chế có đủ điều kiện để loại bỏ ảnh hưởng tiêu cực của cá nhân lên hội đồng trường (nếu có). Giai đoạn đầu áp dụng pháp luật mới, có thể có lúc, có nơi còn thực hiện chưa chuẩn nhưng cơ chế tập thể hội đồng trường có thẩm quyền quyết định về những vấn đề lớn của trường trong điều kiện tự chủ là phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay và hội nhập quốc tế" - Bà Phụng nói.
Theo Tiền phong
Chạy đua nâng cấp, thành lập trường đại học Trên cơ sở Luật Giáo dục Đại học sửa đổi và bổ sung (Luật số 34) có hiệu lực từ ngày 1-7-2019, nhiều đại học, trường đại học đã có chủ trương phát triển, nâng cấp trường đại học thành đại học, nâng cấp các khoa thành trường đại học trực thuộc, nâng cấp khoa thành trường thuộc trường đại học. Tuy nhiên,...