Đề xuất tịch thu xe: Nguy cơ thành bãi giữ xe khổng lồ
Thêm những ý kiến chuyên gia cho rằng chưa thể áp dụng ngay đề xuất tịch thu xe của người vi phạm nồng độ cồn như đề xuất của Ủy ban An toàn Giao thông (ATGT) quốc gia.
Bổ sung luật để tạo sự thống nhất
Tại Hội thảo Tịch thu phương tiện: Pháp lý và thực tiễn do Trung tâm Truyền thông giáo dục cộng đồng (MEC) tổ chức ngày 11.3, luật sư Trần Vũ Hải cho rằng: “Về cơ bản đề xuất của Ủy ban ATGT quốc gia không trái Hiến pháp, Luật dân sự, phù hợp Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên có vi phạm Hiến pháp 2013 hay không thì phải xem xét luật quy định chung chung hay quy định cụ thể”.
Cảnh sát giao thông TP. Hạ Long (Quảng Ninh) kiểm tra nồng độ cồn của lái xe. Ảnh: IT
Theo luật sư Hải, Hiến pháp có quy định về bảo hộ tài sản công dân, chưa nói đến vấn đề tịch thu. Nhưng trong Hiến pháp cũng có đưa ra khả năng có thể hạn chế quyền sử dụng và quyền sở hữu. Như vậy, có thể chấp nhận được vì tịch thu cũng là một dạng hạn chế quyền sở hữu. Còn trong thực tế, có quy định về tịch thu. Đó là Điều 40, 41 Bộ luật Hình sự; Điều 254 Bộ luật Dân sự và một số điều trong Luật Xử phạt hành chính 2012.
Còn đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cũng khẳng định, việc tịch thu phương tiện có thể áp dụng với vi phạm ATGT nghiêm trọng do lỗi cố ý. Ở đây, uống rượu bia quá quy định điều khiển phương tiện giao thông là hành vi pháp luật cấm, phải khẳng định đó là hành vi nghiêm trọng. Dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng đã có quy định tịch thu khi xe không chính chủ, ông Nguyễn Sỹ Cương cho rằng: “Điều 126 đã nêu rõ phương tiện trả về cho chủ sở hữu, người mượn xe nộp khoản tiền bằng giá trị chiếc xe. Nếu chủ sở hữu giao xe cho một người không được phép thì phương tiện vẫn bị tịch thu”.
Ông Nguyễn Huy Quang – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho hay: “Quan điểm của nhà quản lý, nhà làm luật của Bộ Y tế là ủng hộ hoàn toàn đề xuất của Ủy ban ATGT để giảm được TNGT gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng và các tổn hại khác với xã hội”.
Chưa thể áp dụng ngay
Video đang HOT
Quan điểm
Ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia
Đề xuất chế tài nặng để hướng tới mục tiêu bảo vệ tính mạng, đời sống, tính mạng, tài sản, cơ hội được chăm sóc gia đình mình cho người tham gia giao thông. Đồng thời, chúng ta hướng đến làm sao để có một thông điệp đủ sức tạo nên lời cảnh báo thường xuyên cho người điều khiển phương tiện trc khi tham gia giao thông: Đã uống rượu bia thì không lái xe.
Mặc dù vậy, trao đổi với PV bên lề hội thảo, TS Đồng Xuân Thành – nguyên Chuyên viên chính Tư vấn giao thông, Công ty Tư vấn đầu tư GTVT cho rằng: “Vấn đề tịch thu này không phải mới, rất nhiều bất cập nhưng chưa rút kinh nghiệm giải quyết. Khi anh đưa ra tham mưu thì phải lường trước được những người thực hiện phải làm những gì. Theo tôi, những nhà quản lý hiện nay chưa biết được những việc gì sẽ xảy ra. Giờ tịch thu phương tiện thì cả thành phố sẽ bị biến thành bãi giữ xe”.
Theo TS Thành, nếu luật đặt ra không đúng, biến hầu hết người dân thành tội phạm thì cần xem xét lại. TS Đồng Xuân Thành khẳng định: “Tính chất pháp lý của đề xuất hiện chưa chuẩn. Về cơ bản, tôi nghĩ chưa áp dụng được ngay, còn tiến hành nhiều biện pháp khác. Tôi cũng đồng ý với đề xuất không để lực lượng cảnh sát giao thông ra quyết định tịch thu phương tiện. Một anh cảnh sát giao thông không nên có quyền tịch thu một chiếc xe trị giá cả tỷ bạc”.
Đồng quan điểm, ông Phan Hữu Thư – nguyên Giám đốc Học viện Tư pháp cho hay: “Quy phạm pháp luật đưa ra phải có tính cân bằng, khả thi, hợp lý. Người dân ủng hộ người ta mới chấp hành. Lộ trình áp dụng chế tài mạnh chưa nên làm ngay”.
Ông Thư ủng hộ quan điểm áp dụng chế tài mạnh đối với tài xế say xỉn điều khiển phương tiện giao thông, nhưng cần phải có từng bước. Ông Thư đề xuất: “Tôi đồng ý là có thể tịch thu phương tiện, nhưng không phải vi phạm lần đầu. Đó là phải áp dụng với đối tượng đã vi phạm nhiều lần, không thể cải tạo được nữa. Đó có thể là lần vi phạm thứ 3, thứ 4″.
Theo Bảo Lâm – Vinh Hải (Danviet.vn)
"Đề xuất tịch thu xe không giống chuyện... 'trảm' nhà thầu!"
Giả sử cùng vi phạm ở nồng độ cồn như nhau và đều chưa gây tai nạn, có người bị tịch thu cả chiếc xe 30 tỷ, có người đi xe cũ nát lại chỉ mất vài triệu. Vậy có công bằng không?
Luật sư Phan Hữu Thư, nguyên Giám đốc Học viện Tư pháp đã đặt vấn đề như vậy tại hội thảo "Tịch thu phương tiện, pháp lý và thực tiễn" diễn ra tại Hà Nội ngày 11/3, do Trung tâm Truyền thông Giáo dục cộng đồng (MEC) tổ chức.
Ông Thư cho rằng, việc nâng chế tài xử phạt nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật pháp của người dân là đúng, song cũng cần cân nhắc đến bảo đảm tính công bằng xã hội.
"Giả sử cùng vi phạm ở nồng độ cồn như nhau và đều chưa gây tai nạn, có người bị tịch thu cả chiếc xe 30 tỷ, có người đi xe cũ nát lại chỉ mất vài triệu. Vậy có công bằng không?", ông Thư đặt câu hỏi.
Cũng theo ông Thư, việc xử phạt xe không chính chủ, có ý kiến cho rằng sẽ xử lý theo nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự, tức là người vi phạm phải có trách nhiệm bồi thường cho chủ sở hữu xe.
"Lý thuyết là vậy nhưng khi đưa vào thực hiện mới thấy rắc rối. Nếu chiếc xe đó là 30 tỷ đồng. Người lái xe thuê vi phạm sau đó xe bị tịch thu. Nhưng anh ta chỉ là người làm công thôi thì làm sao để có 30 tỷ bồi thường?", ông Thư nói.
Bên cạnh đó, ông Thư cũng cho rằng Ủy ban an toàn giao thông quốc gia nên rà soát lại xem đề xuất trên có ảnh hưởng đến các chính sách khác không, ví dụ như chính sách xóa đói giảm nghèo.
"Cả nhà cố gắng thoát nghèo mãi mới có cái xe 3 triệu đồng để làm ăn. Xong chỉ vì hai ly cuốc lủi rồi bị tịch thu xe, thế là lại đưa cả nhà về cái nghèo ban đầu. Điều đó cũng cần xem xét đến", ông Thư nói.
Ảnh minh họa.
Không giống chuyện... "trảm" nhà thầu
Ông Thư khẳng định ý kiến về đề xuất tịch thu phương tiện của ông không mang tính "bàn lùi", ngược lại ông rất ủng hộ phải có chế tài mạnh để răn đe.
Nhưng chế tài mạnh như thế nào? Có nên tịch thu xe không hay chỉ phạt nặng? Có nên áp dụng tịch thu phương tiện đối với những người mới vi phạm lần đầu chưa gây hậu quả không?... Tất cả đều cần được cân nhắc.
"Vì đề xuất tịch thu xe sẽ không giống như ở công trường, không phải cứ yếu kém là thay thế được, mà nó liên quan đến cả vài chục triệu người dân. Dân tình bức xúc luật sẽ khó đi vào cuộc sống", ông Thư nói.
Tuy nhiên theo ông Nguyễn Sỹ Cương - Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Quốc hội: Sự công bằng xã hội không phải nằm ở giá trị cái xe. Anh lái xe 3 tỷ mà đâm chết 1 người thì cũng bằng với anh đi công nông đâm chết 1 người.
"Tôi đồng tình thể chế hóa phải đồng bộ với mọi chính sách những cũng cần phải tính toán xem cái gì cần ưu tiên trước. "Xóa đói giảm nghèo quan trọng, nhưng cứ để vi phạm an toàn giao thông loạn cả lên thì không được", ông Cương nhấn mạnh.
Ông Cương cho biết, hiện nay tình trạng vi phạm an toàn giao thông tràn lan và không có đầy đủ từ ngữ gì có thể miêu tả đầy đủ tình trạng đó. Luật pháp cần có những chế tài mạnh mẽ như tịch thu phương tiện để nâng cao hơn ý thức mỗi người.
Cũng theo ông Cương, Luật quy định xử phạt hành chính nêu rõ được phép tịch thu phương tiện khi chủ thể gây hiệu quả nghiêm trọng và do lỗi cố ý.
"Một khi đã uống rượu bia mà điều khiển phương tiện thì phải khẳng định đó là hành vi nghiêm trọng, vì khi ra đường trong trạng thái say xỉn, anh có thể giết chết 1 người hoặc nhiều người. Như vậy không là nghiêm trọng hay sao?", ông Cương nói.
Theo NTD
"Uống rượu bia rồi lái xe như người múa dao giữa chợ" "Một ông uống rượu bia rồi lái xe, nếu dùng từ "người điên" thì hơi nặng, nhưng cũng có thể nói họ như người mất kiểm soát, cầm dao múa giữa chợ, uy hiếp đến an toàn tính mạng người khác", ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia nói. Ngày 11/3, tại hội thảo...