Đề xuất Thủ tướng đối thoại về lộ trình mở cửa du lịch nội địa và quốc tế
Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) đề xuất Thủ tướng chủ trì đối thoại chiến lược, lộ trình mở cửa du lịch Việt Nam cả nội địa và quốc tế khả thi, an toàn, hiệu quả.
Ban IV, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính vừa có báo cáo Thủ tướng về tình hình doanh nghiệp du lịch trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần 4 và đề xuất giải pháp mở cửa du lịch dựa trên kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới.
Theo đó, Ban IV đề xuất với Thủ tướng Chính phủ một số nội dung cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp đồng thời để từng bước tạo lập kế hoạch khả thi cho việc mở cửa, phục hồi ngành du lịch thời gian tới.
Cụ thể, Ban IV đề xuất Thủ tướng xem xét giải pháp “thiết kế một chương trình vay vốn trung và dài hạn trong khuôn khổ gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 2022 – 2023 dành riêng cho các doanh nghiệp khách sạn, hàng không, du lịch và dịch vụ du lịch”, vì trong hơn một năm rưỡi bị đóng băng hoạt động do dịch vừa qua, bài toán dòng tiền là khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp lĩnh vực này.
Du khách nước ngoài tham quan Hội An
Theo Ban IV, mặc dù tín hiệu thị trường ngành du lịch có thể xuất hiện ngay khi Chính phủ cùng chính quyền các địa phương và người dân nỗ lực thiết lập bối cảnh “bình thường mới” nhưng với nguồn lực quá mỏng hiện tại, các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ du lịch cũng sẽ rất khó khăn để phục hồi, bứt phá nếu không có thêm trợ lực kịp thời của Chính phủ.
Hỗ trợ tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp du lịch
Đề xuất nữa được Ban IV đưa ra là các biện pháp hỗ trợ tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp du lịch, dịch vụ du lịch gắn với quá trình và mức độ phục hồi. Cụ thể là tập trung vào giảm chi phí nhiên liệu, điện, nước cho hoạt động; giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp…; hoãn nộp các khoản thuế, phí với thời gian cho phép từ 12 – 18 tháng hoặc dài hơn; hoãn đóng và giảm tỉ lệ đóng BHXH đặc biệt trong những giai đoạn cần thu hút trở lại và ổn định nguồn lao động cho ngành; giảm tiền thuê đất của nhà nước…
Riêng về bài toán người lao động, thời gian tới đây các doanh nghiệp vừa phải tập trung tuyển dụng lại, vừa phải nỗ lực đào tạo lại hoặc đào tạo mới các kiến thức, kĩ năng, kỷ luật cần thiết cho việc vận hành các mô hình, sản phẩm du lịch phù hợp bối cảnh đại dịch.
Video đang HOT
Đề xuất Thủ tướng đối thoại về lộ trình mở cửa du lịch nội địa và quốc tế
Thực trạng ngành du lịch hiện nay, theo khảo sát của Ban IV
Vì vậy, Ban IV đề xuất Thủ tướng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hỗ trợ ngành du lịch theo hướng bỏ các yêu cầu, giấy tờ chứng minh mức độ thiệt hại hoặc mức độ cắt giảm lao động của doanh nghiệp, hoặc giấy tờ chứng minh “không đủ kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng lao động” vì toàn ngành du lịch đã và đang là nhóm chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Đồng thời, xem xét hỗ trợ trực tiếp tiền đào tạo cho doanh nghiệp để doanh nghiệp chủ động quyết định, thực hiện các phương thức đào tạo phù hợp, thay vì chỉ áp dụng cách thức hỗ trợ qua các trường, trung tâm đào tạo nghề hoặc các đơn vị có chức năng đào tạo khác.
Về bài toán mở cửa du lịch và du lịch quốc tế an toàn, theo Ban IV, điều hết sức quan trọng là có một kế hoạch khả thi nhưng linh hoạt và rõ ràng về phương pháp cũng như rõ quy trình, trách nhiệm của tất cả các bên liên quan để tạo sự phối hợp nhịp nhàng, hạn chế tối đa các mặt rủi ro.
Vì thế, Ban IV đề xuất Thủ tướng Chính phủ chủ trì thảo luận, đối thoại, bàn thảo quanh chiến lược, lộ trình mở cửa du lịch Việt Nam (cả nội địa và quốc tế); căn cứ vào đó, xác lập và giao trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, địa phương liên quan, hiệu triệu và giao vai trò cho cả khu vực doanh nghiệp để tiến trình mở cửa diễn ra khả thi, an toàn, hiệu quả.
Triệt tiêu chi phí không chính thức cho doanh nghiệp
Thủ tục hành chính cần phải được giảm thiểu tối đa hướng đến mục tiêu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Sáng 17/3, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ (Hội đồng tư vấn cải cách TTHC) tổ chức Họp báo công bố Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính năm 2020 (APCI 2020).
Mai Tiến Dũng chủ trì họp báo công bố Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính năm 2020 (APCI 2020). Ảnh: VGP
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, Báo cáo APCI thường niên đã được coi là chỉ dấu quan trọng, phản ánh khách quan mức độ cải cách quy định, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh cũng như quá trình thực thi chính sách, pháp luật thông qua việc phân tích bức tranh chân thực và sinh động về chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả để thực hiện TTHC theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp là một trong những trọng tâm ưu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.
Ông Mai Tiến Dũng thừa nhận rằng, báo cáo APCI cho thấy vẫn còn các khoản chi phí không chính thức. Chi phí không chính thức không những làm gia tăng chi phí tuân thủ mà còn làm môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh, kém cạnh tranh và gây e ngại cho doanh nghiệp nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam.
"Nếu để chi phí này tồn tại, bao trùm trên diện rộng là cản trở cho xã hội, gây bức xúc cho người dân, doanh nghiệp. Phải triệt để tiêu diệt chi phí không chính thức" - ông Dũng nhận xét.
Báo cáo tại cuộc họp báo, ông Trương Gia Bình, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân của Hội đồng cho biết, nỗ lực cải cách TTHC, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, theo dõi sự tiến bộ về thực thi công tác hành chính của nhà nước là để giảm chi phí thời gian, tiền bạc cho doanh nghiệp trong các thủ tục họ cần phải làm.
Báo cáo APCI tập trung vào 9 thủ tục quan trọng nhất đối với doanh nghiệp, là cơ sở cho các bộ, ban ngành, địa phương thấy được những cơ hội để tiếp tục cải cách, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
Điểm APCI 2020 của các nhóm TTHC so với APCI 2019. Nguồn: Khảo sát APCI 2019 và 2020
Báo cáo được thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) thông qua Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME), được kỳ vọng sẽ giúp cho Chính phủ có được kênh thông tin tham khảo hiệu quả nhằm tiếp tục đưa ra các quyết sách phù hợp để tiếp tục thúc đẩy mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa TTHC và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Đây là xu hướng rất được cộng đồng doanh nghiệp hoan nghênh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và quá trình chuyển đổi số quốc gia, đồng thời hạn chế được tiêu cực, nhũng nhiễu và rủi ro về tình huống bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh thường phát sinh ở phương thức truyền thống.
Bài học lớn từ xu hướng cải cách thủ tục hành chính
Tại cuộc họp báo, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ nêu ra 4 bài học cải cách từ APCI 2020:
Thứ nhất, thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để cải thiện và tiết kiệm chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp không còn là một ưu tiên, mà đã làm một nhiệm vụ cấp bách được đặt lên hàng đầu.
Mức độ cải thiện theo từng chỉ số thành phần của các nhóm TTHC.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh việc cắt giảm chi phí thủ tục hành chính, bao gồm chi phí chính thức và không chính thức để tạo môi trường kinh doanh minh bạch và bộ máy công cụ liêm chính, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị khu vực và chuỗi giá trị toàn cầu.
Thứ ba, việc thực hiện các giải pháp để chuyển đổi từ tiền kiểm sang hậu kiểm là cách thức phù hợp để giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính. Qua 3 năm, APCI cho thấy một phương thức dẫn đến thành công về cải cách của một số nhóm thủ tục như thuế, giao dịch thương mại qua biên giới, đầu tư, khởi sự doanh nghiệp, môi trường chuyển sang phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nhấn mạnh triệt tiêu chi phí không chính thức của doanh nghiệp. Ảnh: VGP
Cuối cùng, chỉ số APCI 2020 phản ánh việc lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm sẽ đem lại hiệu quả về tiết kiệm chi phí cho toàn xã hội. Công tác cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính phụ thuộc không chỉ vào các yếu tố về thể chế và hạ tầng, mà còn vào chính những người thực hiện.
"Vấn đề quan trọng nhất vẫn là thay đổi tư duy và cách tiếp cận của cán bộ thi hành công vụ, đặc biệt các cơ quan quản lý nhà nước. Nếu làm không tốt, không thay đổi được tư duy thì dù có ứng dụng công nghệ giỏi thế nào cũng không cải cách được", Bộ trưởng kết luận.
Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu sắp về đích Ngày 2/11, Tổng cục Hải quan cho biết, số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu từ đầu năm đến hết tháng 10 là 314.845 tỷ đồng, đạt 99,95% dự toán, đạt 95,1% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 25,24% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành - Lào Cai. Ảnh...