Đề xuất thu phí BOT Cai Lậy trở lại vào ngày 7-10
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có báo cáo Bộ Giao thông vận tải về việc thu phí trở lại dự án tuyến tránh quốc lộ 1 qua thị trấn Cai Lậy (trạm BOT Cai Lậy) và tăng cường mặt đường đoạn km1987 500 – km201 quốc lộ 1 qua tỉnh Tiền Giang.
Trạm thu phí BOT Cai Lậy dự kiến thu phí trở lại vào ngày 7-10 – Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông vận tải thống nhất chủ trương tổ chức thu phí lại dự án BOT Cai Lậy với thời gian dự kiến thu phí thử ngày 20-9, chính thức thu phí ngày 7-10-2022.
Hiện cả hai trạm thu phí trên tuyến tránh và quốc lộ 1 đã hoàn thành xây dựng, lắp đặt thiết bị thu phí không dừng; hoàn thành công tác vận hành chạy thử đảm bảo trạm thu phí theo hình thức không dừng như các trạm thu phí trên cả nước.
Nhà đầu tư đã hoàn thành sửa chữa hư hỏng mặt đường trên quốc lộ 1 và tuyến tránh; sơn sửa, vệ sinh khu vực trạm thu phí…
Đối với một số tồn tại về công tác quản lý, bảo trì trên tuyến, ngày 12-9 tổ công tác kiểm tra điều kiện thu phí của Tổng cục Đường bộ đã yêu cầu nhà đầu tư khẩn trương thực hiện các công việc trước mắt để đảm bảo an toàn giao thông, hoàn thành trước ngày 18-9.
Sau khi được thu phí trở lại, nhà đầu tư phải sửa chữa, khắc phục dứt điểm.
Video đang HOT
Về giá vé tại trạm thu phí ở quốc lộ 1 (theo mức thuế VAT 8%) thấp nhất là 14.000 đồng, cao nhất là 118.000 đồng. Giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm thu phí tuyến tránh (theo mức thuế VAT 8%) thấp nhất là 24.000 đồng, cao nhất là 137.000 đồng.
Sở Giao thông vận tải Tiền Giang cũng đã báo cáo Tổng cục Đường bộ danh sách các xe đủ điều kiện miễn giảm của đợt 1 với hơn 1.300 xe. Trong thời gian thu phí, doanh nghiệp dự án tiếp tục phối hợp với địa phương kịp thời thực hiện miễn giảm theo quy định.
Phạm vi miễn giảm cho các xe vùng lân cận trạm thu phí gồm 41 xã, phường, thị trấn. Đối tượng giảm giá là các xe cơ giới của chủ sở hữu có hộ khẩu thường trú (chủ sở hữu là cá nhân) và có trụ sở chính (chủ sở hữu là các tổ chức, doanh nghiệp) trên địa bàn 41 xã, phường, thị trấn trong phạm vi bán kính 10km quanh trạm thu phí km1990 300 quốc lộ 1 và đồng thời với địa chỉ ghi trên giấy chứng nhận đăng ký do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Mức giảm giá: xe buýt giảm 100%; các loại xe không sử dụng để kinh doanh giảm 100%; các loại xe sử dụng để kinh doanh giảm 50%.
Dự án BOT tuyến tránh thị xã Cai Lậy và bảo trì, tăng cường mặt đường quốc lộ 1 (đoạn qua tỉnh Tiền Giang) khởi công năm 2014 với tổng mức đầu tư khoảng 1.389 tỉ đồng. Trong đó, phần tuyến tránh được đầu tư mới hoàn toàn dài khoảng 12km với tổng vốn hơn 1.000 tỉ đồng; phần sửa chữa quốc lộ 1 dài 26,5km với vốn đầu tư trên 300 tỉ đồng.
Khi dự án hoàn thành, đưa vào vận hành thử một thời gian, đầu tháng 8-2017, trạm thu phí BOT Cai Lậy được đặt hoàn toàn trên quốc lộ 1, đoạn qua xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang chính thức hoạt động. Tuy nhiên, ngay ngày đầu thu phí, trạm BOT này đã vấp phải sự phản đối của giới tài xế và liên tục phải xả trạm.
Do quá trình thu phí diễn ra phức tạp, nhằm đảm bảo an ninh, trật tự trong khu vực và giải tỏa ùn tắc giao thông, nhà đầu tư đã tạm dừng công tác thu phí hoàn vốn cho dự án từ đầu tháng 12-2017 cho đến nay.
Ngày 8-9, UBND tỉnh Tiền Giang đã họp về việc chuẩn bị thu phí lại dự án BOT Cai Lậy, trong đó thống nhất theo đề nghị của nhà đầu tư về thời gian thu phí thử là ngày 20-9, thu phí chính thức là ngày 7-10.
Đề xuất hai phương án gỡ vướng dự án BOT Cai Lậy
Ngày 17/12, đại diện lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, đơn vị này vừa có văn bản đề xuất Bộ Giao thông vận tải hai phương án quản lý bảo trì và đảm bảo an toàn giao thông thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh Quốc lộ 1 và tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang theo hình thức hợp đồng BOT trong thời gian đang tạm dừng thu phí.
Trạm BOT Cai Lậy. Ảnh: Nam Thái/TTXVN
Đại diện lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, thời gian vừa qua, dự án BOT xuất hiện nhiều hư hỏng nghiêm trọng, mặt đường xuất hiện ổ gà, sình lún chưa sửa chữa. Bên cạnh đó, hệ thống biển báo, cọc tiêu hư hỏng gây nguy cơ mất an toàn giao thông cao. Đặc biệt là khu vực đang xây dựng trạm thu phí mới trên tuyến tránh Quốc lộ 1, khu vực nút giao tuyến tránh với Đường tỉnh 868.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, trong thời gian dự án tạm dừng thu phí, dù đơn vị này đã nhiều lần yêu cầu nhà đầu tư nghiêm túc thực hiện quản lý, bảo trì, đảm bảo chất lượng công trình và an toàn giao thông, nhưng đến nay nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án vẫn chưa thực hiện. Tiến độ xây dựng trạm thu phí mới trên tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Cai Lậy cũng rất chậm, chưa đảm bảo chất lượng và an toàn giao thông.
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Cường, để đảm bảo an toàn giao thông, tránh xảy ra các vụ tai nạn đáng tiếc, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã quyết liệt chỉ đạo Cục Quản lý đường bộ IV, Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang và các đơn vị có liên quan thực hiện ngay một số giải pháp cấp bách đối với công tác quản lý, bảo trì và đảm bảo an toàn giao thông cho dự án BOT này. Cụ thể là, yêu cầu sửa chữa, khắc phục triệt để các hư hỏng, tồn tại trên tuyến, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để có thể triển khai thu phí ngay khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
"Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi để xảy ra tai nạn giao thông do yếu tố kỹ thuật kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không đảm bảo, không được bảo dưỡng sửa chữa kịp thời theo quy định", ông Nguyễn Xuân Cường cho biết.
Tuy nhiên, hiện dự án BOT này vẫn còn rất nhiều nội dung vướng mắc chưa được tháo gỡ, nhiều tồn tại vượt quá thẩm quyền giải quyết của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Theo báo cáo của nhà đầu tư, tình hình tài chính, năng lực tổ chức hoạt động của dự án BOT đang rất khó khăn.
Dự án được đưa vào khai thác từ tháng 6/2017, đến nay đã đến thời hạn cần phải bố trí lượng kinh phí lớn để sửa chữa trung tu, sửa chữa khắc phục nhiều hư hỏng, xuống cấp do yêu cầu kỹ thuật và một thời gian dài không được bảo trì đầy đủ.
"Việc chủ động sửa chữa các hư hỏng nặng nhằm đảm bảo an toàn giao thông của Cục Quản lý đường bộ IV cũng gặp khó khăn về nguồn thanh toán, quyết toán chi phí. Tính đến thời điểm ngày 10/12/2021, khối lượng sửa chữa bảo trì do Cục Quản lý đường bộ IV thực hiện đã lên tới hơn 10 tỷ đồng, nhưng chưa có nguồn thanh toán", ông Nguyễn Xuân Cường chia sẻ.
Để giải quyết dứt điểm tình trạng trên, Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục có các chỉ đạo với Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, Ban Quản lý dự án 8 thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định trong giai đoạn thực hiện xây dựng dự án BOT đối với việc xây dựng trạm thu phí mới trên tuyến tránh Quốc lộ 1, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Nhà đầu tư khẩn trương hoàn thiện xây dựng trạm thu phí mới xong trước ngày 31/12/2021. Bên cạnh đó, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để có thể triển khai thu phí ngay khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Đồng thời, phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam sửa chữa, khắc phục triệt để các hư hỏng, tồn tại trên tuyến có nguy cơ gây mất an toàn giao thông.
Trong thời gian chờ Bộ Giao thông vận tải giải quyết các tồn tại nêu trên và dự án BOT chưa được thu phí trở lại, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất 2 phương án. Theo đó, phương án 1 là tạm thời thu hồi toàn bộ các đoạn tuyến thuộc dự án BOT này và giao cho Cục Quản lý đường bộ IV tổ chức khai thác, quản lý, bảo trì nhằm đảm bảo lưu thông thông suốt, êm thuận và an toàn.
Cục Quản lý đường bộ IV sẽ bàn giao lại toàn bộ các đoạn tuyến thuộc dự án BOT cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án khi dự án BOT đủ điều kiện được thu phí trở lại.
Phương án 2 báo cáo Chính phủ chấp thuận để Bộ Giao thông vận tải thực hiện các thủ tục thanh lý hợp đồng BOT với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án; thu hồi lại toàn bộ dự án BOT để Nhà nước tổ chức quản lý, khai thác.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến tránh Quốc lộ 1 và tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang theo hình thức hợp đồng BOT được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 10/6/2017. Dự án có tổng chiều dài khoảng hơn 38 km, trong đó chiều dài phần tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Cai Lậy là hơn 12 km và chiều dài phần tuyến Quốc lộ 1 cũ là hơn 26 km.
Dự án BOT này tổ chức thu phí hoàn vốn bắt đầu từ ngày 1/8/2017. Trong quá trình thu phí xuất hiện nhiều phương tiện, đối tượng gây rối làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội và gây ùn tắc kéo dài dẫn đến dự án BOT phải tạm dừng thu phí theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ từ ngày 4/12/2017 cho đến nay.
Chỉ định thầu 12 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 thế nào? Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Thủ tướng cho phép chia gói thầu xây lắp của dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 theo quy mô 3.000 - 5.000 tỉ đồng để phù hợp khi chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu. Cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45 thuộc dự...