Đề xuất thí điểm giảm giá vé BOT cầu Thái Hà vượt sông Hồng từ ngày 1/4
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết vừa có văn bản vừa kiến nghị Bộ Giao thông vận tải thí điểm giảm mức phí đường bộ tại trạm BOT cầu Thái Hà thuộc dự án cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình, Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình.
Trạm thu phí BOT cầu Thái Hà. Ảnh: Nguyễn Công Hải/TTXVN
Cụ thể, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, theo báo cáo của Công ty cổ phần BOT cầu Thái Hà, số tiền thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ của dự án cầu Thái Hà giai đoạn I từ năm 2019 đến năm 2021 đạt gần 84 tỷ đồng. Bình quân mỗi ngày thu 76 triệu đồng.
Trong đó, năm 2019, doanh thu hơn 26 tỷ đồng, chỉ đạt hơn 15% số thu theo hợp đồng. Năm 2020, doanh thu đạt hơn 28 tỷ đồng, đạt hơn 14%. Năm 2021, cũng chỉ thu được hơn 29 tỷ đồng, đạt hơn 14% số thu theo hợp đồng. Do doanh thu đạt tỷ lệ quá thấp so với phương án tài chính đã ảnh hưởng lớn đến khả năng hoàn vốn của dự án.
Để thu hút phương tiện, tăng hiệu quả của dự án, Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét thí điểm giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ của dự án trong thời gian 3 tháng theo đề xuất của Công ty cổ phần BOT cầu Thái Hà từ ngày 1/4/2022.
Theo lãnh đạo Công ty cổ phần BOT cầu Thái Hà, từ năm 2019 đến nay, doanh thu thu phí trung bình khoảng 76 triệu đồng/ngày đêm, đạt khoảng 12% phương án tài chính hợp đồng BOT. Nguyên nhân chủ yếu là do lưu lượng xe đã chọn đi tuyến cầu Hưng Hà (bắt qua sông Hồng nối Hưng Yên với Hà Nam) do không phải trả phí.
Đại diện doanh nghiệp này cho biết thêm, sau khi được phép thu phí, việc khai thác dự án gặp nhiều khó khăn khi chịu ảnh hưởng của các dự án kết nối phía Thái Bình, Hà Nam và dự án lân cận cầu Hưng Hà. Trong khi đó, dự án BT tuyến đường bộ nối hai tỉnh Thái Bình, Hà Nam với cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đã thi công hoàn thành nhưng vẫn chưa được nghiệm thu đưa vào khai thác.
Video đang HOT
Hơn nữa, dự án Quốc lộ 39A sau khi được cải tạo cùng với dự án xây dựng cầu Hưng Hà (vốn vay ODA của Hàn Quốc) khi hoàn thành khiến hầu hết các loại xe tải, xe container đều chọn các tuyến đường không thu phí này.
“Xét về doanh thu thực tế, dự án không có điểm hoàn vốn và việc kéo dài thời gian thu phí không có ý nghĩa về phương án tài chính”, lãnh đạo công ty này cho hay.
Từ hiện trạng trên, Công ty cổ phần BOT cầu Thái Hà đề xuất với Tổng cục Đường bộ Việt Nam giảm giá vé tạm thời trong thời gian 3 tháng để có số liệu đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền phương án hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.
Hình thức giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với các phương tiện loại 3 (Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4 tấn đến dưới 8,5 tấn), loại 4 (Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8,5 tấn đến dưới 13 tấn), loại 5 (Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13 tấn đến dưới 19 tấn; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19 tấn) để thu hút phương tiện lưu thông phân lưu từ cầu Hưng Hà.
Công ty cổ phần BOT cầu Thái Hà cho biết, số thu dự kiến sau giảm giá là 198 triệu đồng/1 ngày đêm. Ngoài xe loại 1 (Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân) và loại 2 (xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe đăng ký tên cá nhân); xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4 tấn; các loại xe buýt; xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ) giữ nguyên mức giá hiện tại lần lượt là 34.000 đồng/xe/lượt và 49.000 đồng/xe/lượt, theo đề xuất của Công ty cổ phần BOT cầu Thái Hà, mức giá vé đối với xe loại 3, loại 4 và loại 5 giảm khá sâu.
Cụ thể: Đối với xe loại 3 sẽ giảm từ 74.000 đồng xuống còn 55.000 đồng. Xe loại 4 giảm từ 118.000 xuống còn 60.000 đồng. Xe loại 5 giảm từ 177.000 đồng xuống còn 70.000 đồng.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình, Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, giai đoạn I theo hình thức hợp đồng BOT có tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng.
Dự án có thời gian thu phí dự kiến là 16 năm 7 tháng, thời gian chính thức được xác định cụ thể trên cơ sở giá trị quyết toán và được cập nhật, điều chỉnh trên cơ sở số liệu thực tế về lưu lượng xe, lãi vay, chi phí bảo trì của dự án.
Từ 13h ngày 28-1, ôtô được chạy trên cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn
Từ 13h ngày 28-1, tức ngày 26 tháng chạp, ôtô sẽ được lưu thông trên đoạn cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn vừa hoàn thành xây dựng.
Một đoạn cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn vừa hoàn thành - Ảnh: Bộ GTVT
Bộ Giao thông vận tải cho biết như vậy trong thông cáo vừa phát ra về việc cho phép lưu thông đoạn cao tốc Cao Bồ (Nam Định) - Mai Sơn (Ninh Bình) để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết.
Cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn dài hơn 15km là một trong 11 dự án thành phần thuộc dự án đường cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.
Do Sở Giao thông vận tải Ninh Bình làm chủ đầu tư, dự án được khởi công vào tháng 12-2019 và hoàn thành ngày 31-12-2021, được Hội đồng Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng có ý kiến chấp thuận đủ điều kiện thông xe, khai thác.
Trong thời gian hoàn thiện các thủ tục còn lại và chuẩn bị khánh thành, trên cơ sở đề xuất của Sở Giao thông vận tải Ninh Bình, Bộ Giao thông vận tải chấp thuận đưa cao tốc vào thông xe tạm thời từ 13h ngày 28-1 cho đến khi chính thức khánh thành.
Với 15km đường cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn được đưa vào khai thác, việc kết nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình sẽ thuận tiện hơn. Dòng xe từ cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đến quốc lộ 1 tại huyện Yên Mô, Ninh Bình và ngược lại sẽ đi thẳng trên cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, thay vì đi vòng để vào tuyến tránh thành phố Ninh Bình như trước đây.
Một nút giao thuộc cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn - Ảnh: Bộ GTVT
Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình chỉ đạo Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh tăng cường lực lượng kiểm tra, tuần tra kiểm soát, hướng dẫn tổ chức giao thông, kịp thời giải quyết, khắc phục những tồn tại, sự cố phát sinh (nếu có) trong thời gian đầu khai thác dự án.
Đồng thời yêu cầu Tổng cục Đường bộ bố trí lực lượng chức năng phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông vận tải Ninh Bình để tổ chức quản lý, khai thác phục vụ nhu cầu đi lại của người dân đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Dự án cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn có chiều dài 15,245km được đầu tư trên cơ sở nâng cấp đường nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và xây mới. Điểm đầu dự án tiếp nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình tại Cao Bồ (thuộc địa phận xã Yên Bằng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), điểm cuối giao cắt với quốc lộ 1 tránh thành phố Ninh Bình (thuộc địa phận xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
Dự án này được phân kỳ đầu tư theo quy mô 4 làn xe với bề rộng nền đường 17m; mặt đường xe chạy mỗi làn 3,5m. Tổng mức đầu tư khoảng 1.607 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước.
Doanh thu gần 3 tỷ đồng trong ngày đầu mở bán vé tàu Tết Nhâm Dần Sáng 16/11, đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) thông tin, sau 24h mở bán vé tàu Tết Nhâm Dần (từ 8h sáng ngày 15/11/2021), tổng số vé bán ra 2.243 vé, tương đương doanh thu gần 3 tỷ đồng; trong đó, 21% khách hàng mua vé trực tiếp tại nhà ga, còn lại 79% mua online. Người dân đến...