Đề xuất thêm nhiều chức năng cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam
Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam (DATC). Với dự thảo này, DATC được mở rộng phạm vi đối tượng hoạt động, bổ sung một số chức năng, nghiệp vụ trong việc mua, bán, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản.
Theo Bộ Tài chính, dự thảo Nghị định được xây dựng nhằm hoàn thiện cơ chế hoạt động của DATC theo hướng mở rộng phạm vi đối tượng hoạt động, bổ sung một số chức năng, nghiệp vụ trong việc mua, bán, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như khả năng xử lý tài sản, thu hồi nợ; ưu tiên mua, xử lý nợ và tài sản của các DNNN thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu để hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu.
Đồng thời, dự thảo bổ sung một số quy định mới để phù hợp với một số văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành và đặc thù hoạt động của DATC (hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh rủi ro, mua và xử lý nợ xấu; tham gia xử lý nợ, tái cơ cấu các DN có tình hình tài chính khó khăn, lâm vào tình trạng phá sản, đòi hỏi phải đa dạng hóa phương thức xử lý thu hồi nợ và khai thác tài sản; hoạt động tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản loại trừ mang tính chất tận thu cho Nhà nước, phụ thuộc vào tiến độ sắp xếp, chuyển đổi sở hữu DNNN).
Dự thảo Nghị định cũng bổ sung một số cơ chế hiện đang áp dụng đối với DN tương đồng về hoạt động kinh doanh mua bán, xử lý nợ với DATC như VAMC (Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam) mà cụ thể là được tham gia “xử lý nợ xấu của các tổ chức kinh tế, tham gia hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ có tổ chức và có sự quản lý của Nhà nước”.
Về các hoạt động của DATC, dự thảo Nghị định bổ sung việc DATC tiếp nhận nợ và tài sản của các đơn vị sự nghiệp công lập khi thực hiện cổ phần hóa; được tiếp nhận các tài sản khác theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là các tài sản tồn đọng, các tài sản gắn với xử lý nợ để tiếp tục đầu tư khai thác hoặc xử lý thu hồi cho Nhà nước.
Việc bổ sung quy định DATC có chức năng tiếp nhận các tài sản, dự án tồn đọng để tiếp tục đầu tư khai thác hoặc xử lý, thu hồi vốn cho Nhà nước sẽ tạo thêm các phương án xử lý linh hoạt, đa dạng và có hiệu quả đối với các đối tượng này. Nội dung này cũng phù hợp với quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 38 Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN.
Video đang HOT
Thực tế, tại một số DN mà DATC thực hiện tiếp nhận hoặc mua, xử lý nợ và tài sản theo chỉ định thì có một số dự án tồn đọng, tuy nhiên do chưa có cơ chế nên DATC không tiếp nhận hay mua lại dự án này để tiếp tục đầu tư, đưa vào vận hành, khai thác hoặc xử lý thu hồi vốn cho Nhà nước. Ngoài ra, nội dung bổ sung này cũng phù hợp với nhiệm vụ được giao khi thành lập DATC là xử lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản tồn đọng góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính DN.
Đối với hoạt động mua nợ và tài sản theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, dự thảo nghị định cũng bổ sung nội dung đối tượng mua theo chỉ định là các dự án cần hỗ trợ xử lý nợ để tiếp tục đầu tư, khai thác theo chỉ định.
Về nguyên tắc hoạt động, Bộ Tài chính đề xuất quy định rõ DATC hoạt động theo nguyên tắc: Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước; tự chủ, tự chịu trách nhiệm; công khai, minh bạch và tuân thủ các quy định của pháp luật; kiểm soát, hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động.
Hồng Vân
Theo baohaiquan.vn
Những dự án tiền tỷ "phơi sương" ở Hà Tĩnh: Ngành chức năng nói gì?
Trước thực trạng lãng phí của những dự án có số vốn đầu tư lớn nhưng không hiệu quả, dư luận đặt câu hỏi, phải chăng cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh còn "dễ dãi" trong việc cấp giấy phép đầu tư?
Dự án xây dựng Làng thanh niên xung phong nuôi trồng thủy sản Thạch Kênh, Thạch Hà được đầu tư gần 36 tỷ đồng nhưng không hiệu quả.
Thu hồi hàng loạt dự án không hiệu quả
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Hà Tĩnh, các dự án đã được phê duyệt nhưng không thực hiện hoặc chậm tiến độ, "đắp chiếu" gây ra sự thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư sẽ bị thu hồi.
Ông Hoàng Văn Sơn, Phó giám đốc Sở KH&ĐT Hà Tĩnh, cho biết: "Trước thực trạng trên, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Xây dựng thực hiện cuộc kiểm tra, rà soát tổng thể hàng loạt dự án kinh tế, nhất là đối với dự án nông nghiệp, để có phương án, quyết định thu hồi những dự án không khả thi. Các dự án bị thu hồi sẽ áp vào những yếu tố như: Dự án chậm tiến độ; vi phạm Luật Đầu tư, cam kết đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư...".
Theo đó, từ năm 2017 - 2018, Sở này đã rút giấy phép 6 dự án nông nghiệp gồm: Dự án nuôi cá bơn, cá mú và tôm công nghệ cao (thuộc Công ty CP Xây dựng Hồng Ngọc, địa chỉ tại Thạch Hà); Dự án trang trại chăn nuôi bò sữa cao sản Viết Triều (thuộc Công ty TNHH Viết Triều, địa chỉ tại thị xã Hồng Lĩnh); Nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ than bùn (thuộc Công ty cổ phần xây dựng Đại Việt Mỹ, địa chỉ tại thị xã Hồng Lĩnh); Phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao (thuộc Công ty CP Khoáng sản Mangan, địa chỉ tại Can Lộc); Nuôi cá bơn, cá mú và tôm công nghệ cao (thuộc Công ty TNHH Sao Đại Dương, địa chỉ tại Thạch Hà); Khu chế biến hành lá tại xã Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên (thuộc Công ty TNHH MTV Phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Tĩnh)...
Ngoài ra, một số dự án thương mại - dịch vụ - công nghiệp cũng bị rút giấy phép thời điểm này gồm: Đầu tư công nghệ cán kéo sản xuất phôi dây thép đen, mạ kẽm, lưới B40, thép gai (thuộc Công ty TNHH MTV lưới thép gai Hưng Thịnh, địa chỉ tại thị xã Hồng Lĩnh); Khu đô thị sinh thái Hương Thanh, tại đảo Xuân Giang 2, huyện Nghi Xuân (thuộc Công ty TNHH Thanh Thành Đạt); Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Quang Trung, xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh; Công ty CP đầu tư và phát triển thương mại WIYAPORN thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà và xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh...
Ông Sơn cũng cho biết thêm, các dự án nào vượt quá 24 tháng kể từ khi giao đất mà doanh nghiệp không đưa đất vào sử dụng sẽ xem xét gia hạn. Nếu hết thời gian được gia hạn mà doanh nghiệp vẫn chưa đưa đất vào sử dụng hoặc không chịu đầu tư kinh tế thì sẽ kiến nghị thu hồi và khi thu hồi sẽ không bồi thường về đất và tài sản trên đất, trừ trường hợp bất khả kháng. Hàng trăm dự án đã được các đoàn kiểm tra liên ngành kiến nghị, đề xuất thu hồi và hủy bỏ là rất lớn nhưng thực chất trên thực tế mới chỉ có 9 dự án được thực thi.
Được biết, từ năm 2009 cho đến nay, BQL khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành thu hồi 38 dự án đầu tư tại Khu kinh tế Vũng Áng. Ngoài việc do các nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động, hết thời hạn hoạt động thì nguyên nhân chủ yếu là do nhà đầu tư vi phạm các quy định của Luật Đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, không thực hiện đúng các cam kết đầu tư, dự án chậm tiến độ...
Từ đầu năm đến nay, BQL khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành thu hồi 6 dự án đầu tư tại Khu kinh tế Vũng Áng. Trong số đó có 5 dự án của nhà đầu tư trong nước với tổng mức đầu tư trên 190 tỷ đồng; 1 dự án của nhà đầu tư nước ngoài với tổng mức đầu tư trên 90 triệu USD.
Dự án Trường THCS Hương Quang, huyện Vũ Quang 16 tỷ xây xong bỏ hoang.
Khó thu hồi, vì sao?
Giải thích cho việc kiểm tra hàng trăm dự án nhưng thực thi pháp luật thu hồi thì rất ít, ông Sơn nói: Với những dự án chưa đầu tư, việc thu hồi không đáng ngại nhưng với các dự án đầu tư dang dở, nhất là dự án có số vốn lớn, việc thu hồi không dễ bởi sau thu hồi là hàng loạt vấn đề cần giải quyết. Đây cũng là hạn chế cho cơ quan chức năng, bởi nếu làm không khéo, không cẩn thận sẽ bị chủ đầu tư kiện ngược lại.
"Đơn cử, dự án hơn 10.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng khu du lịch Bắc Thiên Cầm không được triển khai đúng cam kết, dẫn đến hệ quả tất yếu là việc UBND tỉnh Hà Tĩnh rút giấy phép đầu tư, thu hồi dự án. Cho rằng, các quyết định trên của UBND tỉnh là vi phạm pháp luật, công ty này đã khởi kiện ra toàn án", ông Sơn nói.
Để dự án triển khai chậm hay nhanh, khả thi hay không thì việc đánh giá năng lực nhà đầu tư, khảo sát hiệu quả của dự án rất quan trọng.Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vấn đề này còn quá "dễ dãi". Trước thực trạng lãng phí của một dự án có số vốn đầu tư lớn, thiết nghĩ, các cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh cũng cần rạch ròi việc chịu trách nhiệm, có như vậy, môi trường đầu tư của tỉnh mới được cải thiện, minh bạch, hiệu quả và lành mạnh.
Theo Trí thức trẻ
18 cách biến hoá với chiếc khăn vuông mỏng khiến bạn thực sự bất ngờ Bạn biết không, nếu biết biến tấu linh hoạt, một chiếc khăn vuông mỏng nhẹ không chỉ dừng lại ở chức năng giữ ấm đâu nhé. Khăn vuông mỏng chính là món đồ không thể thiếu trong tủ đồ mùa thu của những cô gái yêu thích thời trang. Đây là item đáng sử dụng triệt để vào khoảng thời gian ngắn ngủi...