Đề xuất thành lập cơ quan độc lập điều tra, phá án tham nhũng
Theo Thượng tướng Lê Quý Vương (Thứ trưởng Bộ Công an), khó khăn lớn nhất là việc trao đổi thông tin chưa kịp thời từ kiểm tra, kiểm toán, thanh tra; xử lý một số vụ án giữa các ngành chưa có sự thống nhất trong chủ trương xử lý và tội danh dẫn đến chậm phải bổ sung; truy tố chậm; có vụ xét nhiều lần ở các cấp khác nhau.
Ngày 23.2, Ban Nội chính T.Ư tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng năm 2016 và quán triệt, triển khai kết luận số 10-KL/TW của Bộ Chính trị.
Vụ án Giang Kim Đạt và đồng phạm phạm tội tham nhũng vừa được đưa ra xét xử với 2 án tử hình. Ảnh: Lương Kết
Cần sự kết nối giữa các ngành nội chính
Ông Võ Văn Dũng, Phó trưởng Ban thường trực Ban Nội chính T.Ư cho biết: Năm 2016 lãnh đạo và các đơn vị của Ban Nội chính Trung ương đã tổ chức 37 cuộc làm việc với bộ, ngành và 113 cuộc làm việc với các tỉnh, thành phố để khảo sát, nắm tình hình, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước về nội chính và phòng chống tham nhũng. Qua đó đã kiến nghị trao đổi, góp ý với các bộ, ngành, địa phương các giải pháp giúp thúc đẩy.
Các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy đã chủ trì, phối hợp tham mưu đề xuất đưa 436 vụ việc, vụ án vào diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo xử lý, đã chỉ đạo, xử lý xong 206/436 vụ việc, vụ án. Trong tổng số 184 vụ án, vụ việc Ban chỉ đạo Trung ương giao tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo xử lý, đến nay đã tham mưu chỉ đạo xử lý xong 151 vụ án, vụ việc, đang tiếp tục tham mưu chỉ đạo xử lý 33 vụ án, vụ việc. Riêng năm 2016 đã tham mưu chỉ đạo xử lý xong 97 vụ việc, vụ án. Các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy cũng đã lựa chọn các vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm để đưa vào diện ban nội chính theo dõi, đôn đốc xử lý.
Ông Dũng cũng cho biết, năm 2017 sẽ tham mưu đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo và cấp ủy địa phương lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài, tập trung thanh tra, kiểm tra kiểm toán các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng lãng phí như đất đai, tài nguyên khoáng sản, các dự án đầu tư theo các hình thức BOT, BT, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, đầu tư nước ngoài, công tác cán bộ.
Ông Võ Công Trí, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Đà Nẵng cho rằng lãnh đạo đấu tranh phòng chống tham nhũng (PCTN) vào lúc này là rất khó khăn vì Đảng lãnh đạo toàn diện nhiều mặt chứ không phải chỉ riêng PCTN, trong khi đó lại chưa có cơ quan chuyên trách để điều tra phá án tham nhũng; các cấp ủy Đảng cũng chỉ đạo; còn ban nội chính chỉ tham mưu.
Video đang HOT
“Tức là phải qua 1 cơ quan khác trong hệ thống chính trị để chống tham nhũng, mà không phải chỉ đạo nào cũng được triển khai một cách răm rắp cho nên chưa ngăn chặn và đẩy lùi được tham nhũng như mục tiêu đề ra”, ông Trí cho biết.
Ông Trí kiến nghị thành lập cơ quan độc lập điều tra phá án về tham nhũng lãng phí, cơ quan này chịu trách nhiệm trước T.Ư; tăng chế tài xử phạt tham nhũng.
Còn theo Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, 5 vụ án lớn về tham nhũng, trong đó có những vụ án tham hết sức phức tạp, liên quan tới những công ty lớn có nhiều công ty con nên quá trình điều tra gặp khó khăn chưa kể thời gian đã diễn ra lâu.
Tướng Vương nhận định, khó khăn lớn nhất là việc trao đổi thông tin chưa kịp thời từ kiểm tra, kiểm toán, thanh tra; xử lý 1 số vụ án giữa các ngành chưa có sự thống nhất trong chủ trương xử lý và tội danh dẫn đến chậm phải bổ sung; truy tố chậm; có vụ xét nhiều lần ở các cấp khác nhau. Cho nên, theo tướng Vương, cần sự kết nối giữa các ngành nội chính.
Ông kiến nghị phải thực hiện nghiêm về đấu tranh PCTN nhất là tới đây triển khai các đạo luật hình sự, tố tụng hình sự, PCTN, thực hành tiết kiệm chống lãng phí để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng với các cấp ngành; tăng cường hướng dẫn chỉ đạo công an và nội chính ở địa phương; thanh tra, điều tra, xử lý sớm phát hiện để nâng cao xử lý; đẩy nhanh tiến độ điều tra nhất là vụ án lớn xã hội quan tâm; sửa đổi hoàn thiện văn bản pháp luật để tháo gỡ; kiện toàn lực lượng chuyên trách về PCTN, nghiên cứu mô hình cơ quan PCTN để hoàn thiện bộ máy.
Một khó khăn nữa được Thượng tướng Vương nêu ra là việc giải quyết tin báo tố giáo tội phạm từ cơ quan báo chí, chỉ có Viện trưởng Viện KSNDTC và chánh án TANDTC nên Bộ Công an và Thủ trưởng cơ quan điều tra không có quyền thì khó. Giải pháp phòng chống trốn ra nước ngoài của tội phạm tham nhũng vậy giải pháp như thế nào, hay tương trợ tư pháp hình sự với các nước về tham nhũng; có yếu tố trốn nước ngoài hay nước ngoài tham gia nên tư pháp hình sự là rất quan trọng.
Ông Nguyễn Thái Học, Trưởng ban Nội chính tỉnh Phú Yên bộc bạch, việc phát hiện ra tham nhũng đã khó, chưa nói đến đôn đốc theo dõi đôn đốc xử lý các vụ án, nhiều khi cơ quan chức năng không cung cấp thông tin, phải lấy danh nghĩa đại biểu Quốc hội mới làm được.
Ông Học lấy ví dụ, tại Phú Yên có vụ hiệu trưởng tại một trường trung học không lên lớp 1 năm nhưng vẫn lấy tiền dạy hơn 100 triệu đồng. Giáo viên nhà trường tố cáo nhưng cơ quan tố tụng sau khi điều tra đã không khởi tố vụ án. Sau đó, cơ quan nội chính kiến nghị cơ quan điều tra khởi tố nhưng VKS không phê chuẩn vì lý do cần giám định xem có vi phạm không? Mãi vừa rồi mới khởi tố và vừa đưa ra xét xử.
Đường lối sai sẽ đẻ ra cán bộ hư hỏng
Ông Hồ Viết Hiệp, Trưởng ban Nội chính tỉnh An Giang thì cho rằng, trong giai đoạn hiện nay chúng ta chưa tập trung vào nhiệm vụ phòng tham nhũng mà mới xử lý là chính và chưa nhiều biện pháp phòng ngừa.
Theo ông Hiệp, cần đặt câu hỏi vì sao tham nhũng không ngăn chặn được? Bởi vì, chưa nói được nguyên nhân căn cơ, chưa sâu gốc của tham nhũng là tha hóa về quyền lực, quyền lực dân giao cho rồi lợi dụng để mưu lợi ích riêng.
Ông Hiệp nhận định, tham nhũng quyền lực và chính sách là tham nhũng lớn hiện nay cho nên hết sức lưu ý. Muốn ngăn ngừa phải nhốt quyền lực vào trong lồng thể chế bằng pháp luật, hệ thống pháp luật kín kẽ không thể tham nhũng, còn răn đe thì chế tài nghiêm và thực thi nghiêm thì họ mới không dám.
“Tham nhũng có thể qua mặt cơ quan chức năng, không qua mặt được nhân dân nhưng chưa có kênh để nhân dân chống tham nhũng, phải dân chủ để dân dám đứng lên đấu tranh chống tham nhũng, mà kênh này thời gian qua mỏng manh quá nên dân chưa dám đấu tranh chống tham nhũng. Đường lối sai sẽ đẻ ra cán bộ hư hỏng cho nên phải bịt thì mới đấu tranh chống tham nhũng”, ông Hiệp nhận định.
Cũng theo Trưởng ban Nội chính tỉnh An Giang, việc phê và tự phê không như mong muốn vì đó là giải pháp mềm, không ai phê để ảnh hưởng đến quyền và lợi ích. Kênh phê và tự phê không phát hiện được mà kênh quan trọng nhất là tăng cường kiểm tra giám sát trong Đảng. Tăng cường thanh tra kiểm toán, giám sát nhưng hiện đội ngũ quá mỏng, có cơ quan 5 năm mới kiểm tra, giám sát thì dễ sai phạm lắm, ít nhất mỗi cơ quan 2 năm phải kiểm tra 1 lần.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh đánh giá, công tác phòng chống tham nhũng năm qua đã có bước chuyển quan trọng. Khối lượng công việc nhiều nhưng ngành đã tích cực, chủ động sáng tạo, hoàn thành các công việc được giao…
Thường trực Ban Bí thư cho rằng, 5 ngành Nội chính cần nhận thức sâu sắc và thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của cơ quan nội chính từ trung ương đến tỉnh, thành ủy cần phối hợp, chỉ đạo thực hiện tốt các các nhiệm vụ công tác nội chính và phòng chống tham nhũng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII; Nghị quyết T.Ư 4 về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi các biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ.
“Chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo chỉ đạo nâng cao hiệu quả phát hiện xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng. Tham mưu xây dựng và triển khai kế hoạch việc thanh tra các vụ việc; khởi tố, điểu tra truy tố xét xử các vụ án tham nhũng; rà soát có hiệu quả các cuộc thanh tra kinh tế – xã hội và việc thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước để phát hiện các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng kinh tế, chuyển cơ quan điều tra xử lý theo quy định…”, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh nhấn mạnh.
Thượng tướng Lê Quý Vương cho biết, vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm, lực lượng chức năng đã kê biên 20 bất động sản trên 6.000 tỷ đồng; vụ Hà Văn Thắm và đồng phạm cũng đã kê biên tài sản hơn 4.000 tỷ đồng. Còn với vụ Giang Kim Đạt và đồng phạm, cơ quan chức năng đã thu hồi được lượng tài sản khá lớn.
Theo Danviet
Hai Thứ trưởng Bộ Công An, Quốc Phòng được bổ nhiệm lại là ai?
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định bổ nhiệm lại 2 Thứ trưởng thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.
Thượng tướng Lê Quý Vương
Cụ thể, tại Quyết định 245/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại đồng chí Thượng tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
Tại Quyết định 249/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại đồng chí Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Theo PV (VGP)
Tướng Lê Quý Vương: Interpol áp lệnh "truy nã đỏ" với Trịnh Xuân Thanh Giải thích việc Trịnh Xuân Thanh trốn thoát ra nước ngoài, Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an cho rằng, vì đây không phải một vụ án trinh sát nên lực lượng Công an không thể áp dụng biện pháp liên hoàn. Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội sáng 17/11, Thượng tướng Lê Quý Vương...