Đề xuất tăng mức vay vốn cho sinh viên
Tổng số tiền giải ngân hàng năm cao nhưng việc thu hồi nợ lại rất khó khăn, hiện nhiều địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội đang thiếu vốn để học sinh, sinh viên vay ưu đãi…
Chiều 15/10, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức toạ đàm trực tuyến “Để sinh viên nghèo có tiền theo học”.
Đề xuất tăng mức vay lên 1,5 triệu đồng/tháng
Thông tin từ Ban tín dụng Học sinh, sinh viên, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cho biết: Từ năm 2007 nguồn vốn cho vay đã được nâng lên rất nhiều từ mức 300.000 đồng/ tháng (2007) đã lên đến 1 triệu đồng/ tháng (2011) tuy nhiên, mức này vẫn không thể đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên tại các thành phố lớn.
Nguyễn Thanh Phương (sinh viên ĐH Kinh doanh Công nghệ – Hà Nội) đã vay vốn theo chương trình này được 2 năm nhẩm tính: Tiền nhà trọ mỗi tháng 800.000 đồng, tiền học phí 60.000 đồng, tiền điện 3.500 đồng/ số, tiền nước 50.000 đồng/ tháng, tiền ăn 1.200.000 đồng… không kể tiền mua sách vở… mỗi tháng sinh hoạt tiết kiệm chi phí cũng lên tới gần 3 triệu đồng. “Số tiền vay được từ quỹ HS, SV chỉ đủ trang trải tiền ăn hàng tháng” Phương nói.
Ông Nguyễn Duy Hải (Tĩnh Gia – Thanh Hoá) có 4 người con học ĐH đều đã và đang vay vốn HS, SV, ông cho biết: “Với số tiền vay như hiện tại, gia đình vẫn gặp khó khăn rất lớn trong việc bổ sung trang trải sinh hoạt cho các cháu học ở thành phố, bản thân các con cũng đều phải đi làm thêm mới đủ tiền do giá cả ngày một leo thang”. Ông Hải đề xuất nên tăng mức cho vay tối đa là 1.5 triệu đồng/ tháng để hộ nghèo bớt khó khăn khi cho con đi học.
Bên cạnh nguồn vay thấp, nhiều HS, SV và các hộ gia đình còn phản ánh việc tiếp cận với ngồn vốn vay tại địa phương rất khó khăn. Bạn đọc tại địa chỉ email det…@wru.vn phản ánh: “Em đã xin giấy xác nhận của trường mang về địa phương nhưng xã lại nói giấy xác nhận không đúng mẫu, quay lại trường thì trường bảo vẫn cấp theo mẫu cũ. Em không biết làm thế nào, hiện nay đã gần hết học kỳ 1 rồi mà vẫn chưa vay được tiền. Gia đình em gặp rất nhiều khó khăn”.
Tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý cũng thừa nhận, thời điểm này đa số tân sinh viên đều đã nhập học nhưng tại nhiều địa phương học sinh sinh viên vẫn chưa được vay vốn theo chương trình của chính phủ. Lý do một phần do vướng mắc trong thủ tục thay đổi mẫu xác nhận mới, địa phương và các trường đã không cập nhật. “Hiện, liên Bộ đã thống nhất việc tiếp tục cho trường và địa phương sử dụng mẫu giấy xác nhận cũ đến hết tháng 6/2013 để tạo điều kiện cho các em sớm tiếp cận nguồn vốn”.
Video đang HOT
Về biện pháp giúp gia đình tân sinh viên nghèo giảm bớt áp lực về tài chính khi nhập trường, Thứ trưởng Trần Quang Quý cho biết “Chúng tôi đã chỉ đạo các trường có chính sách giãn thu cho các em. Các em thuộc diện cho vay sẽ được đóng tiền sau. Chúng tôi đã đề nghị các trường cùng chia sẻ khó khăn với nhà nước, không bắt các em phải nộp ngay. Các em nào diện gia đình nghèo, chưa có điều kiện đóng thì cho các em đóng sau. Các em bị trường thúc ép thì hãy phản ánh với Bộ Giáo dục và Đào tạo” ông Quý nói.
Lo thiếu vốn vay kỳ II năm học 2012-2013
Ông Lò Văn Đức, Giám đốc Ban tín dụng HS, SV, Ngân hàng Chính sách Việt Nam nêu thực trạng: Trong 5 năm triển khai chính sách tín dụng đã có hơn 35.000 tỷ đồng được giải ngân, nhưng số thu hồi nợ hàng năm không đủ để đáp ứng nguồn vốn tiếp tục cho sinh viên vay.
Cũng theo tính toán của Bộ Tài chính: để cân đối cho sinh viên vay vốn này theo chu kỳ tối đa 5 năm, nguồn vốn quay vòng phải đảm bảo từ 45 – 50.000 tỷ đồng. Trong đó, 1/3 ngân sách do Chính phủ cấp và 2/3 được Ngân hàng chính sách huy động từ các nguồn xã hội hoá. Việc huy động phụ thuộc rất lớn vào thị trường tài chính. “Vừa qua, Bộ Tài chính đã phải ký quyết định dành 2.500 tủ đồng từ nguồn vốn giảm nghèo của ngân hàng thế giới để có nguồn cho HS, SV vay trong kỳ I năm học 2012 – 2013 này, còn kỳ II cũng chưa biết huy động từ đâu?” – ông Nguyễn Ngọc Anh – Phó vụ trưởng Vụ tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) cho biết.
Ông Ngọc Anh cũng cho hay, để tăng mức vay lên 1,5 triệu đồng/ tháng là hết sức khó khăn đối với việc huy động vốn và thu hồi nợ. ” Với mức vay hiện tại một gia đình có 2 con đi học, sau khi ra trường số dư nợ đã lên đến 100 triệu đồng, đây là con số khổng lồ đối với hộ nghèo. Trong khi đó, khả năng trả nợ chỉ phụ thuộc vào việc…con cái ra trường có công ăn việc làm” ông Anh nói.
Ông Nguyễn Tiến Trứ – Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hoá – địa phương có số dư nợ cao nhất cả nước cho biết: “Tổng số dư nợ của Thanh Hoá hiện tại là 2.352 tỷ đồng, năm 2012 mới thu được 215 tỷ. Việc thu nợ rất khó khăn do nhận thức của người dân. Hiện, người dân vay vốn với tâm lý: vay để con trả, và khi nào con có việc mới phải trả. Chúng tôi đã phải đến tận nhà… động viên và giải thích rõ trách nhiệm trả nợ ngân hàng phải là của cả gia đình, từ nguồn thu của gia đình chứ không chỉ trông chờ vào con”.
Theo khám phá
Độc chiêu chống "bão giá" của sinh viên
Sống trong bóng tối để tiết kiệm điện, đi chợ từ lúc trời chưa kịp sáng, ở ghép nhiều người, góp gạo thổi cơm chung...là những chiêu chống "bão giá" của sinh viên.
Chịu cảnh sống trong bóng tối
Đối mặt với giá cả ngày càng leo thang, tiền điện, tiền nước, tiền nhà... tăng chóng mặt, sinh viên đã nghĩ ra nhiều cách để sống chung với "bão giá". Tắt điện những lúc không cần thiết cũng là một cách để cắt giảm chi phí sinh hoạt.
"Góp gạo thổi cơm chung" là cách nhiều sinh viên lựa chọn để tiết kiệm chi phí sinh hoạt (Ảnh Vietbao)
Quen kiểu "thức đêm ngủ ngày" nên phòng trọ của Việt Hưng (ĐH Giao thông vận tải Hà Nội) lúc nào cũng đỏ điện đến tận 2, 3 giờ sáng. Nhưng từ khi xăng tăng giá, bà chủ nhà tăng tiền điện lên 4000 đồng/số Hưng thức đêm nhưng không còn dám giăng điện sáng trưng như trước nữa.
Hưng chia sẻ: "Xăng tăng, điện tăng, cái gì cũng tăng, tháng cũng mất đến 300 ngàn tiền điện. Mình làm bài trên máy tính nên không thể hạn chế sử dụng máy tính được đành tắt bớt đèn đi thôi. Vừa mua thêm cái bóng đèn USB cắm vào laptop, làm việc khuya đỡ tốn điện, chứ dùng tẹt ga như trước thì có ngày vỡ nợ".
Qua tìm hiểu của PV, rất nhiều khu trọ trên địa bàn Hà Nội đã tăng giá điện lên 4.000 - 5.000 đồng/số. Để tiết kiệm chi phí, nhiều bạn mua thêm bóng đèn công suất thấp để sử dụng, hạn chế sử dụng các thiết bị "ăn điện" như máy tính, loa đài.
Thanh Hà (Đại học sư phạm Hà Nội) tâm sự: "Ngày trước cứ về đến nhà là lên Facebook, Zingme từ chiều đến đêm. Nhưng bây giờ thì phải hạn chế dùng máy tính, chỉ khi nào cầnlàm bài tập thì mới dám mở máy thôi".
Ăn chung ở ghép
Không chỉ tiết kiệm tiền ăn mà sinh viên còn tiết kiệm tiền phòng trọ bằng cách ở ghép nhiều người. Giá phòng trọ trên địa bàn Hà Nội cũng đã tăng theo giá xăng dầu, trung bình 700-800 ngàn đồng/phòng không khép kín, phòng khép kín có giá tầm 1,2 - 1,8 triệu đồng/phòng.
Rất nhiều sinh viên chịu cảnh chen chúc 3, 4 người trong một căn phòng 16, 17m2 để tiết kiệm chi phí nhà ở.
Thu Quỳnh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: "Trước phòng mình có 1,2 triệu thôi, mình với 1 bạn nữa ở. Sau Tết vừa tăng lên 1,4 thì vẫn chịu được. Giờ tăng lên 1,6 triệu đành phải rủ thêm người nữa ở cùng. Ở chật một chút còn hơn phải bớt tiền ăn".
Trước đây, mỗi khi hết tiền, thì mì tôm là sự lựa chọn hàng đầu của sinh viên. Nhưng đó là thời mà mỗi gói mì chỉ có giá 1.500 đến 2.000 đồng/gói. Còn bây giờ mì gói cũng đã leo thang lên 4.000, 5.000 đồng/gói, cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí là "góp gạo thổi cơm chung".
"Bố mẹ mình gửi gạo từ quê ra nên không mất tiền mua gạo. Ba bốn đứa đóng tiền mua thức ăn nấu chung tiết kiệm hơn rất nhiều, cả dầu mỡ, mắm muối nữa. Tính ra mỗi tháng cũng bớt được khoảng 200-300 ngàn tiền ăn so với nấu một mình", Hà Thu (CĐ Môi trường Hà Nội) chia sẻ.
Đi chợ từ tờ mờ sáng
Dạo quanh một vòng các khu chợ đầu mối buổi sớm như: Long Biên, Ngã Tư Sở, Dịch Vọng Hậu... mới thấy nhiều sinh viên chịu khó dậy sớm để mua được thực phẩm với giá rẻ.
Chịu khó dậy sớm đi chợ đầu mối để tránh cảnh "chặt chém" ở chợ cóc gần nhà (Ảnh VietNamNet)
Theo ghi nhận của PV, người đến mua lẻ tại chợ Dịch Vọng không chỉ có người dân ở xung quanh chợ mà có cả những người cách chợ 3-4 km. Đông đảo trong số này là sinh viên trọ tại các khu vực gần chợ như Xuân Thủy, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Phong Sắc.
"Mua ở chợ lẻ gần nhà, cà chua lên 20 nghìn đồng/kg, bắp cải 7 nghìn đồng/kg, su hào 5 nghìn đồng/củ. Trong khi đó, chợ Dịch Vọng, cà chua chỉ 7 nghìn đồng/kg, bắp cải 4 nghìn đồng/kg, su hào 2 nghìn/củ. Từ ngày giá cả leo thang, chúng mình không dám đi chợ cóc gần nhà nữa.
Mấy đứa cùng xóm trọ rủ nhau dậy sớm đi chợ Dịch Vọng cho rẻ. Mỗi thứ bớt một tí nhưng tính ra cũng tiết kiệm được kha khá đấy. Vẫn số rau như thế nhưng mua chợ lẻ mình phải mất 25.000 thì chợ Dịch Vọng tầm 12-15.000 thôi", Phương Nga (ĐH Sư phạm Hà Nội) chia sẻ.
Giá cả càng leo thang, cuộc sống sinh viên càng khó khăn hơn. Nhưng trong cái khó ló cái khôn, càng lúc khó khăn sinh viên càng có nhiều ý tưởng
độc đáo để sống chung với "bão giá".
Theo Vietnamnet
Tình yêu sinh viên thời bão giá Đang phải gồng mình với giá phòng, tiền điện, nước, sinh hoạt, sinh viên đã có ý tưởng làm tình yêu đẹp hơn thời bão giá. Thay đổi chốn hẹn hò Khi bão giá hoành hành, rất nhiều người đã đi làm việc còn phải "thắt lưng buộc bụng", cắt giảm chi tiêu, tiết kiệm mọi thứ có thể thì sinh viên cũng...