Đề xuất quy hoạch tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội -Đồng Đăng
Tỉnh Lạng Sơn đề xuất Bộ Giao thông Vận tải quy hoạch tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng là tuyến đường sắt tốc độ cao.
Đồng thời di chuyển vị trí ga Lạng sơn về ga Yên Trạch để tạo hệ thống kết nối giữa đường sắt, đường bộ và đi các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Ga Lạng sơn hiện đã xuống cấp nhiều và nằm trong khu nội đô của thành phố ít nhiều ảnh hưởng tới giao thông của nội đô Lạng Sơn.
UBND tỉnh Lạng Sơn đã có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tham gia ý kiến về Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050, trong đó đề xuất quy hoạch tuyến Hà Nội – Đồng Đăng là đường sắt tốc độ cao.
Video đang HOT
Tại văn bản này, UBND tỉnh Lạng Sơn cơ bản nhất trí với nội dung của dự thảo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050 do Bộ GTVT xây dựng. Tuy nhiên, Lạng Sơn đề nghị Bộ GTVT quy hoạch tuyến Hà Nội – Đồng Đăng là tuyến đường sắt tốc độ cao (phù hợp với phía Trung Quốc đã xây dựng đến Nam Ninh), để thực hiện đầu tư trong giai đoạn sau năm 2030, nhằm phát huy lợi thế của phương thức vận tải đường sắt giữa các nước ASEAN với Trung Quốc, đồng thời giảm áp lực cho giao thông đường bộ.
Lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, nội dung này đã được thống nhất trong các cuộc hội đàm giữa Bí thư Tỉnh ủy 4 tỉnh của Việt Nam gồm Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh với Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc tại các cuộc gặp đầu Xuân hàng năm.
UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đề nghị quy hoạch sau năm 2030 điều chỉnh tuyến đường sắt qua giữa thành phố Lạng Sơn đi dọc theo Quốc lộ 1A hiện tại.
Về quy hoạch nhà ga, UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị bổ sung quy hoạch mở rộng ga Yên Trạch và di chuyển ga Lạng Sơn (hiện tại ga nằm trong khu vực nội thị thành phố Lạng Sơn, đã xuống cấp, giao thông kết nối rất hạn chế) về ga Yên Trạch để tạo hệ thống giao thông kết nối giữa đường sắt, đường bộ và đi các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Ga đường sắt Yên Trạch hiện nay được xây dựng tại Km 143 400 thuộc tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng trên địa bàn xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Vị trí này thuận tiện trong việc phát triển dịch vụ logistics của tỉnh và theo định hướng phát triển của ngành GTVT như: gần trục chính đường bộ đi vào thành phố Lạng Sơn, gần bến xe phía Nam thành phố đã đi vào hoạt động, gần vị trí quy hoạch xây dựng cảng cạn Lạng Sơn (vị trí tại Km22 500/QL.1, đã được Bộ GTVT chấp thuận Công văn số 3340/BGTVT-KHĐT ngày 9/4/2020).
Vị trí ga đường sắt Yên Trạch hiện tại thuận tiện trong việc phát triển dịch vụ logistics của tỉnh và theo định hướng phát triển của ngành GTVT như: gần trục chính đường bộ đi vào thành phố Lạng Sơn, gần bến xe phía Nam thành phố đã đi vào hoạt động, gần vị trí quy hoạch xây dựng cảng cạn Lạng Sơn (vị trí tại Km22 500/QL.1, đã được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận Công văn số 3340/BGTVT-KHĐT ngày 09/4/2020).
Ga đường sắt Yên Trạch hiện nay được xây dựng tại Km 143 400 thuộc tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng trên địa bàn xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
“Vị trí ga Yên Trạch thuận tiện cho việc làm đầu mối khai thác vận tải đường sắt đến ga Đồng Đăng (tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng), ga Na Dương ( tuyến đường sắt Mai Pha – Na Dương) và định hướng phát triển tuyến đường sắt Lạng Sơn – Quảng Ninh (Mũi Chùa)” lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn nêu tại văn bản.
Giảm 50% phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt do ảnh hưởng dịch Covid-19
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 12/2021/TT-BTC quy định mức thu, khai, nộp phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt, giảm 50% phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt so với hiện hành nhằm hỗ trợ đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt được giảm 50% phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt. Ảnh: TL.
Theo Thông tư 12/2021/TT-BTC, mức phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt được Bộ Tài chính đề xuất giảm về mức 4% trên doanh thu kinh doanh vận tải đường sắt so với hiện hành (quy định tại Thông tư số 295/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 là 8%).
Cũng theo Thông tư 12/2021/TT-BTC, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện kê khai, nộp phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt theo tháng, quyết toán năm theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; nộp 100% số tiền phí vào ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương) theo chương, mục, tiểu mục của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Trong thời gian Thông tư 12/2021/TT-BTC có hiệu lực, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt không thực hiện khai, nộp phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt theo mức thu phí quy định tại Thông tư số 295/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt.
Các nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, trường hơp không thu phí và các nội dung khác liên quan không quy định tại Thông tư 12/2021/TT-BTC thì vẫn thực hiện theo Thông tư số 295/2016/TT-BTC.
Thông tư 12/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 8/2/2021 đến hết ngày 31/12/2021. Kể từ ngày 1/1/2022 trở đi, phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt thực hiện theo quy định cũ (Thông tư số 295/20216/TT-BTC)./.
Bộ trưởng giao thông thị sát bến xe, ga tàu Bộ trưởng giao thông Nguyễn Văn Thể yêu cầu các đơn vị vui xuân đón tết nhưng không để lây lan dịch bệnh. Chiều 5-2, Bộ trưởng Bộ giao thông Nguyễn Văn Thể trực tiếp kiểm tra hoạt động vận tải và công tác phòng, chống dịch COVID-19 dịp tết Nguyên đán 2021 tại một số bến xe, nhà ga trên địa bàn...