Đề xuất quy định công khai giá trang thiết bị y tế
Phản hồi đề nghị của Bộ Y tế về việc đóng góp ý kiến cho Đề xuất quy định công khai giá trang thiết bị y tế; đồng thời, trên cơ sở tổng hợp ý kiến từ phía các doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, việc yêu cầu doanh nghiệp công khai giá vốn của trang thiết bị y tế cần xem xét trên một số phương diện.
Máy móc, thiết bị y tế tại Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 tại Long An để phục vụ điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch. Ảnh minh họa: Bùi Giang/TTXVN
Cụ thể, theo pháp luật về giá, mặt hàng trang thiết bị y tế thuộc diện niêm yết giá, tức là công khai giá bán để khách hàng nhận biết. Việc này hiện đã được thực hiện qua Cổng thông tin công khai giá bán và giá trúng thầu trang thiết bị y tế. Pháp luật về giá không có quy định cho phép cơ quan Nhà nước đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phải công khai giá vốn của sản phẩm.
Bên cạnh đó, quy định này gây khó khăn trong việc kê khai như một số nội dung về chi phí chung, lợi nhuận dự kiến, giá vốn sản xuất… rất khó xác định chính xác và không có công thức chuẩn xác để xác định. Việc này dẫn đến doanh nghiệp sẽ không biết công khai mức như thế nào cho đúng. Bởi lẽ, theo phản ánh của doanh nghiệp khi thực hiện đăng ký giá, việc kê khai các nội dung này rất phức tạp và có nhiều cách hiểu khác nhau giữa doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước.
Video đang HOT
Ngoài ra, gây bất lợi với doanh nghiệp vì chi phí sản xuất, kinh doanh là bí mật của doanh nghiệp trong việc cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Việc yêu cầu doanh nghiệp công khai các nội dung này sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp khác nắm bắt được, từ đó có thể dẫn đến bất lợi với doanh nghiệp nói riêng và môi trường kinh doanh nói chung.
Thêm nữa, việc công khai giá CIF (là giá tính tại cầu cảng của nước nhập khẩu, nghĩa là bên bán chịu mọi chi phí cho đến khi hàng hóa được giao tại cảng của bên mua theo qui định) và chi phí sản xuất cũng tạo ra sự so sánh không công bằng giữa các doanh nghiệp: doanh nghiệp có thể kinh doanh nhiều mặt hàng, nhưng có thể chỉ một số là có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn với đối thủ, còn các mặt hàng khác kém hoặc không có lợi thế cạnh tranh. Việc công khai chi phí qua một cổng thông tin có thể dẫn đến tình trạng so sánh không công bằng, trung thực, tập trung vào một số mặt hàng, từ đó ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
Đồng thời, tạo gánh nặng thủ tục hành chính cho doanh nghiệp vì các nội dung dự kiến công khai tương đối nhiều; trong đó, một số nội dung dễ dàng thay đổi như giá CIF, giá vốn sản xuất, các khoản thuế phí, chi phí. Việc này khiến doanh nghiệp phải liên tục cập nhật để phù hợp với giá cả thực tế, từ đó tạo ra gánh nặng thực thi quy định.
Chính vì thế, theo quan điểm của VCCI, nếu đề xuất này nhằm giải quyết tình trạng hiện nay khi các đơn vị, cơ sở y tế gặp khó khăn trong việc xác định mức giá phù hợp khi thực hiện đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế thì có thể giải quyết qua một trong số các hình thức như: Đăng ký giá, hoặc yêu cầu công khai trực tiếp với tư cách bên mua vì đơn vị, cơ sở y tế hoàn toàn có quyền yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông tin; trong đó, có giá CIF trong quá trình thương thảo hợp đồng mua sắm thiết bị. Việc này sẽ giúp cơ sở y tế có thêm thông tin trong việc tiến hành hoàn tất mua sắm theo phương thức chỉ định thầu.
Từ những lý do trên, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc lại việc áp dụng quy định theo đề xuất quy định công khai giá trang thiết bị y tế.
Tiếp nhận thiết bị y tế, thuốc hỗ trợ bệnh nhân F0 trị giá 13 tỷ đồng
Sáng 11/9, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh - Ban vận động, tiếp nhận và phân phối Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố tổ chức tiếp nhận vật tư y tế, thuốc hỗ trợ bệnh nhân F0 trị giá 13 tỷ đồng, do các doanh nghiệp, tổ chức trao tặng, góp phần vào công cuộc phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố.
Bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh tiếp nhận tượng trưng số thuốc hỗ trợ bệnh nhân F0 do Công ty CP Dược Phẩm Quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng tặng.
Cụ thể, Công ty cổ phần Dược Phẩm Quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng ủng hộ 50.000 "Hộp Viên Thảo Mộc Thiên Trùng Pháp Thổ Cô Lai Tọa H2VV", (một loại thuốc Đông y hỗ trợ điều trị bệnh nhân mắc COVID-19, được Bộ Y tế cho phép lưu hành) trị giá tương đương 12,5 tỷ đồng; Công ty TNHH Thương mại Cao Đại Tín (HaKaWa) tài trợ 50 máy tạo oxy loại 7 lít, kèm phụ kiện tiêu chuẩn, trị 445 triệu đồng.
Các loại trang thiết bị, thuốc hỗ trợ điều trị bệnh nhân COVID-19 này sẽ được phân bổ đến các bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị COVID-19, bệnh viện 21 quận, huyện và thành phố Thủ Đức, Trung tâm An sinh xã hội Thành phố; UBND các quận, huyện và thành phố Thủ Đức để phục vụ công tác điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 tại các bệnh viện, đơn vị y tế trên địa bàn.
Bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận tượng trưng 50 máy tạo oxy do Công ty TNHH Thương mại Cao Đại Tín (HaKaWa) trao tặng.
Tiếp nhận sự ủng hộ kịp thời của các nhà hảo tâm, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh Tô Thị Bích Châu ghi nhận và đánh giá cao tinh thần vì cộng đồng của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm. Bà nhấn mạnh, sự đóng góp này là rất quý báu để tăng cường nguồn lực cho Thành phố triển khai công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố - Ban vận động, tiếp nhận và phân phối Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 cam kết sẽ kịp thời phân bổ đến đúng đối tượng, đúng mục đích, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, cùng Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh và Công ty CP Dược Phẩm Quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng trao tặng thuốc hỗ trợ F0 cho Bệnh viện Quận 1.
Tính từ ngày 1/7 đến 18 giờ ngày 10/9, Ban vận động, tiếp nhận và phân phối Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận số lượng nhu yếu phẩm, vật tư, thuốc, phương tiện, trang thiết bị y tế... với tổng trị giá hơn 1.881 tỷ đồng, từ sự đóng góp của 168 đơn vị, tổ chức, cá nhân, bạn bè quốc tế, kiều bào ở nước ngoài, các tổ chức tôn giáo, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân.
Các vật tư, thiết bị y tế (trong đó có nhiều máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến và cả các loại vật tư tiêu hao) là nguồn hỗ trợ đắc lực, sự động viên kịp thời giúp cho các người dân Thành phố vượt qua khó khăn trong cuộc sống; đặc biệt góp thêm nguồn lực chung tay cùng các bệnh viện, cơ sở y tế và các y, bác sỹ làm tốt nhiệm vụ chăm sóc, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 trên địa bàn Thành phố.
Đề nghị Singapore xem xét hỗ trợ, chuyển nhượng vắc xin dôi dư cho Việt Nam Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị Singapore xem xét hỗ trợ hoặc chuyển nhượng lại vắc xin Covid-19 dôi dư cho Việt Nam sớm nhất có thể. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan. ẢNH BỘ NGOẠI GIAO CUNG CẤP Ngày 7.9, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã...