Đề xuất Quốc hội chọn Thủ tướng, 4 Bộ trưởng trả lời chất vấn
Sáng 10/11, danh sách dự kiến 5 Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn trực tiếp tại kỳ họp thứ 8 đã được gửi xin ý kiến các đại biểu Quốc hội. Trong số 5 Bộ trưởng Công thương, Nội vụ, GTVT, KH&CN, LĐ,TB&XH được gợi ý, Quốc hội sẽ chọn 4 vị đăng đàn.
Ngoài 4 Bộ trưởng được chọn, theo thông lệ, tại kỳ họp cuối năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng trực tiếp báo cáo, giải trình thêm một số vấn đề về hoạt động điều hành của Chính phủ và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp báo cáo, giải trình một số vấn đề về hoạt động điều hành của Chính phủ và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
Văn bản gợi ý, xin ý kiến các đại biểu Quốc hội về danh sách các Bộ trưởng trả lời chất vấn cũng nêu cụ thể các nhóm vấn đề cũng đã được dự kiến cho mỗi vị.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng sẽ trả lời về việc phát triển công nghiệp phụ trợ, phát triển công nghiệp chế tạo trong nước, các giải pháp quản lý thị trường, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng hàng giả, buôn lậu.
Sự tham gia của Việt Nam đối với hệ thống phân phối bán lẻ trong nước, giải pháp để khắc phục những tồn tại hạn chế trong lĩnh vực này cũng là nội dung dự kiến dành cho Bộ trưởng Công thương.
Đối với Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình, nhóm vấn đề đầu tiên được đặt ra là việc thực hiện cải cách hành chính, giảm thủ tục hành chính gắn với nâng cáo chất lượng công vụ.
Nhóm vấn đề khác là giải pháp thực hiện đề án tinh giản biên chế đội ngũ cán bộ, công chức, khắc phục tình trạng cấp phó quá nhiều ở các cơ quan trung ương, nâng cao năng suất lao động, cải cách chế độ tiền lương.
Video đang HOT
Kết quả tổng kết, đánh giá toàn diện đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, xử lý các biểu hiện tiêu cực trong công tác uy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức là nhóm vấn đề thứ 3 đặt ra đối với Bộ trưởng Nội vụ.
Đoàn thư ký kỳ họp cũng gợi ý nhóm vấn đề thực hiện lộ trình tăng lương thích hợp để đảm bảo cuộc sống của công chức, của người có thu nhập thấp; xem xét vấn đề lương hưu, nhất là đối với những người về hưu trước năm 1995.
Nếu được chọn đăng đàn, Bộ trưởng Nội vụ sẽ được “chia lửa” từ người đồng cấp ở Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ.
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nhận đề xuất trả ời về tình trạng chung của hạ tầng giao thông; giải pháp đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, giải pháp sớm hoàn thành Quốc lộ 1A; Giải pháp hạn chế tai nạn giao thông trong tình hình hiện nay, đặc biệt là tai nạn giao thông đường bộ; trách nhiệm của Bộ và chính quyền địa phương trong công tác bảo đảm an toàn giao thông.
Nhóm vấn đề khác sẽ dành cho Bộ trưởng Thăng là về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải.
Bộ trưởng KH&ĐT, Tài chính, Công an sẽ được huy động tham gia thêm trong phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng GTVT nếu vị này được chọn đăng đàn.
Bộ trưởng LĐ,TB&XH Phạm Thị Hải Chuyển nhận một số nhóm vấn đề để chất vấn như quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; Tình hình và công tác quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Thực trạng thất nghiệp hiện nay, đặc biệt là sinh viên mới ra trường; giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu, tăng mức trợ cấp xã hội để đảm bảo an ninh xã hội.
Đối với Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân, có 3 nhóm vấn đề đặt ra. Trước hết là trách nhiệm của ngành KH&CN trong tăng năng suất lao động; giải pháp áp dụng có hiệu quả kết quả nghiên cứu khoa học phục vụ đời sống, sản xuất, quản lý xã hội, nhất là trong sản xuất nông nghiệp.
Vấn đề tiếp theo là trách nhiệm của Bộ trong việc chủ trì, phối hợp thực hiện cơ chế, chính sách bảo đảm chất lượng sản phẩm hàng hoá, kiểm định công nghệ nhập khẩu theo quy định.
Nhóm vấn đề thứ 3 là việc thực hiện chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và việc phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ và thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ; thực trạng, hiệu quả hoạt động của các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia.
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này sẽ bắt đầu vào thứ 2 tuần tới (ngày 17/11), dự kiến kéo dài 2,5 ngày.
P.Thảo
Theo Dantri
Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh 'nóng' chuyện ngân sách
Cho rằng một số đại biểu HĐND còn quan liêu, thiếu sâu sát khi cứ "đòi"Sở Tài chính phải tăng dự toán chi ngân sách cho Sở, ngành của mình, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính đã phản biện ngay trong phiên chất vấn của kỳ họp thứ 15 HĐND, khóa 12 tỉnh Quảng Ninh diễn ra từ 14-16.7 vừa qua.
Ông Phạm Minh Chính bất ngờ "xen ngang" phiên chất vấn - Ảnh: B.N
Trước đó, chất vấn Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Văn Minh, ông Vũ Xuân Diện, Giám đốc Sở Y tế, đã đề nghị Sở Tài chính không được cắt giảm dự toán chi ngân sách cho y tế, vốn là một lĩnh đầu tư cho "nhân đạo". Một số ý kiến khác thì băn khoăn trước việc nếu thực hiện đề án tinh giản bộ máy, biên chế trong ngành giáo dục thì cần quan tâm đến đội ngũ giáo viên.
Tuy nhiên, theo ông Chính, hai ngành giáo dục, y tế đã và đang luôn nhận được sự quan tâm lớn nhất của toàn tỉnh.
"Từ năm 2011 đến giờ, và đặc biệt là năm 2013, chúng ta luôn dành đến gần 50% tổng chi ngân sách tỉnh, trong đó, giáo dục là 35-40%, y tế là từ 9-10%, tương đương 4,5 ngàn tỉ đồng. Giờ mà các đồng chí tiếp tục đòi nữa thì lấy đâu ra mà chi cho những cái khác?", ông Chính đặt câu hỏi.
Đầu tư "lệch"
Cũng theo ông Chính, ngân sách đang bị hai ngành trên đầu tư "lệch", khi tập trung quá nhiều vào xây dựng cơ bản mà lại chi quá ít cho con người .
"Không biết anh Diện có biết việc này không? Nhưng tôi biết có trạm xá được trang bị máy làm răng, rồi cả máy xét nghiệm máu. Ở đó có được một bác sĩ nhưng không biết sử dụng những thiết bị này nên máy đắp chiếu nằm đấy. Các đồng chí có thể đến kiểm tra, nếu đúng thì thu hồi lại!", ông Chính thẳng thắn.
Về lĩnh vực giáo dục, Bí thư tỉnh ủy cũng chỉ ra điểm bất hợp lý tương tự: tại những vùng giáp ranh, có khi hai xã cùng có trường học cùng cấp áp lưng vào nhau. "Nguyên do là việc xây điểm trường chỉ căn cứ vào địa giới hành chính, cho có, cho đủ, chứ ko căn cứ vào nhu cầu thực tế của người học", ông Chính nói.
"Trường sư phạm của ta, đầu tư rất nhiều cơ sở vật chất như nhà ăn, thư viện mà không ai sử dụng. Tổng biên chế của ngành giáo dục lại rất lớn. Hôm trước tôi dự khai giảng một lớp có 369 giáo viên Anh ngữ, nhưng khoảng 35% trong số đó không đạt chuẩn. Lớp học tin học và ngoại ngữ thì thiếu, nhưng lại mua búp bê bằng đất, đá về xây dựng rồi đặt ở đấy làm gì? Các đồng chí không thấy những điều đó vì không đi thực tế, đi là thấy ngay. Còn cứ ngồi trên này thì không bao giờ phát hiện được những bất hợp lý, rồi cứ đòi hỏi, làm khó cho cơ quan quản lý", ông Chính phân tích.
Bí thư tỉnh ủy cũng thẳng thắn đề nghị: về tổng chi ngân sách cho hai ngành này năm nay, các đơn vị liên quan phải rà soát lại và báo cáo Ban thường vụ tỉnh ủy trước khi quyết định. "Không phải các đồng chí cứ muốn chi tiêu thế nào thì chi tiêu, tôi thấy thế là không được", ông Chính nhận xét.
Kết thúc phần ý kiến dài khoảng 15 phút của mình, ông Chính nhấn mạnh: sắp tới y tế và giáo dục phải là những ngành dịch vụ. "UBND tỉnh vừa ban hành danh mục 67 công trình thí điểm mô hình đầu tư và quản lý theo hình thức đối tác "công - tư" (PPP), theo ba phương thức: Lãnh đạo công - Quản trị tư, Đầu tư công - Quản lý tư và Đầu tư tư - Sử dụng công. Theo đó, y tế và giáo dục phải đi đầu trong việc áp dụng mô hình trên. Có như vậy mới tạo ra nguồn lực. Không thể cứ ỷ lại, trông chờ mãi vào nguồn vốn bao cấp của nhà nước", ông Chính kết luận.
Theo TNO
Chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó tình hình Biển Đông Chiều 12-6, chốt lại phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đăng đàn trả lời chất vấn các vị ĐBQH. Báo cáo Quốc hội về tình hình Biển Đông và biện pháp ứng phó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ cũng đang chỉ đạo các Bộ, cơ quan chức...