Đề xuất phương án đặt tên đường Võ Nguyên Giáp
Sở VH-TT&DL Hà Nội vừa chính thức trình phương án đề xuất đặt tên 3 tuyến đường mang tên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội Tô Văn Động cho biết, tuyến cầu Nhật Tân đi qua Tây Hồ Tây (Bưởi) đến đường Hoàng Quốc Việt dài 4,5km rộng 57,5 đến 64,5m sẽ mang tên Võ Chí Công. Tuyến đường từ sân bay Nội Bài đến cầu Thăng Long (quen gọi là đường Bắc Thăng Long – Nội Bài) dài 16km rộng 23m đến 50m được đề xuất mang tên Võ Văn Kiệt. Còn tuyến đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, theo phương án đề xuất của Sở VH-TT&DL Hà Nội từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài dài 12km, rộng 70-100m. Tuyến đường mới vừa hoàn thiện và sẽ thông xe vào ngày 10-10…
Theo ANTD
Năm mới nói chuyện đặt tên đường
Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp được một số báo chí bình chọn là sự kiện có sức lay động nhất trong năm 2013. Sau sự ra đi của Đại tướng có rất nhiều tỉnh thành đã quyết định đặt tên đường phố mang tên của Đại tướng. Trong ngày đầu năm mới, tỉnh Hậu Giang chính thức đổi tên đại lộ Hậu Giang thành Đại lộ Võ Nguyên Giáp.
Đây là tuyến đường đẹp nhất tỉnh Hậu Giang được đầu tư xây dựng mới và đưa vào lưu thông trong thời gian ngắn. Trước đó, một số tỉnh thành trong nước đã có đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Riêng tại Thủ đô Hà Nội, kế hoạch đặt tên đường đã được đặt ra nhưng chưa có đường phố nào có thể xứng đáng để đặt tên cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Việc đặt tên, đổi tên đường phố ở Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, các nhà khoa học và quần chúng nhân dân Thủ đô. Với đặc thù là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước, nơi có bề dày văn hóa, lịch sử và là một đô thị rộng lớn, thành phố Hà Nội đã có Quyết định riêng về quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn phù hợp với thực tiễn của Thủ đô.
Mặc dù cẩn trọng trong công tác đặt tên, đổi tên đường phố nhưng thực tế công việc này còn nhiều khó khăn do các văn bản hướng dẫn chưa theo kịp thực tiễn. Sau hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, Hà Nội trở nên rộng hơn, với hàng nghìn đường phố mới. Thành phố mỗi ngày một phát triển và mở rộng, nhưng dường như chuyện đặt tên đường phố vẫn gặp những trắc trở muôn thủa. Hiện vẫn có nhiều con phố, những vườn hoa không có tên hoặc có tên nhưng lại không được gắn biển tên... Một ngân hàng dữ liệu đặt tên danh nhân đã được xây dựng từ năm 2006 nhưng cũng không có nhiều đường phố mới được đặt tên, và cũng còn rất nhiều danh nhân vẫn chưa được đặt tên đường.
Và có một nghịch lý là trong khi có rất nhiều danh nhân của Hà Nội chưa được đặt tên đường, thì tại Hà Nội lại xuất hiện những con đường mới với những cái tên mới chẳng phải tên danh nhân, cũng chẳng phải tên lãnh tụ mà cũng chẳng phải cái tên mang tính lịch sử truyền thống nào đó mà là những cái tên rất khó hiểu. Như ở đoạn đường khu đô thị Nam Trung Yên, phường Trung Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) chẳng biết do ai đặt nhưng những người dân hàng ngày qua khu vực này đều nhìn thấy tấm biển chỉ đường mọc lên với những ký tự là chữ số ghép lại như SP1, CD1, LS1... Nhìn vào tấm biển ấy ngang bằng đánh đố người dân. Được biết lãnh đạo thành phố Hà Nội đã giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Giao thông vận tải, UBND quận Cầu Giấy và các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý những tấm biển khó hiểu trên.
Việc đặt tên phố phường theo tên các anh hùng, danh nhân là sự tôn vinh của hậu thế đối với những bậc tiền bối làm nên sự nghiệp vẻ vang, vì dân, vì nước. Hoặc việc đặt tên đường cũng mang ý nghĩa lịch sử văn hóa nhắc nhở thế hệ hôm nay về quá khứ hào hùng của dân tộc. Việc đặt tên đường không thể tùy tiện.
Theo ANTD
Chính thức đặt tên đại lộ lớn nhất là Đại lộ Võ Nguyên Giáp Sáng 1/1, tỉnh Hậu Giang chính thức đổi tên đại lộ Hậu Giang thành Đại lộ Võ Nguyên Giáp. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và mở bảng tên đại lộ này. Đại lộ Võ Nguyên Giáp có tổng chiều dài gần 5km, rộng 53m, là tuyến đường 2 chiều, có 6 làn xe (mỗi chiều đi 3 làn xe)....