Đề xuất nhiều kịch bản tăng trưởng khi Covid-19 làm GDP hụt 500.000 tỷ
Đại biểu Trần Hoàng Ngân kiến nghị Chính phủ xây dựng nhiều kịch bản tăng trưởng GDP. Ông cho rằng ở điều kiện thuận lợi, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể đạt trên 6%.
Tại phiên thảo luận tình hình kinh tế – xã hội chiều 5/11, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cho rằng trong thời gian tới, khi xây dựng kế hoạch kinh tế – xã hội 2021 hay giai đoạn 2021-2025, Việt Nam cần thận trọng với diễn biến Covid-19. Chính phủ nên xây dựng nhiều kịch bản.
Kịch bản tốt nhất, vaccine điều trị có hiệu quả, dịch Covid-19 được kiểm soát, kinh tế thế giới phục hồi. Nếu điều này xảy ra, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 đạt trên 6% là khả thi. “IMF và World Bank cũng cho rằng nếu những yếu tố trên thuận lợi, Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6,7-6,8%”, ông Ngân nói.
Kịch bản thứ hai, vaccine không hiệu quả, dịch bệnh bùng phát trở lại, kinh tế thế giới suy thoái kép, tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ có thể đạt cao nhất là 4-4,5%.
Đồ họa: Phượng Nguyễn.
Trước khi Covid-19 xuất hiện, Việt Nam đạt được hầu hết chỉ tiêu mà Quốc hội đã thông qua. Nền kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc với lạm phát được kiểm soát dưới 4%/năm, dự trữ ngoại hối tăng và cải thiện, đảm bảo cho sự ổn định tiền tệ, tạo dư địa cho nợ công để có cơ sở tăng đầu tư.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Covid-19 đến lấy đi 7-8% GDP toàn cầu, tương đương 6.000-7.000 tỷ USD. Đầu năm, Việt Nam dự kiến GDP đạt 6,8 triệu tỷ đồng nhưng hiện tại nếu thực hiện tốt nhất chỉ đạt 6,3 triệu tỷ đồng, tức mất đi 500.000 tỷ đồng.
Trong năm 2020, mục tiêu thu ngân sách đặt ra là 1,5 triệu tỷ đồng cũng chỉ có thể thu được 1,3 triệu tỷ đồng. Do thất thu khoảng 189.000 tỷ đồng nên bội chi ngân sách tăng trên 84.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, đại biểu Trần Văn Lâm ( Bắc Giang) nhìn nhận bức tranh tài chính ngân sách năm 2020 của Việt Nam có kém hơn nhưng tổng thể có cố gắng và vững chắc hơn giai đoạn trước.
Theo ông, thu chi ngân sách đã được cơ cấu lại, tái cơ cấu đầu tư công không ngừng được cải thiện, quy mô thu ngân sách 5 năm tăng 1,58 lần, trong đó thu nội địa tăng chiếm tới 81,6% so với 68,7% GDP của giai đoạn trước, giảm tính phụ thuộc của ngân sách vào tài nguyên và các yếu tố bên ngoài.
Nợ Chính phủ giảm từ 52,7% xuống 48%, nợ nước ngoài quốc gia từ 49% xuống 47% GDP vào năm 2020. Từ đó, Chính phủ mới có dư địa để năm nay ứng phó với tình hình đặc biệt khó khăn khi dịch bệnh phát sinh.
Về giải pháp xử lý phát sinh trong điều hành ngân sách của Chính phủ, ông Lâm đánh giá là phù hợp, trong đó có việc tăng bội chi so với dự toán đầu năm để bù đắp hụt thu khi thực hiện các chính sách hoãn, giảm, miễn hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời, đảm bảo nguồn lực chi cho phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng và đặc biệt, giữ cho nền kinh tế không bị đổ vỡ sau đại dịch.
Về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021, đại biểu tỉnh Bắc Giang góp ý Chính phủ xây dựng dự toán thu có vẻ quá thận trọng. “Trong khi dự báo kinh tế nước ta còn khó khăn trong đầu nhiệm kỳ nhưng được đánh giá là khá sáng sủa, thậm chí được coi là “ngôi sao đang lên” trong các nền kinh tế thế giới, sự thận trọng này sẽ làm kinh tế tăng trưởng dưới mức tiềm năng, khó khăn cho cơ cấu lại nền ngân sách”, ông Lâm nêu ý kiến.
Mới đây, Chính phủ trình Quốc hội mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 là 6%. Trong khi đó, giai đoạn 2021-2025 Việt Nam phấn đấu tăng trưởng 6,5-7%/năm.
Giảm bớt phiền hà nhưng vẫn phải bảo đảm an toàn vốn vay
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã yêu cầu các ngân hàng thương mại phải tiếp tục cải tiến, đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt phiền hà nhưng vẫn bảo đảm an toàn vốn vay.
NHNN đưa ra hàng loạt giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp. Ảnh: Hữu Linh
Tại Kế hoạch số 09/KH-NHNN về góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, tiêu dùng và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công của NHNN, cơ quan này ước tính tăng trưởng GDP cả năm 2020 của Việt Nam từ 2,5 - 3%.
Sang năm 2021, các tổ chức trong nước và quốc tế dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh trở lại và thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao so với khu vực và trên thế giới, trong miền từ 6,3 - 11,2%.
Theo NHNN, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 sẽ hồi phục trở lại, tuy nhiên đà hồi phục có thể theo 2 kịch bản:
Kịch bản 1, nếu dịch bệnh trong nước được tiếp tục kiểm soát, dịch bệnh trên thế giới được đẩy lùi. Theo đó, các hoạt động dịch vụ, thương mại hàng hóa sẽ nhanh chóng được khôi phục trở lại. Sự kết nối lại chuỗi cung ứng sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ do lợi thế về kiểm soát sớm dịch bệnh. Với kịch bản này, tăng trưởng GDP năm 2021 dự kiến có thể đạt 6,5 - 7,5%.
Kịch bản 2, trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế và tiếp tục chịu ảnh hưởng đáng kể trong nửa đầu năm 2021. Sự hồi phục chậm của kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước do Việt Nam có độ mở cửa lớn và đang tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Với kịch bản này, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 có thể đạt từ 5 - 6%.
Trên cơ sở các kịch bản này, NHNN cho biết sẽ tiếp tục triển khai nhiệm vụ, giải pháp nhằm khôi phục và phát triển nền kinh tế trong thời gian tới.
Cụ thể, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, bảo đảm cung ứng đủ, kịp thời vốn tín dụng cho nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do tác động của dịch; triển khai các giải pháp tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.
Các tổ chức tín dụng phải tiếp tục thực hiện Thông tư 01 của NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Các ngân hàng thương mại phải tiếp tục cải tiến, đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt phiền hà cho khách hàng vay vốn nhưng vẫn bảo đảm an toàn vốn vay.
Chứng khoán tìm điểm cân bằng mới Những nhịp va vấp là sự kiểm chứng sức chống chọi của bên mua và lực bán của người cầm cổ phiếu. Điểm tích cực là bên bán không thể hiện sự quyết liệt. Kịch bản khả thi của thị trường là đi ngang trong biên độ vừa phải. Điểm sáng tăng trưởng kinh tế GDP quý III/2020 ước tính tăng 2,62% so...