Đề xuất nâng cấp sân bay Phù Cát
UBND tỉnh Bình Định vừa đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Cục hàng không Việt Nam đưa nội dung chuyển Cảng hàng không Phù Cát thành cảng hàng không quốc tế vào quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo UBND tỉnh Bình Định, Cảng hàng không Phù Cát đã được Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng như: nâng cấp sân đỗ, nhà ga nội địa, hệ thống thông tin, tín hiệu phục vụ bay…
Tất cả đều đã được đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả; đồng thời, cũng hoàn thành việc nâng cấp nhà ga cũ để phục vụ đón khách quốc tế. Do đó, cơ sở hạ tầng sân bay Phù Cát cơ bản đáp ứng nhu cầu phụ vụ cả khách nội địa và quốc tế.
Vào ngày 4/1/2020, Cảng hàng không Phú Cát đã đón chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Hàn Quốc của Hãng hàng không Tre Việt. Tỉnh Bình Định hiện đang trở thành cực phát triển mới của khu vực miền Trung, hiện nay tốc độ phát triển về hạ tầng và kinh tế của tỉnh nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước.
Video đang HOT
Bình Định đã dần hoàn thiện hàng loạt các tuyến đường như quốc lộ 19 (đoạn từ Cảng Quy Nhơn đến giao quốc lộ 1); đường phía Tây tỉnh (đoạn từ quốc lộ 19C, nối Khu Công nghiệp – Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình Định) đến quốc lộ 1D; Đường nối từ Cảng hàng không Phù Cát đến Khu kinh tế Nhơn Hội)…
Tỉnh Bình Định cũng đang đầu tư xây dựng dự án đường ven biển theo quy hoạch hệ thống đường ven biển của quốc gia.
Trên cơ sở đó, việc nâng cấp sân bay Phù Cát thành sân bay quốc tế đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao của du khách và các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Bình Định.
Lãnh đạo Tân Sơn Nhất: Sẽ bố trí nơi cho xe công nghệ đón khách thuận tiện
Lãnh đạo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khẳng định sẵn sàng bố trí nơi cho xe công nghệ đón trả khách thuận tiện.
Trước khu vực đi đến của ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất đã rất thông thoáng sau khi phân làn
Sáng 20/11, trao đổi với Báo Giao thông, ông Phạm Vũ Cường, Phó giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, đã làm việc với đại diện các hãng xe công nghệ có hoạt động ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Ông Cường khẳng định Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẵn sàng sắp xếp cho các hãng xe công nghệ một số vị trí để đón khách như các hãng taxi và kinh doanh vận tải đã ký thương quyền với Cảng. Điều này sẽ giúp tài xế của các hãng xe công nghệ và hành khách thuận tiện hơn.
Tuy vậy, theo ông Cường, đến nay các hãng xe công nghệ vẫn vin vào các lý do, kêu khó trong việc ký hợp tác thương quyền với sân bay. Cụ thể, các hãng cho rằng họ là doanh nghiệp quản lý về công nghệ chứ không phải doanh nghiệp vận tải, vì vậy không trực tiếp đứng ra ký hợp tác thương quyền với sân bay được.
"Các hãng taxi và kinh doanh vận tải đều có ký thương quyền với Cảng, trong đó có bố trí nhân sự để điều phối xe, cam kết về chất lượng, dịch vụ, giá cả. Các doanh nghiệp xe công nghệ muốn tài xế, hành khách đi lại thuận tiện thì cần có sự hợp với Cảng trong việc điều phối phương tiện ở sân bay để đảm bảo chất lượng dịch vụ, an ninh. Cảng sẵn sàng bố trí các làn xe hợp lý để các hãng hoạt động bình đẳng với nhau", ông Cường nói.
Trước đây, khu vực ga đi đến của nhà ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất luôn lộn xộn
Sau khi phân làn, khu vực này đã thông thoáng hơn, khách đi máy bay không còn sợ cảnh chậm giờ
Trước đó, từ 14/11, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất thực hiện phân làn lại các đường nội bộ trong khu vực sân bay. Theo đó, tại khu vực ga quốc nội, làn A (sát sảnh đón trả khách) chỉ dành cho phương tiện đưa khách đi máy bay; làn B, C dành cho các phương tiện đón khách (trừ xe taxi, xe kinh doanh vận tải); làn D (trong nhà xe TCP) chỉ dành cho xe taxi, xe kinh doanh vận tải đón khách. Các hãng xe công nghệ đến đón khách phải đi vào tầng 2 trong nhà xe TCP.
Thực tế sau khi phân làn, tình hình giao thông trước ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất đã có chuyển biến tốt. Trước khu vực ga đi, đến không còn cảnh ùn tắc, kẹt xe.
Tuy vậy, hành khách sau khi hạ cánh phải đi bộ qua khu vực nhà xe để đón xe công nghệ, nhiều người cảm thấy bất tiện. Trước diễn biến này, Sở GTVT TP.HCM đã có văn bản đề nghị Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất nghiên cứu phương án xây dựng cầu bộ hành, đường hầm nối giữa ga quốc nội và nơi giữ xe để hành khách sau khi hạ cánh đi ra nhà xe đón xe thuận tiện hơn. Về vấn đề này, ông Phạm Vũ Cường cho biết không phải đợi đến khi Sở GTVT đề nghị, Cảng đã có kế hoạch xây cầu bộ hành và sẽ thực hiện trong năm 2021.
TPHCM đề xuất xây cầu vượt, hầm chui trước sân bay Tân Sơn Nhất Cầu vượt, hầm chui được đề xuất xây trước ga quốc nội kết nối với nhà xe nhằm giảm kẹt xe, tai nạn khi hành khách phải đi bộ băng ngang các làn đường xe ô tô. Hành khách đi bộ cắt ngang các làn ô tô trước ga quốc nội. Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM mới đây đã có văn...