Đề xuất mở rộng đối tượng nhận gói hỗ trợ tại TP.HCM
Sở LĐTB-XH TP.HCM vừa có đề xuất khẩn với UBND TP.HCM để xem xét, quyết định hỗ trợ cho lao động tự do là người chạy xe ôm truyền thống 2 bánh (trừ xe công nghệ), xe xích lô chở khách bị mất việc làm do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Theo Sở LĐTB-XH TP.HCM, đây là nhóm lao động yếu thế, công việc và thu nhập bấp bênh, không ổn định. Họ không sử dụng công nghệ để tìm kiếm khách, mà chủ yếu hoạt động tại các địa điểm cố định như chợ, bến xe, các dịch vụ lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe, các địa điểm vui chơi, giải trí, các địa điểm du lịch, tham quan, sân khấu ca nhạc, sân khấu kịch, phố đi bộ, chợ đêm, công viên công cộng…
Trong thời gian giãn cách, nhóm lao động này cơ bản bị mất việc làm, thu nhập thấp hơn mức sống tối thiểu, hiện đang gặp nhiều khó khăn.
Trên địa bàn TP.HCM có khoảng 34.000 người chạy xe ôm truyền thống và xích lô chở khách
Theo thống kê sơ bộ từ TP Thủ Đức và các quận, huyện, số lượng lao động tự do là người chạy xe ôm truyền thống 2 bánh (trừ xe công nghệ), xe xích lô chở khách là khoảng 34.000 người
Video đang HOT
Đề xuất của Sở LĐTB-XH trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý của các quận huyện, TP Thủ Đức và các cơ quan truyền thông. Theo Nghị quyết 09 mà HĐND TP.HCM vừa thông qua, các lao động tự do được xác định là người làm một trong 6 công việc:
1- Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố không có địa điểm cố định (buôn gánh bán bưng);
2- Thu gom rác, phế liệu;
3- Bốc vác, chuyển hàng bằng xe ba gác, xe thô sơ;
4- Bán vé số lưu động;
5- Tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả bảo vệ);
6- Làm công việc thuộc các ngành nghề, lĩnh vực phải tạm dừng hoạt động theo chỉ đạo của UBND TP.HCM để phòng chống dịch COVID-19.
Mỗi lao động được hỗ trợ 50.000 đồng/ngày trong thời gian giãn cách xã hội. Hiện các quận huyện, TP Thủ Đức đang triển khai chi trả cho các lao động tự do, với mức 1,5 triệu đồng/người.
TP.HCM lên phương án sẵn sàng hỗ trợ xét nghiệm COVID-19 cho Tây Ninh
Đó là đề nghị của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tại tỉnh Tây Ninh ngày 27-3.
Toàn bộ mẫu xét nghiệm công nhân Công ty POYUN và Kuroda Kagaku âm tính COVID-19 ĐHQG TP.HCM xét nghiệm COVID-19 cho sinh viên trở lại từ 3 tỉnh, thành Cô gái Vĩnh Long ho, sốt, kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19
PGS.TS Phan Trọng Lân, viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tại tỉnh Tây Ninh - Ảnh: THU HIẾN
Theo báo cáo của tỉnh Tây Ninh, do có cửa khẩu quốc tế và địa hình thuận tiện qua lại nên số lượng người nhập cảnh phải cách ly rất lớn. Tính đến ngày 26-3, bình quân tỉnh tiếp nhận 30 người/ngày, có đợt cao điểm về hơn 1.000 người/ngày.
Tuy nhiên, đến nay tổng công suất xét nghiệm COVID-19 của toàn tỉnh Tây Ninh chỉ đạt 250 mẫu/ngày.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã đề nghị Viện Pasteur sẵn sàng lên phương án hỗ trợ tỉnh Tây Ninh xét nghiệm, nâng công suất lên 1.000 mẫu/ngày, yêu cầu các đơn vị y tế tại TP.HCM sẵn sàng hỗ trợ Tây Ninh xét nghiệm COVID-19.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Tuyên nhấn mạnh hiện người nhập cảnh trái phép sợ bị phát hiện thường tìm đến các phòng khám ngoài công lập. Chính vì vậy cần phải tăng cường công tác tập huấn, nâng cao mức cảnh giác đối với các phòng khám tư nhân.
"Khi đi kiểm tra, nếu cơ sở y tế tư nhân nào không chấp hành công tác phòng chống dịch COVID-19 sẽ rút giấy phép hoạt động. Đối với các cửa hàng bán thuốc có trách nhiệm phải ghi chép báo cáo với các trung tâm y tế khi người mua có các triệu chứng như sốt", ông Tuyên nhấn mạnh.
Thứ trưởng Tuyên cho biết hiện nay tình trạng nhập cảnh trái phép rất phức tạp, có trường hợp giả dạng ngư dân đánh cá để nhập cảnh vào Việt Nam, không chỉ đường bộ mà cả đường sông.
PGS.TS Phan Trọng Lân - viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM - cho rằng Tây Ninh cần siết chặt quản lý tại khu vực biên giới, mở thêm các khu cách ly tại khách sạn để tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia đến làm việc và đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19.
Đối với các đối tượng nhập cảnh trái phép, lời khai đến đâu phải cho rà soát đến đó. Trường hợp bệnh nhân 2585 nhập cảnh trái phép qua biên giới, từ lúc vô biên giới chỉ tiếp cận được một tài xế xe 4 chỗ của Tây Ninh, bằng truy xuất camera, thành phố truy vết, khoanh vùng được, gần như không có khả năng lây nhiễm và an toàn.
Tình bạn đẹp nhất Sài Gòn: Cụ ông ung thư đi làm kiếm tiền nuôi bạn mất trí nhớ 71 tuổi, nhận thức bản thân vẫn còn khỏe mạnh hơn bạn mình, dù bệnh ung thư ông Long vẫn hàng ngày ra ngoài kiếm tiền và chăm sóc cho ông Thái. Với ông Thái, ông Long là toàn bộ ký ức còn lại của ông vì căn bệnh mất trí nhớ. Ông Thái suy giảm trí nhớ nhưng chỉ nhớ 1 mình...