Đề xuất mở rộng đầu tư khu đô thị lấn biển Cần Giờ gần 10 tỷ USD
Theo đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, dự án khu đô thị lấn biển Cần Giờ sẽ được nâng quy mô từ 600ha lên 2.870ha, quy mô đầu tư khoảng 214.000 tỉ đồng (tương đương gần 10 tỷ USD).
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM vừa có hồ sơ đề nghị mở rộng dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ gửi đến các bộ, ban ngành liên quan để xin ý kiến trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó văn bản đề nghị của Sở KH&ĐT TP.HCM cho biết, đầu tháng 9/2018, UBND TP.HCM có quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/5.000 Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ với quy mô 2.870 ha tại xã Long Hoa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ (điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2.000 Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ).
Công ty CP Đô thị du lịch Cần Giờ đã nộp hồ sơ đề nghị mở rộng dự án từ quy mô 600 ha lên 2.870 ha với tổng vốn đầu tư dự kiến trên 214.000 tỉ đồng.
Trước đó Công ty CP Đô thị du lịch Cần Giờ – chủ đầu tư dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ đã gửi hồ sơ đề nghị mở rộng dự án từ 600 ha lên 2.870 ha. Sau đó Sở KH&ĐT đã có văn bản đề nghị Bộ KH&ĐT cho ý kiến hướng dẫn chủ đầu tư về trình tự, thủ tục mở rộng dự án này.
Theo hồ sơ đề xuất dự án đầu tư của Công ty CP Đô thị du lịch Cần Giờ, quy mô dự án 2.870 ha gồm các hạng mục: Đất ở gồm nhóm nhà ở, công trình dịch vụ đô thị cấp đơn vị ở, cây xanh công cộng cấp đơn vị ở có quy mô hơn 750 ha (khoảng 26,1%); còn lại trên 2.119 ha là đất cho các công trình dịch vụ cấp đô thị, cây xanh, công trình đấu nối hạ tầng kỹ thuật và đất an ninh quốc phòng…
UBND TP.HCM đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng với nội dung bổ sung tiếp thu ý kiến các bộ, ngành về quy hoạch Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ quy mô 2.870ha, tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ.
Theo đó, khi triển khai dự án sẽ có các công trình nhân tạo khác che chắn, làm giảm tác động của biến đổi khí hậu. Vị trí quy hoạch dự án cách xa vùng lõi khu dự trữ sinh quyển ít nhất 8,6km, nên không chịu ảnh hưởng của việc chuyển đổi đất đai khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
Dự án được quy hoạch thành đô thị thông minh với nhà ở, dịch vụ, khách sạn, trung tâm hội nghị hội thảo, đang được các bộ, ngành cho ý kiến trước khi TP.HCM phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu 1/5000.
Video đang HOT
Theo lãnh đạo huyện, dự án phà Cần Giờ – Vũng Tàu hiện đã chọn được nhà đầu tư, dự kiến năm 2018 sẽ đưa vào khai thác. Phà Cần Giờ – Cần Giuộc (Long An) cũng sẽ đưa vào dịp 2/9 năm nay để khai thác. Ngoài ra, có dự án đường cao tốc Bên Lức – Long Thành chạy qua Cần Giờ đang được đầu tư.
Mới đây nhất, TP.HCM đã chấp thuận chủ trương đầu tư cầu Bình Khánh, cầu Cần Giờ và nâng cấp đường Rừng Sác. Song song đó, ở những bản thiết kế nhiều năm trước đây, các chuyên gia khoa học còn đề xuất xây dựng một tuyến đường ngầm vượt biển nối Cần Giờ với Vũng Tàu dài khoảng 25km.
Bên cạnh đó, Khu quản lý giao thông đô thị số 4, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết, đang triển khai thực hiện dự án xây dựng cầu Vàm Sát 2. Hiện nay đơn vị thi công đang rà phá bom mìn khu vực xây dựng cầu. UBND huyện Cần Giờ đang làm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Theo thiết kế, cầu Vàm Sát 2 có tổng chiều dài 1.080m, mặt đường rộng từ 12-24m. Cầu được thiết kế có tuổi thọ 100 năm và chịu được động đất cấp 7 và tốc độ lưu thông qua cầu là 60 km/h, không hạn chế tải trọng. Điểm đầu dự án là đường Lý Nhơn và điểm cuối là ngã ba đường Lý Nhơn và đường đê Soài Rạp.
Ông Nguyễn Thanh Nhã – Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM, cho biết Cần Giờ đang đứng trước bối cảnh có nhiều nhà đầu tư muốn phát triển những dự án nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại hiện đại. Trong tương lai, có khả năng các nhà đầu tư đủ tiềm lực sẽ phát triển cả dự án casino tại đây để phục vụ du khách.
TP.HCM cũng đã có quyết định tổ chức thi tuyển quốc tế quy hoạch toàn bộ huyện đảo Cần Giờ theo các hướng trên. Hiện Sở đang tiến hành rà soát lại toàn bộ quy hoạch huyện đảo này và những dự án đã, đang và sắp triển khai để báo cáo Thủ tướng.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
TP.HCM tìm kiếm nhà đầu tư xây dựng đô thị thông minh
Ngày 15/9, Thành uỷ, UBND TP.HCM đã tổ chức "Hội nghị TP.HCM mời gọi đầu tư xây dựng Trung tâm Điều hành đô thị thông minh và Trung tâm Mô phỏng và dự báo kinh tế xã hội" phục vụ cho "Xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Hội nghị hướng đến hai mục tiêu: Mời gọi công khai, minh bạch các nhà đầu tư tham gia trao đổi kinh nghiệm và giải pháp công nghệ xây dựng hai trung tâm: Trung tâm điều hành đô thị thông minh theo Kế hoạch số 1009/KH-UBND ngày 14/3/2018 và Trung tâm Mô phỏng và dự báo kinh tế xã hội theo Kế hoạch số 1011/KH-UBND ngày 14 /3/2018 của UBND thành phố.
Mục tiêu thứ hai là thêm tầm nhìn và các nguyên tắc tiên quyết của thành phố trong việc xây dựng thành phố thành đô thị thông minh; định hướng việc lựa chọn các giải pháp mang tính đồng bộ, phù hợp nền tảng công nghệ của Đề án làm cơ sở triển khai, hoàn thành việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư xây dựng hai Trung tâm trên.
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, TP.HCM định hướng việc hình thành khu đô thị thông minh nằm ở cửa ngõ thành phố bao gồm quận 2, 9 và Thủ Đức, dựa trên nền tảng khu vực này có nhiều cơ sở hạ tầng thuận lợi trong hiện tại cũng như tương lai gần.
Cụ thể, quận Thủ Đức có mật độ cao tập trung các viện, trường nghiên cứu, 4 trường đại học lớn với trên 10.000 giảng viên, trong đó có hơn 1.000 giáo sư, tiến sĩ, có 100.000 sinh viên, sẽ là nơi tập trung năng lực về nghiên cứu và đổi mới sáng tạo.
Ở quận 2 có khu đô thị mới Thủ Thiêm cung cấp hạ tầng cơ sở, tiện ích cho nhiều chức năng khác nhau, đặc biệt sẽ có cơ sở hạ tầng trung tâm tài chính quốc tế. Với quận 9 có khu công nghệ cao thành công nhất ở Việt Nam.
Ngoài ra, hệ thống hạ tầng kỹ thuật quan trọng tại khu vực này đã và đang hình thành như tuyến Xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 1A, tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, cảng Cát Lái...
Do đó, khu vực phía Đông TP cần nâng cấp các nội dung quy hoạch để đạt được mục tiêu hình thành một đô thị thông minh và đô thị phát triển bền vững về môi trường và bổ trợ bằng các khu vực tiên phong đổi mới sáng tạo.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh khi triển khai chiến lược này, TP.HCM có 5 điểm nổi bật. Thứ nhất, là thành phố lớn nhất nước hiện có khoảng 10 triệu dân, mỗi năm có "thành phố nhỏ" được sinh ra. nếu không phát triển TP.HCM theo hướng đô thị thông minh sẽ không thể giải quyết được những vấn đề đô thị một cách hiệu quả.
Thứ hai, TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, chiếm 22% GDP, đóng góp 27% ngân sách quốc gia, trong khi diện tích chỉ chiếm 0,6% cả nước và dân số cũng chỉ chiếm khoảng 10%. Nếu TP.HCM gặp "vấn đề" về kinh tế cả nước bị ảnh hưởng theo.
Thứ ba, TP.HCM có lực lượng lao động chất lượng cao, tỷ lệ người lao động có bằng đại học cao gấp 2,3 lần so với trung bình cả nước.
Thứ tư, năng suất lao động của TP.HCM cao gấp 2,7 lần so với toàn quốc.
Cuối cùng, TP.HCM có các doanh nghiệp tư nhân phát triển rất mạnh, chiếm 82% đóng góp cho nền kinh tế.
Từ những ưu điểm, thế mạnh trên, năm 2017 đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh đã được TP.HCM triển khai, với 4 mục tiêu chính, là tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, tạo môi trường sống tốt cho người dân thành phố và người dân nhận được chất lượng tốt từ chính quyền.
Sau khi thực hiện đề án này được 1 năm, TP.HCM có sự điều chỉnh và thay đổi, có mục tiêu mới cho giai đoạn 5 năm tiếp theo. Đó là xây dựng khu đô thị thông minh cần có hạt nhân bên trong TP.HCM và hạt nhân đó là điểm khởi đầu cho triển khai cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP.HCM.
Điều này nhằm tạo sự tương tác giữa các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ...
"Đô thị thông minh có 4 chủ thể gồm: Cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, người dân và tất cả các chủ thể này phải là những chủ thể thông minh. Trong đó, sự tương tác của 4 chủ thể được thực hiện qua 3 môi trường là môi trường thực; không gian mạng, internet, viễn thông; con người tương tác với các thiết bị xung quanh mình", Bí thư Nhân phát biểu.
Do đó, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo để triển khai kế hoạch, TP.HCM cần làm rõ 8 nội dung: Đầu vào của Trung tâm Điều hành đô thị thông minh và Trung tâm Mô phỏng; Đầu ra của Trung tâm Điều hành đô thị thông minh và Trung tâm Mô phỏng; Thiết kế các cơ cấu chức năng của hai trung tâm; Các thiết bị đầu tư gồm phần cứng và phần mềm cho hai trung tâm; Tình hình cung cấp phần cứng phần mềm cho hai trung tâm; Kinh nghiệm vận hàng, dự báo của các trung tâm ở các quốc gia khác; Lựa chọn doanh nghiệp cung cấp giải pháp cho hai hệ thống; Làm rõ các tiêu chí để lựa chọn các doanh nghiệp cung cấp giải pháp, hệ thống cho hai trung tâm.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Hà Nội cưỡng chế giải phóng mặt bằng Khu đô thị Tây Nam Kim Giang I Dự án Khu đô thị Tây Nam Kim Giang I được thành phố Hà Nội phê duyệt từ năm 2007 nhưng đã 11 năm trôi qua dự án vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội, giảm hiệu quả nguồn lực đất đai. Để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, đáp ứng yêu...