Đề xuất miễn nghĩa vụ quân sự cho thanh niên đi biển
“Thanh niên tham gia đánh bắt xa bờ góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc. Do vậy, tôi đề nghị nên có chính sách miễn nghĩa vụ quân sự cho thanh niên đi biển đánh bắt xa bờ”, đại biểu Phạm Trường Dân nói.
Ngày 21/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi. Tại đây, đại biểu Phạm Trường Dân (đoàn Quảng Nam) cho biết, hiện Đảng và Nhà nước đang có chính sách khuyến khích nhân dân đánh bắt xa bờ góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.
“Do vậy, tôi thấy rằng trong luật này nên có chính sách đối với con em của những người lao động đi biển. Những người lao động góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đối mặt với nhiều khó khăn, thậm chí hi sinh tính mạng. Do vậy, nên có chính sách miễn nghĩa vụ quân sự cho thanh niên đánh bắt xa bờ”, đại biểu Phạm Trường Dân nói.
Đại biểu Phạm Trường Dân đề xuất miễn nghĩa vụ quân sự cho thanh niên đi biển (Ảnh: Việt Hưng)
Tại phiên thảo luận, đại biểu Lê Đắc Lâm (đoàn Bình Thuận) nhất trí thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình là 24 tháng như dự thảo Luật Chính phủ trình là phù hợp. Đại biểu Lâm cho rằng, quy định thời hạn thấp hơn sẽ không bảo đảm thời gian huấn luyện đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu. Còn nếu quy định nhiều thời hạn khác nhau sẽ không bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp.
Đồng tình với quy định trên, đại biểu Đặng Thị Kim Chi (đoàn Phú Yên) nói rõ việc quy định 24 thánglà phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương giao quân. Đại biểu Nguyễn Anh Sơn (đoàn Nam Định) đề nghị không nên đặt vấn đề các mức thời gian khác nhau.
Góp ý cho dự thảo, đại biểu Huỳnh Văn Tính (đoàn Tiền Giang) cho rằng, quy định đối tượng đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông, đang đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân trong thời gian một khóa đào tạo cần được nghiên cứu, quy định rõ hơn.
Theo đại biểu, thực tế có nhiều trường đại học đào tạo theo hình thức tín chỉ có thể kéo dài tới 6-7 năm, việc này khiến nhiều người lợi dụng. Từ phân tích đó, đại biểu Tính đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu kỹ quy định về đạo tạo hiện hành để có quy định thống nhất chung, tránh chồng chéo, lại hiệu quả.
Video đang HOT
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (đoàn Lâm Đồng) cho rằng, việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là nhiệm vụ rất vinh quang nhưng thời nay, việc thực hiện nhiệm vụ vinh quang này chỉ thuộc về con em nông dân, còn con nhà giàu, cán bộ thì… không nhận.
Vì cách thực hiện có sự vênh nhau nên đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng, cần bổ sung nghĩa vụ nào đó để các lực lượng khác cũng tham gia xây dựng quốc phòng, đảm bảo sự công bằng. “Tại sao đây là nhiệm vụ vinh quang mà trong 10 người thì chỉ có 3 người tham gia nghĩa vụ? Do chính sách quân đội chưa hấp dẫn, chưa thu hút được thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự. Ví dụ, nên khuyến khích người có bằng Đại học sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự được xét tuyển vào làm chẳng hạn”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền phân tích.
Quang Phong
Theo Dantri
Người đồng tính vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự
Đối với người đồng tính la công dân Viêt Nam nêu co đu điêu kiên, tiêu chuân theo quy đinh thi vân phai thưc hiên nghĩa vụ quân sự (NVQS) binh đăng như công dân khac.
Ảnh minh họa
Chiều 21/5, ông Nguyễn Kim Khoa Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật nghĩa vụ quân sự.
Không quy định riêng đối với người đồng tính
Theo ông Nguyễn Kim Khoa, Luât NVQS hiên hanh va dư thao Luât do Chinh phu trinh chi quy đinh viêc đăng ky NVQS va thưc hiên NVQS la băt buôc đôi vơi công dân nam.
Đôi vơi công dân nư thì chỉ quy định người có chuyên môn phù hợp với quân đội nêu tư nguyên va quân đôi co nhu câu thi đươc phuc vu tai ngu và được đăng ký vào ngạch dự bị, khi có yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thì được động viên vào phục vụ tại ngũ. Quy định như trên vừa phù hợp với quy đinh cua Hiến pháp "Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt", vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và vai trò của người phụ nữ ở hậu phương, hơn nưa, vân đê nay đa đươc thưc hiên theo Luât NVQS hiên hanh, ôn đinh va phu hơp vơi thưc tiên.
Đối với người đồng tính la công dân Viêt Nam nêu co đu điêu kiên, tiêu chuân theo quy đinh thi vân phai thưc hiên NVQS binh đăng như công dân khac theo Điêu 45 Hiên phap quy đinh"Công dân phai thực hiên NVQS va tham gia xây dưng nên quôc phong toan dân", hơn nữa pháp luật hiện hành chưa quy định về người đồng tính. Vi vây, UBTVQH đê nghi không quy đinh riêng đôi tương nay trong Luât.
Thời hạn phục vụ tại ngũ là 24 tháng
Về thời hạn phục vụ tại ngũ, co bốn loai y kiên: nhât tri như dự thảo Luật; đề nghị giữ thời hạn phục vụ tại ngũ như Luật NVQS hiện hành, đồng thời bổ sung một số đối tượng có thời hạn phục vụ thấp hơn; đề nghị mọi công dân phải phục vụ tại ngũ từ 6 đến 12 tháng, đông thơi quy định xây dưng lưc lương thương trưc tinh nhuệ vơi thơi han phuc vu tư 3-5 năm; đề nghị quy định thời hạn phuc vu tại ngũ la 36 tháng đối với đơn vi chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và có nhiệm vụ đặc biệt.
UBTVQH nhất trí với dự thảo Luật Chinh phu trinh quy định thống nhất thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình là 24 tháng để bảo đảm sự bình đẳng về nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp.
Đồng tình với quy định trên, Đại biểu Lê Đắc Lâm (tỉnh Bình Thuận) cho rằng, nếu quy định thời hạn phục vụ tại ngũ như Luật NVQS hiện hành thì không bảo đảm thời gian huấn luyện, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu.
Nếu quy định thời hạn phục vụ tại ngũ như Luật NVQS hiện hành hoặc quy đinh thấp hơn cho một số đối tượng thì không bảo đảm thời gian huấn luyện, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu, đồng thời không bảo đảm binh đăng về quyên va nghia vu cua công dân theo quy đinh cua Hiên phap.
Việc quy định thời hạn là 24 tháng tuy có ảnh hưởng đến số lượng hạ sĩ quan, binh sĩ bổ sung cho quân dự bị hạng 1, nhưng dự thảo Luật đã quy định một số hình thức thực hiện nghĩa vụ bao vê Tô quôc được công nhận la thưc hiên NVQS va hoan thanh NVQS tại ngũ trong thời bình để bổ sung nguồn quân nhân dự bị hạng 1 tại khoản 3 và khoan 4 Điều 4 dư thao Luât.
Nếu kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ lên 36 tháng đôi vơi đơn vi chuyên môn ky thuât hoặc lam nhiêm vu đăc biêt như ý kiến đề nghị sẽ không bảo đảm công bằng đối với công dân nhập ngũ. Hơn nưa, cac đơn vi chuyên môn ky thuât, hoặc co nhiêm vu đăc biêt thì lưc lương chu yêu la sư dung quân nhân chuyên nghiêp va công nhân, viên chức quôc phong đam nhiêm.
Kéo dài độ tuổi nhập ngũ đên hết 27 tuổi
Theo báo cáo tiếp thu giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hiện có 3 loại ý kiến liên quan đến độ tuổi nhập ngủ. Loai y kiên thư nhât: nhât tri như dự thảo Luật Chính phủ trình và đề nghị kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ đối với cán bộ, công chức được tạm hoãn gọi nhập ngũ đến 27; Loai y kiên thư hai: đề nghị giữ quy định độ tuổi gọi nhập ngũ như Luật NVQS hiện hành; Loai y kiên thư ba: đề nghị thông nhất độ tuổi gọi nhập ngũ tư 18 đên 27.
Thảo luận về vấn đề này, một số đại biểu cho rằng, nên giữ nguyên quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ như Luật hiện hành là từ đủ 18 tuổi đến 25 tuổi và không quy định đối với công dân đào tạo trình độ đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Theo Đại biểu Huỳnh Văn Tính (đoàn Tiền Giang), hiện các trường đại học hiện nay thực hiện đào tạo theo tín chỉ thì thời gian đào tạo được kéo dài 6 đến 7 năm hoặc cho phép sinh viên được học song song 2 chương trình trong 1 khóa đào tạo. Như vậy, quy định này sẽ tạo cho một số công dân lợi dụng chính sách tạm hoãn nhập ngũ để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) cho rằng: sinh viên y khoa, nếu học 6 năm trong trường thì ra trường chưa đến 25 tuổi, một số rất ít trường hợp sinh viên ra trường quá 25 tuổi. Do vậy, không nên vì một số quá ít như vậy mà điều chỉnh, không nên điều chỉnh từ 25 lên 27 tuổi.
Theo UBTVQH, viêc quy đinh đô tuôi goi nhâp ngu cua công dân phai bao đam moi ngươi đêu binh đăng trươc phap luât về thực hiện NVQS theo quy đinh cua Hiên phap. Do đó, quy đinh keo dai đô tuôi goi nhâp ngu đên hêt 27 tuôi đôi vơi công dân học đào tạo trình độ đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình là giải pháp tạo điều kiện cho sinh viên đại học vừa thực hiện quyền, nghĩa vụ học tập, vừa thực hiện quyền, NVQS nhằm nâng cao chất lượng thanh niên gọi nhập ngũ và góp phần bảo đảm công bằng xã hội.
Cũng trong chiều ngày 21/4, nhiều ý kiến phát biểu quan tâm đến chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ. Dự thảo Luật quy định trước khi nhập ngũ mà đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội thì khi xuất ngũ, cơ quan đó phải có trách nhiệm tiếp nhận, bố trí việc làm, bảo đảm tiền lương tương xứng với vị trí việc làm trước khi nhập ngũ. Nếu cơ quan, tổ chức cũ đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên có trách nhiệm giải quyết việc làm.
Bùi Ngà
Theo_VnMedia
Những yếu nhân được cảnh vệ bảo vệ? Theo quy định tại Dự thảo Luật Cảnh vệ đang được Bộ Công an lấy ý kiến nhân dân, những "yếu nhân" được cảnh vệ bảo vệ gồm người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những "yếu nhân" được cảnh vệ Bao gồm: Tổng Bí...