Đề xuất lắp camera phạt nguội trên toàn quốc
Cục CSGT đề xuất lắp camera phạt nguội trên toàn quốc, giảm lực lượng làm việc trực tiếp trên đường.
Ngày 24/12, Cục CSGT ( Bộ Công an) tổ chức hội nghị tổng kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT) năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021.
Phát biểu tại hội nghị, thiếu tướng Nguyễn Văn Trung, Cục trưởng Cục CSGT, tổng kết những thành tựu, hạn chế của lực lượng CSGT trong năm qua. Ông cũng nêu hàng loạt vấn đề mà lực lượng này phải giải quyết trong thời gian tới.
Camera giám sát là tài sản chung của xã hội
Theo tướng Trung, năm 2020, tai nạn giao thông cả nước giảm sâu cả 3 tiêu chí. Qua công tác tuần tra kiểm soát, CSGT cả nước xử lý hơn 3,6 triệu trường hợp vi phạm, phạt tiền gần 2.900 tỷ đồng.
Riêng vi phạm nồng độ cồn đã xử lý hơn 185.000 trường hợp (tăng 3%), dương tính ma túy hơn 1.410 trường hợp (tăng 51%).
Thiếu tướng Nguyễn Văn Trung phát biểu chỉ đạo. Ảnh: H.Q.
Xuất phát từ thực tế số lượng vi phạm lớn, đồng thời để tăng cường năng lực phát hiện vi phạm, đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó cục trưởng Cục CSGT, cho biết Bộ Công an đang hoàn thiện đề án lắp đặt hệ thống camera xử lý vi phạm trên toàn quốc để trình Chính phủ.
Theo ông Bình, các camera được lắp đặt sắp tới không chỉ có chức năng giám sát như hiện nay mà sẽ tự động kiểm soát tốc độ, phát hiện các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn. Nếu được Thủ tướng thông qua, việc lắp đặt camera “phạt nguội” sẽ triển khai từ năm 2021. Quá trình xây mới các tuyến quốc lộ, cao tốc Bắc – Nam, hệ thống camera giám sát sẽ được xem là một hợp phần, bắt buộc nhà thầu thực hiện.
“Khi đưa vào sử dụng, hệ thống camera này được coi là tài sản chung của toàn xã hội. Đề án hướng tới việc xây dựng đồng bộ hệ thống camera cả nước cùng chung một tiêu chuẩn, có thể sử dụng vào nhiều mục đích và nhiều cơ quan, ban ngành cùng có thể khai thác”, đại tá Bình chia sẻ.
Ngoài ra, lãnh đạo Cục CSGT kỳ vọng khi hệ thống camera giám sát được lắp đặt sẽ giảm CSGT trực tiếp ra đường xử lý vi phạm như hiện nay.
“Cần nâng cao văn hóa ứng xử với người dân”
Đề cập đến tình hình tuần tra, xử lý vi phạm trong năm 2020, thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó cục trưởng Cục CSGT, nhận định tình trạng chống người thi hành công vụ có xu hướng gia tăng về tính manh động.
Theo thống kê, năm qua cả nước xảy ra 24 vụ chống người thi hành công vụ, làm 11 CSGT bị thương. Lãnh đạo Cục CSGT cũng nhấn mạnh trong quãng thời gian cả nước chống dịch Covid-19, không có chiến sĩ CSGT nào bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh nhưng có 2 cán bộ đã hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ chống dịch.
Tình trạng chống đối CSGT có xu hướng gia tăng. Ảnh: H.N.
“Nếu như trước đây, người vi phạm dừng lại xin bỏ qua vi phạm không được rồi chống đối, tấn công chiến sĩ thì nay họ tấn công ngay từ đầu. Từ đó có thể thấy, xử lý một người tỉnh táo bình thường đã khó, nay anh em phải liên tục làm việc với những tài xế say xỉn lại càng khó hơn”, ông Đức nói.
Bên cạnh đó, Cục CSGT thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn tình trạng sai phạm, tiêu cực, nhất là trong văn hóa ứng xử của chiến sĩ với nhân dân, dẫn đến xảy ra một số vụ việc gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến lực lượng công an nói chung và lực lượng CSGT nói riêng.
Đề ra giải pháp cho tình trạng trên, tướng Đức cho rằng mọi bức xúc của tài xế đều bắt nguồn từ văn hóa ứng xử và kỹ năng xử lý tình huống của chiến sĩ. Trong thời gian tới Cục CSGT chỉ đạo cán bộ phối hợp liên tục với lực lượng cảnh sát hình sự và cảnh sát cơ động để thực hành các biện pháp xử lý tình huống, nghiệp vụ.
Đồng thời CSGT khi làm việc với người dân bắt buộc phải có thái độ thân thiện, đúng mực. “Đôi khi chỉ cần nở nụ cười hoặc nói lời cảm ơn, mọi bức xúc sẽ giảm xuống ít nhiều”, ông nói.
Trong 10 ngày đầu thực hiện cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông dịp cuối năm, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 69.720 trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 73 tỉ đồng; tạm giữ 670 ôtô, 10.631 xe máy, tước 9.378 bằng lái.
Đáng chú ý, lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện 5.877 trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn; 46 tài xế dương tính với ma túy.
110 camera giám sát vi phạm dọc cao tốc Hà Nội – Lào Cai Hình ảnh phương tiện vi phạm trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai được truyền về trung tâm điều khiển và thiết bị cầm tay của CSGT trực chốt.
Trên 411.000 trường hợp vi phạm TTATGT đã được phát hiện, xử lý nghiêm
"Trên 411.000 trường hợp vi phạm TTATGT đã được phát hiện, xử lý nghiêm" -Đó là thông tin được Phòng CSGT Công an Hà Nội thông tin tại Hội nghị triển khai công tác năm 2021 tổ chức ngày 22/12 tại Hà Nội.
Trong năm 2020, Phòng CSGT Hà Nội đã tập trung tham mưu cho Công an TP Hà Nội các văn bản chỉ đạo lãnh đạo các cấp liên quan đến công tác đảm bảo TTATGT, góp phần hiệu quả trong đảm bảo TTATGT trên địa bàn Thủ đô.
Cục trưởng Cục CSGT Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Văn Trung phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Đơn vị đã xây dựng 246 phương án dẫn đoàn, xếp xe, bảo đảm tuyệt đối an toàn các hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các sự kiện chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội lớn của Thủ đô và của đất nước diễn ra trên địa bàn thành phố. Tổ chức dẫn 305 đoàn với 822 cuộc dẫn, hơn 1.600 lượt dẫn trong đó huy động hàng nghìn lượt phương tiện và CBCS thực hiện nhiệm vụ. Cùng với đó, Phòng CSGT Hà Nội đã thực hiện nghiêm các kế hoạch, phương án, chuyên đề có liên quan đến công tác đảm bảo TTATGT, xử lý nghiêm vi phạm. Năm 2020, hơn 411.000 trường hợp vi phạm TTATGT đã được đơn vị phát hiện, xử lý. Trong đó có nhiều vụ vi phạm nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận như lái xe vi phạm nồng độ cồn, vượt đèn đỏ, dừng đỗ sai quy định gây mất TTATGT. Cụ thể, đã xử lý gần 6.000 vi phạm nồng độ cồn, hơn 4.000 vi phạm tốc độ, gần 90.000 trường hợp vi phạm không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy; hệ thống camera xử phạt cũng phát hiện xử lý hơn 6.000 trường hợp vi phạm...
Bày tỏ quyết tâm với những mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2021, Đại tá Dương Đức Hải, Trưởng Phòng CSGT Công an TP Hà Nội khẳng định: Phòng CSGT Công an TP Hà Nội sẽ tiếp tục nâng cao vai trò tham mưu cho Giám đốc Công an TP Hà Nội chỉ đạo triển khai hiệu quả các biện pháp đảm bảo TTATGT trên địa bàn. Trong đó, một trong những mục tiêu mà Phòng CSGT Hà Nội đặt ra trong năm 2021 đó là giảm tai nạn giao thông (TNGT) trên cả 3 tiêu chí từ 5% - 10% so với năm 2020; hạn chế đến mức thấp nhất TNGT đặc biệt nghiêm trọng.
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Văn Trung, Cục trưởng Cục CSGT đã trao Bằng khen của Bộ Công an tặng các tập thể, cá nhân xuất sắc
Đồng thời, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm số điểm nguy cơ về ùn tắc, điểm đen về TNGT; hạn chế phát sinh các điểm ùn tắc mới và không để xảy ra ùn tắc kéo dài. Bảo vệ tuyệt đối an toàn hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khách quốc tế và các sự kiện quan trọng diễn ra trên địa bàn thành phố.
Đặc biệt, trong năm 2021, Phòng sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan bảo vệ tuyệt đối an toàn hoạt động của các đồng chí lãnh đạo, khách quốc tế, các sự kiện quan trọng của Thủ đô và đất nước diễn ra trên địa bàn thành phố, trọng tâm là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Trước mắt là đảm bảo TTATGT phục vụ hiệu quả cho người dân đi lại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Đại tá Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội tặng Giấy khen cho các tập thể, cá nhân xuất sắc
Biểu dương những thành tích, kết quả của Phòng CSGT đã đạt được trong năm 2020, nhất trí cao với các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mà đơn vị đặt ra trong năm 2021, Thiếu tướng Nguyễn Văn Trung, Cục trưởng Cục CSGT và Đại tá Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội yêu cầu: Phòng CSGT Hà Nội tiếp tục nêu cao tinh thần chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai có hiệu quả các giải pháp, biện pháp đảm bảo TTATGT, phòng ngừa ùn tắc và TNGT; nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên các tuyến giao thông cũng như thực hiện hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ và xây dựng lực lượng.
Đảm bảo hiệu quả các mặt công tác, yêu cầu nhiệm vụ trong đợt cao điểm đảm bảo, giữ gìn TTATGT phục vụ Tết Nguyên đán 2021; tăng cường xử lý nghiêm những lỗi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới ùn tắc và TNGT; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, phạt "nguội" đối với lái xe vi phạm. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT; tạo sự đồng thuận và nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người dân trong việc thực hiện pháp luật về TTATGT.
Nhân dịp này, Hội nghị đã tổ chức biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ năm 2020.
Người qua đường không ai cứu giúp, nam thanh niên gặp nạn bị xe khách cán chết Nạn nhân bị té ngã trên đường nhưng không được cứu giúp, sau đó bị xe khách cán chết. Công an khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn. ẢNH: Đ.T Ngày 14.12, Công an H.Phú Giáo (Bình Dương) đang điều tra làm rõ vụ một thanh niên té xe trên đường, có 4 người đi qua hiện trường nhưng không dừng lại cứu...