Đề xuất làm 5 quảng trường quanh hồ Thiền Quang
Khu vực xung quanh hồ Thiền Quang (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được định hướng xây dựng 5 quảng trường, gồm 1 quảng trường trung tâm và 4 quảng trường đặt tên theo các mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
UBND quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đang tổ chức lấy ý kiến người dân về Đồ án Thiết kế đô thị khu vực xung quanh hồ Thiền Quang, tỷ lệ 1/500.
Phối cảnh thiết kế quanh hồ Thiền Quang.
Khu đất nghiên cứu lập thiết kế đô thị rộng 11,7 ha, nằm trên hai phường Nguyễn Du và Lê Đại Hành. Phía Bắc khu vực này giáp đường Nguyễn Du, phía Tây giáp phố Trần Bình Trọng, phía Đông giáp phố Quang Trung và phía Nam giáp phố Trần Nhân Tông.
Video đang HOT
Đơn vị tư vấn đề xuất thiết kế đô thị với 13 khu vực, trong đó có 5 quảng trường. Quảng trường trung tâm nằm ở phía đường Trần Nhân Tông, giáp công viên Thống Nhất, là khu văn hóa nghệ thuật đa năng, trung tâm buôn bán, giao thương hàng hóa và nơi dừng nghỉ cho du khách. Quảng trường này cũng kết nối với công viên Thống Nhất và các khu vực khác.
Bốn quảng trường Xuân, Hạ, Thu, Đông được xây gần bốn góc hồ Thiền Quang. Trong đó, quảng trường mùa Xuân, mùa Hạ nằm ở hai góc hồ phía đường Trần Nhân Tông sẽ diễn ra sự kiện, hoạt động chính với không gian mở để ngắm toàn cảnh hồ.
Quảng trường mùa Thu giáp ngã tư Nguyễn Du – Quang Trung với các hoạt động vui nhộn. Quảng trường mùa Đông (đoạn ngã tư Nguyễn Du – Trần Bình Trọng) là không gian chuyển tiếp giữa công viên ven hồ và cụm ba chùa Thiền Quang – Quang Hoa – Pháp Hoa, các hoạt động sẽ tĩnh hơn như chơi cờ, thể dục, câu cá.
Đàn thiên nga được nuôi ở hồ Thiền Quang.
Đồ án cũng nêu định hướng thiết kế đài phun nước ở giữa hồ; khu biểu diễn nhạc nước gần bờ phía đường Trần Nhân Tông. Để người dân và du khách có thể nghỉ ngơi thư giãn và xem nhạc nước, sát hồ sẽ được xây bậc thềm ngắm cảnh.
Việc lấy ý kiến nhân dân sẽ kéo dài trong 30 ngày kể từ ngày đăng tải hồ sơ đồ án lên trang thông tin điện tử của quận Hai Bà Trưng và treo bản vẽ tại trụ sở UBND phường Nguyễn Du và phường Lê Đại Hành.
Tháng 9/2023, trong quyết định phê duyệt nhiệm vụ thiết kế đô thị riêng khu vực xung quanh hồ Thiền Quang, UBND TP Hà Nội cho biết mục tiêu thiết kế là đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa giữa khu vực xây mới và khu vực cải tạo, nghiên cứu vị trí điểm nhấn kiến trúc tạo bộ mặt đô thị.
Để phố đi bộ không chỉ để đi bộ
UBND quận 1 đề xuất UBND TP.HCM đưa tuyến đường Lê Lợi thành phố đi bộ.
Tuyến này sẽ kết nối với phố đi bộ Nguyễn Huệ và các trục đường Đồng Khởi, Hàm Nghi... tạo thành một quảng trường đi bộ. Chưa kể, sau này đường Tôn Đức Thắng dọc Công viên bến Bạch Đằng cũng được quy hoạch trở thành phố đi bộ để phục vụ người dân và du khách.
Khi đó, vào trung tâm TP.HCM, quang cảnh người người tản bộ, trò chuyện, ngắm cảnh sông nước Sài Gòn, nghỉ ngơi, thư giãn, tạo nên không gian yên bình giữa một TP sôi động bậc nhất nước.
Điều này là không mới so với các nước, thậm chí có những TP như London (Anh), đi bộ trở thành nét văn hóa của người dân nơi đây. Mọi người đi bộ ngắm các công trình nổi tiếng như tháp đồng hồ Big Ben hay tản bộ dọc dòng sông Thames nổi tiếng... Có người đi làm bằng cách tản bộ, có người đi bộ để trò chuyện với nhau nhiều hơn. Thậm chí các vỉa hè nơi đây cũng được thiết kế đặc biệt, khi bạn đi bộ ngang qua sẽ tạo ra năng lượng phát sáng các bóng đèn đêm nhấp nháy.
Quận 1 cũng đang đề xuất phố đi bộ Lê Lợi giống mô hình của London, cũng có nghĩa là phố đi bộ không chỉ để đi bộ, nó còn phải được khuyến khích tạo thành nét văn hóa, kết nối khu trung tâm thương mại ngầm trước chợ Bến Thành, tạo thành trục kinh tế đêm. Con phố này sẽ kết nối bến Bạch Đằng với nhiều công trình lịch sử, tạo thành điểm tham quan du lịch văn hóa; kết nối đường Nguyễn Huệ, Đồng Khởi với nhiều công trình nổi tiếng như trụ sở UBND TP.HCM, nhà hát - Bưu điện TP tạo thành một điểm nhấn khiến nhiều người nhớ đến TP.
Ở một số TP lớn, rất nhiều người tin rằng những người bộ hành là để kể các câu chuyện của TP. Như bạn sẽ chia sẻ về nét đặc trưng văn hóa, lịch sử của TP.HCM trong câu chuyện của mình cho bạn bè, du khách khi tản bộ ngang bến Bạch Đằng, ngang chợ Bến Thành, hay đang ngắm nhìn sông Sài Gòn.
Tất nhiên, để trở thành một nét văn hóa, hay chí ít là một thói quen tốt, TP.HCM còn cần làm rất nhiều vấn đề như về câu chuyện quản lý, quy hoạch, tổ chức giao thông như thế nào, xử phạt ra sao...
Nói như PGS-TS Nguyễn Minh Hòa, nguyên Trưởng Khoa đô thị học (Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM), để làm được điều này thì cần các sở, ngành chức năng phải tham gia một cách tích cực trong việc hình thành các khu phố đi bộ. Như Sở Xây dựng cần làm các công trình tiểu cảnh, cây xanh, nơi dừng nghỉ chân; Sở GTVT lo vấn đề giao thông, chỗ gửi xe; Sở QH-KT tính toán kết nối các đường đi bộ, trung tâm thương mại ngầm; hay Sở Du lịch lo về các trải nghiệm của khách...
Thử thả mình tản bộ dọc Công viên bến Bạch Đằng, nhìn sông Sài Gòn chảy vào buổi chiều tan tầm đầy khói bụi ở TP.HCM sẽ thấy được cảm giác mình thuộc về TP này nhiều hơn.
Những địa điểm đáng ghé thăm nhất châu Âu trong năm 2024 Theo Booking.com, 309 triệu đánh giá của khách hàng đã được sử dụng để lập nên danh sách những địa điểm đáng ghé thăm. Các điểm đến được xếp hạng dựa trên sự hiếu khách, dịch vụ và tiêu chuẩn về chỗ ở, các công ty vận tải... Các địa điểm được đề xuất có số lượng đánh giá cao vì lòng hiếu...