Đề xuất kiểm tra nồng độ cồn với tất cả nạn nhân tai nạn giao thông
Uy ban an toan giao thông Quôc gia đề nghị Bộ Y tế quy định kiểm tra nồng độ cồn với tất cả nạn nhân tai nạn giao thông nhập viện mà không đợi chỉ định của CSGT.
Sáng 21/7, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia họp triển khai chuyên đề liên quan vi phạm pháp luật về nồng độ cồn.
Canh sat giao thông se tăng cương kiêm tra nông đô côn vơi cac tai xê. Anh minh hoa: Ba Đô.
Ông Khuât Viêt Hung, pho chu tich chuyên trach Uy ban An toan giao thông Quôc gia cho hay tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở Việt Nam ngày càng gia tăng và đang ở mức báo động, 70% số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân do lái xe sử dụng rượu, bia.
Theo ông Hung, Viêt Nam co tơi 18.000 nạn nhân tai nạn giao thông trong bệnh viện các tỉnh phía Bắc, trong đó gần 37% liên quan đến rượu bia và chủ yếu là nam giới. Đăc biêt tại Bến Tre, báo cáo 6 tháng đầu năm của cơ quan y tế cho biết, trong 300 người bị tai nạn giao thông vào viện có 195 người đồng ý kiểm tra máu thì 100% đều vi phạm nồng độ cồn.
Video đang HOT
Về khía cạnh kinh tế, môi ngay nươc ta mât đi 250 ty đông va thiêt hai gân 3% GDP/năm do tai nan giao thông.
Ông Hùng đề nghị Bộ Y tế có quy định kiểm tra bắt buộc nồng độ cồn trong máu với các nạn nhân tai nạn giao thông nhập viện, không cần đợi chỉ định của CSGT. “Việc kiểm tra nhằm nắm được số người sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông để phân tích, tìm giải pháp khắc phục tai nạn”, ông Hung nói.
Kế hoạch tuyên truyền, xử lý vi phạm nồng độ cồn với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ gồm 6 nội dung chính la hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường năng lực thực thi pháp luật về nồng độ cồn; tuyên truyên, phổ biến và giáo dục pháp luật; tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; tăng cường vai trò cộng đồng và huy động kinh phí xã hội hóa; xây dựng các mô hình thí điểm.
Theo Nghị định 46 cua Chinh phu vê xư phat vi pham hanh chinh trong linh vưc giao thông đương bô, đương săt co hiêu lưc tư 1/8 tơi đây, cac hành vi vi phạm uống rượu bia khi tham gia giao thông bị xử phạt cao nhất 18 triệu đồng. Mức độ vi phạm nếu có nguy cơ làm chết người, tổn thương sức khỏe người khác thì sẽ bị xử lý hình sự.
Ba Đô
Theo VNE
Từ ngày 1/8, tăng mức phạt với nhiều vi phạm giao thông
Theo nghị định mới, đối với người tham gia giao thông dùng chân để điều khiển vô lăng ôtô sẽ bị phạt 7-8 triệu đồng.
Sau một thời gian thực hiện Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP, một số quy định đã bộc lộ sự bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT). Vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định 46/2016/NĐ-CP nhằm khắc phục bất cập này.
Từ ngày 1/8, tăng mức phạt với nhiều vi phạm giao thông
Dùng chân điều khiển vô lăng bị phạt tới 20 triệu đồng
Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP vừa được ban hành, người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền với mức phạt tăng từ 10-15 triệu đồng (theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP) lên 16-18 triệu đồng. Người điều khiển xe ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn và chất ma túy của người thi hành công vụ cũng bị áp dụng mức phạt trên.
Nghị định 46/2016/NĐ-CP cũng bổ sung quy định, nếu dùng chân để điều khiển vô lăng xe ô tô khi xe đang chạy trên đường bị phạt từ 7 - 8 triệu đồng. Mức phạt này cũng áp dụng đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ. Trường hợp vi phạm quy định này mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 18 - 20 triệu đồng.
Nghị định mới cũng tăng mức phạt đối với người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy. Cụ thể, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy. Theo nghị định số 171/2013/NĐ-CP thì hành vi vi phạm này chỉ bị phạt từ 8-10 triệu đồng.
Dùng điện thoại khi lái xe bị phạt 100.000 - 200.000 đồng
Nghị định cũng tăng mức phạt đối với nhóm người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
Cụ thể, người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng (mức phạt tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP là 60.000 - 80.000 đồng).
Trường hợp người điều khiển, người ngồi trên xe không đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ; chở người ngồi trên xe không đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" hoặc đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật cũng bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.
Theo Đơi sông Phap luât
Trưởng phòng CSGT có thể được phạt tiền đến 8 triệu đồng Theo nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt vừa được Chính phủ ban hành, Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng CSGT có thẩm quyền phạt tiền đến 8 triệu đồng. "Ma men", người sử dụng chất ma túy lái xe sẽ bị xử phạt nặng kể từ 1.8...