Đề xuất không miễn tiền thi hành án cho tội phạm tham nhũng
Trước ý kiến cho rằng “một đồng ngân sách cũng phải bảo vệ, do đó không nên có quy định miễn, giảm các khoản thu cho ngân sách nhà nước” tại phiên thảo luận về Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự (THADS) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều qua 12/8, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh: “Người dân bị thiên tai, lũ lụt cả nước phải cưu mang, mà có mấy đồng án phí cũng thu là cứng nhắc”.
Giao trách nhiệm xác minh điều kiện thi hành án cho Chấp hành viên
Theo quy định của Luật THADS hiện hành, người được thi hành án có trách nhiệm tự xác minh điều kiện thi hành án và chịu chi phí khi yêu cầu Chấp hành viên xác minh. Tuy nhiên trên thực tế, quy định này gây khó khăn rất nhiều cho người dân vì họ không thể tự mình xác minh điều kiện thi hành án.
Báo cáo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội một số vấn đề lớn của Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết: Nhiều ý kiến tán thành với quy định của Dự thảo Luật về việc giao trách nhiệm xác minh điều kiện thi hành án cho Chấp hành viên, nhưng vẫn quy định người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền xác minh, đồng thời cần có cơ chế xử lý trường hợp kết quả xác minh của đương sự và cơ quan THADS khác nhau; có ý kiến đề nghị quy định nghĩa vụ của người phải thi hành án trong việc chứng minh khả năng thi hành và xác định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan THADS đối với việc phân loại án chưa có điều kiện thi hành. Có ý kiến đề nghị giữ quy định người được thi hành án có trách nhiệm tự xác minh và chịu chi phí khi yêu cầu Chấp hành viên xác minh như Luật hiện hành.
Theo Thường trực Ủy ban Tư pháp, việc sửa đổi quy định về xác minh điều kiện thi hành án là nội dung rất quan trọng nhằm giải quyết những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn công tác THADS hiện nay. Ngoài việc thay đổi về trách nhiệm tổ chức xác minh (Chấp hành viên), các nội dung khác cần được tiếp thu theo ý kiến Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) gồm: đề cao trách nhiệm của người phải thi hành án, người được thi hành án và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc xác minh điều kiện thi hành án; trường hợp kết quả xác minh của người được thi hành án khác với cơ quan THADS thì cơ quan THADS phải xác minh lại; để nâng cao chất lượng phân loại án, cần bổ sung quy định giao Thủ trưởng cơ quan THADS phải ra quyết định đối với trường hợp chưa có điều kiện thi hành án… Nhiều ý kiến của các Ủy viên Thường vụ Quốc hội đồng tình với quy định này.
Giàu bất thường không chứng minh được sẽ bị truy tố
Video đang HOT
Không miễn, giảm với các tội tham nhũng
Về miễn, giảm các khoản thu cho ngân sách nhà nước, Dự luật đã đưa ra điều kiện, mức miễn, giảm nghĩa vụ và quy định cụ thể một số trường hợp được miễn, giảm. Dù còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng theo Ủy ban Tư pháp, việc xử lý số lượng án tồn đọng nhiều năm về khoản thu nộp ngân sách nhà nước là một thực tế cần được xem xét giải quyết. Theo đó, việc duy trì cơ chế xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước là cần thiết.
Tuy nhiên, quy định về miễn, giảm phải bảo đảm các điều kiện phù hợp với chính sách hình sự và các nguyên tắc quy định của Bộ luật hình sự, Luật Thi hành án hình sự. Do vậy, tiếp thu ý kiến ĐBQH, Thường trực Ủy ban Tư pháp đề nghị chỉnh lý theo hướng: bỏ quy định xét miễn, giảm đối với trường hợp không xác định được nơi cư trú hoặc không xác định được tài sản của người phải thi hành án; không áp dụng xét miễn, giảm thi hành án khoản thu nộp ngân sách nhà nước đối với người bị kết án về các tội phạm tham nhũng và các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; tuân thủ nguyên tắc người bị kết án đã chấp hành được một phần nghĩa vụ thi hành án; xác định rõ diện đối tượng được miễn thi hành án vì các lý do nhân đạo theo các điều kiện cụ thể.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ủng hộ quy định nói trên: “Cả thuế, tín dụng người ta còn miễn giảm thì thi hành án cũng có cái rủi ro”. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý: ” Tòa án khi xét xử phải chú ý đã tuyên án là khả thi, chứ không án treo ngược lên đấy hàng chục năm không thi hành được là rất khó khăn”.
Phó Chánh án TANDTC Tống Anh Hào và nhiều ý kiến khác cũng đồng tình với quy định miễn, giảm nhưng đề nghị nên miễn, giảm số tiền với quy mô vừa phải, và người không có điều kiện thi hành thì mới miễn giảm.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý thì không đồng tình vì ông cho rằng ngân sách nhà nước dù một đồng cũng phải được tôn trọng và bảo vệ. Quy định miễn giảm là “không công bằng”.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đáp thẳng thắn: “Rất nhiều trường hợp người phải thi hành án không có tài sản thi hành, ví dụ người nghiện hút bị phạt 20 triệu, rồi án phí… Hay những trường hợp người dân bị thiên tai, lũ lụt cả nước phải cưu mang, mà nói phải thu mấy đồng án phí là cứng nhắc. Thực tế nhiều trường hợp Chấp hành viên phải bỏ tiền túi ra nộp thay cho người phải thi hành án. Do vậy, quy định miễn, giảm nhằm đảm bảo tính nhân đạo.”, Bộ trưởng cũng tiếp thu ý kiến của nhiều Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội rà soát lại các quy định để đảm bảo chặt chẽ.
Theo Pháp luật Việt Nam
Có thẻ căn cước thì phải cắt hết giấy tờ gây phiền hà cho dân
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh việc cải cách thủ tục hành chính khi góp ý thảo luận dự luật Căn cước công dân tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng qua, 14.7.
Cấp CMND 12 số theo công nghệ mới tại Hà Nội - Ảnh: Hoàng Trang
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa, cơ quan thẩm tra tán thành quy định dự luật là cấp thẻ căn cước cho công dân ngay từ khi sinh ra và không cần giấy khai sinh. Còn Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nhận định, nếu làm được thì luật này khi có hiệu lực sẽ là cuộc cách mạng, giảm bớt thủ tục giấy tờ trong nhân dân.
"Khi làm xong luật này sẽ loại bỏ được bao nhiêu giấy tờ và còn tồn tại mấy loại giấy tờ? Lúc đó chỉ còn một loại giấy tờ duy nhất, hay vẫn phải chấp nhận một số giấy tờ khác? Ban soạn thảo cần phải nói rõ để cả xã hội biết đây là một cuộc cách mạng, một sự thay đổi lớn", Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đặt vấn đề.
Cũng nhấn mạnh việc xây dựng, triển khai luật này là một cuộc cải cách mang tính đột phá, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý nhà nước cũng như thuận lợi cho người dân, song Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng lưu ý: Đã đổi mới thì phải chắc chắn. Hiện chưa ai hình dung nổi luật này khi ra đời sẽ có những tác động liên quan ra sao, nhất là thói quen hỏi giấy khai sinh ở nhiều công đoạn thủ tục như hiện nay. "Khi có luật này thì phải cắt hết các loại giấy tờ gây phiền hà trong nhân dân", Chủ tịch QH đề nghị.
Chủ nhiệm Nguyễn Kim Khoa chia sẻ thêm: Việc triển khai luật Căn cước công dân, trong đó bao gồm xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vừa mang tính cấp bách trước mắt, nhưng cũng vừa mang ý nghĩa chiến lược, lâu dài, vì hướng tới đơn giản hóa tối đa các thủ tục giấy tờ hành chính hiện nay. "Toàn dân đang rất bức xúc về thủ tục hành chính. Nếu việc cấp thẻ căn cước công dân có lợi, tránh phiền hà cho dân thì cần làm bằng được", ông Khoa nói.
Thiếu tướng Trần Văn Vệ, Phó trưởng ban Soạn thảo luật Căn cước công dân, thông tin thêm: Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020 (gọi tắt là Đề án 896) đang được Bộ Công an tiến hành. Khi luật này được triển khai sẽ bỏ nhiều loại giấy tờ như hộ khẩu, giấy khai sinh...
Định danh cá nhân sẽ gồm 12 số
Theo ông Nguyễn Kim Khoa, để nghiên cứu xây dựng số định danh cá nhân, Bộ Công an và Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh đã tổ chức các hội nghị, hội thảo, nghiên cứu, xin ý kiến các chuyên gia, các bộ, ngành liên quan, có tham khảo kinh nghiệm một số nước. Trên cơ sở đó đề xuất quy định số định danh cá nhân gồm 12 chữ số. Ông Khoa khẳng định: việc xác định số định danh cá nhân gồm 12 chữ số là phù hợp quy mô dân số trước mắt và lâu dài, đã được xử lý theo nguyên tắc toán học. Theo đó, số định danh cá nhân có chứa mã đơn vị hành chính cấp tỉnh (hoặc mã quốc gia đối với người sinh ra ở nước ngoài) là nơi công dân đăng ký khai sinh, năm sinh, giới tính của công dân.
Cũng theo ông Khoa, việc cấp số định danh cá nhân từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gắn với việc đối sánh qua ảnh chân dung và đặc điểm sinh trắc học từ cơ sở dữ liệu căn cước công dân sẽ đảm bảo cho việc truy nguyên từng cá nhân, khẳng định tính duy nhất của số định danh cá nhân. Số định danh cá nhân này sẽ được ghi trên thẻ căn cước công dân.
Ông Vệ lý giải thêm: Việc quy định số định danh 12 số là để phân biệt giữa nam và nữ, người trong nước và cả các cháu sinh ra ở nước ngoài.
Theo nghị trình, dự luật Căn cước công dân sẽ được QH xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8 và có hiệu lực thi hành từ 1.7.2016.
Theo TNO
Đại án tham nhũng: "Cứ đi tù, tử hình là xong?" "Cử tri rất hoan nghênh việc xử lý hàng loạt đại án kinh tế tham nhũng. Nhưng họ cũng rất buồn vì việc thu hồi tài sản các vụ án rất thấp, chỉ dưới 10%. Phần lớn còn lại đi đâu, phải chăng cứ đi tù là xong?", Đại biểu Đỗ Văn Đương nói. Chiều ngày 11/6, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhận...