Đề xuất hơn 7.100 tỷ đồng nâng cấp 3 tuyến Quốc lộ tại Đồng bằng Sông Cửu Long
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính đề xuất dự án nâng cấp, cải tạo 3 tuyến Quốc lộ là Quốc lộ 53, Quốc lộ 62 và Quốc lộ 91B tại Đồng bằng Sông Cửu Long, sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB).
Ảnh minh họa: Hiếu-Hùng/Báo Tin tức
Theo đó, tuyến Quốc lộ 53 đoạn Long Hồ – Ba Si và cầu Ngã Tư có chiều dài hơn 40 km. Dự án có điểm đầu tại Km11 295 thuộc địa phận xã Long An, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long và điểm cuối tại Km56 000 thuộc địa phận xã Phương Thạch, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Bộ Giao thông vận tải đề xuất đầu tư nâng cấp, cải tạo nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m, vận tốc thiết kế 80 km/h.
Tuyến Quốc lộ 62 qua tỉnh Long An có tổng chiều dài khoảng 76 km được đề xuất đầu tư nâng cấp, cải tạo nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m, vận tốc thiết kế 80 km/h.
Riêng với tuyến Quốc lộ 91B ( tuyến Nam Sông Hậu) đoạn ngã 5 cầu Cần Thơ – Bạc Liêu có tổng chiều dài hơn 141 km, Bộ Giao thông vận tải đề xuất chia làm 2 đoạn. Cụ thể, đoạn từ ngã 5 cầu Cần Thơ đến cảng Cái Cui được giữ nguyên theo hiện trạng là nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m, 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ.
Video đang HOT
Đoạn từ cầu Cái Cui đến ngã ba giao giữa Quốc lộ 91B với tỉnh lộ Bạc Liêu Vĩnh Châu và đường dẫn phía mố A đường vào cầu Tôn Đức Thắng sẽ giữ nguyên quy mô và thảm tăng cường mặt đường các đoạn tuyến hiện hữu có nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m. Những đoạn nền đường rộng 7,5m, mặt đường rộng 6m sẽ được mở rộng, nâng cấp nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m, vận tốc thiết kế 80 km/h.
Tổng mức đầu tư dự kiến để cải tạo, nâng cấp 3 tuyến Quốc lộ nêu trên là hơn 7.158 tỷ đồng, tương đương hơn 309 triệu USD. Trong đó, quyến Quốc lộ 53 có tổng mức đầu tư là hơn 1.811 tỷ đồng, Quốc lộ 62 có tổng mức đầu tư hơn 2.190 tỷ đồng và Quốc lộ 91B có tổng mức đầu tư hơn 3.155 tỷ đồng.
Mức đầu tư 3 dự án trên được Bộ Giao thông vận tải đề xuất vốn vay WB khoảng hơn 5.777 tỷ đồng, tương đương hơn 250 triệu USD. Nguồn vốn này được sử dụng cho các hạng mục như chi phí xây dựng, thiết bị trước thuế; chi phí tư vấn thiết kế kỹ thuật, tư vấn thiết kế bản vẽ thi công; chi phí tư vấn giám sát thi công và chi phí dự phòng.
Vốn đối ứng của dự án khoảng hơn 1.380 tỷ đồng, tương đương khoảng hơn 59 triệu USD được sử dụng cho các hạng mục chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng còn lại, chi phí khác; chi phí giải phóng mặt bằng; các loại thuế, phí.
Dự án sẽ được thực hiện trong 4 năm sau khi Hiệp định tài trợ có hiệu lực (dự kiến từ năm 2023 – 2026).
Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cho hay, việc cải tạo, nâng cấp 3 tuyến Quốc lộ trên sẽ giúp nâng cao năng lực thông hành, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa, hành khách, đảm bảo an toàn giao thông.
Dự án cũng sẽ từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ kết nối khu vực thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long…
Năm 2023, Đồng Nai xây dựng 3 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành
Theo Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai, hiện tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt đầu tư 3 dự án giao thông gồm đường ĐT 769, đường ĐT 770B và đường ĐT 773 với tổng vốn đầu tư khoảng 19.600 tỷ đồng.
Đây là các dự án kết nối nhiều tuyến quốc lộ, cao tốc và các huyện, thành phố của Đồng Nai với sân bay Long Thành.
Phối cảnh dự kiến sân bay Long Thành. Ảnh minh họa: TTXVN
Ông Nguyễn Bôn, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai cho biết, các dự án nêu trên thuộc đầu tư công nhóm A, nằm trong danh mục mà tỉnh Đồng Nai sẽ ưu tiên triển khai trong 5 năm tới. Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai đang phối hợp cùng các đơn vị liên quan triển khai các bước nhằm thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và lập báo cáo nghiên cứu khả thi, đấu thầu chọn đơn vị thi công để đầu năm 2023 khởi công cả 3 ba dự án.
Trong đó, đường ĐT 770B là dự án được xây dựng mới hoàn toàn với chiều dài 53 km, tổng vốn đầu tư khoảng 12.500 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 7.500 tỷ đồng, còn lại là kinh phí xây dựng. Dự án mở rộng, nâng cấp đường ĐT 769, chiều dài gần 31 km, tổng vốn đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng. Dự án nâng cấp, mở rộng và xây mới đường ĐT 773 với chiều dài 51 km, với tổng mức đầu tư khoảng 5.500 tỷ đồng.
Các tuyến đường này có quy mô từ 4 đến 8 làn xe ô tô, 2 đến 4 làn xe hỗn hợp, lộ giới từ 40 m đến 120 m, khi hoàn thành sẽ kết nối Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, Quốc lộ 51, đường Vành đai 4, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và huyện Định Quán, Thống Nhất, Cẩm Mỹ và thành phố Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) với sân bay Long Thành. Đồng thời giảm tải cho các tuyến quốc lộ đoạn qua địa bàn Đồng Nai vốn đang bị quá tải trầm trọng.
Theo phương án của tỉnh Đồng Nai, nguồn vốn làm đường sẽ được lấy từ ngân sách và khai thác quỹ đất dọc 2 bên dự án. Để làm điều này, các ngành chức năng đang tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy hoạch liên quan đến những khu đất lợi thế nằm dọc các tuyến đường để thu hồi, đấu giá.
Ông Nguyễn Bôn cho rằng, nhu cầu kết nối giao thông trên địa bàn Đồng Nai là vấn đề cấp bách. Bởi hiện nay, sân bay Long Thành đã khởi công, dự kiến năm 2025 đi vào khai thác. Ngoài ra, tỉnh cũng đang xây dựng các khu công nghiệp với diện tích hàng nghìn hecta tại huyện Cẩm Mỹ và huyện Long Thành. Khi sân bay Long Thành và các khu công nghiệp đi vào hoạt động nhu cầu vận tải, lưu thông hàng hóa trên địa bàn Đồng Nai sẽ tăng mạnh.
"Hé mở" năng lực tài chính của chủ đầu tư Dự án The Arena Cam Ranh Theo dữ liệu của Dân Việt, dự án dự án Theo Arena Cam Ranh hiện đang thuộc sở hữu của vợ chồng đại gia Đức "Cá tầm" (ông Lê Anh Đức và bà Hà Thị Phương Thảo). Dự án The Arena Cam Ranh 6 lần điều chỉnh quy hoạch Dự án The Arena Cam Ranh (thuộc P.Cam Nghĩa, TP Cam Ranh, Khánh Hoà)...