Đề xuất hỗ trợ tiền gửi trẻ cho người lao động có con dưới 6 tuổi
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có hướng dẫn thực hiện nghị quyết tăng giờ làm thêm của lao động, nổi bật là đề xuất doanh nghiệp hỗ trợ tiền gửi trẻ cho lao động có con dưới 6 tuổi.
Nhiều gia đình phải sắp xếp lệch ca làm để có thời gian trông con nhỏ – Ảnh: NGUYỄN HIỀN
Các trường hợp được làm thêm tối đa 300 giờ/năm được làm thêm từ trên 40 – 60 giờ/tháng từ ngày 1-4-2022.
Nhiều đề xuất vì người lao động
Theo hướng dẫn của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cơ quan này đề xuất doanh nghiệp hỗ trợ tiền gửi trẻ cho người lao động, nhất là lao động có con dưới 6 tuổi; đề xuất bổ sung bữa ăn phụ, bữa ăn nhẹ cho người lao động sau khi tăng ca để phục hồi sức khỏe.
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu công đoàn cơ sở nên thương lượng với doanh nghiệp về mức tiền lương làm thêm giờ cao hơn mức tối thiểu này hoặc cao hơn mức doanh nghiệp đang chi trả để động viên, khuyến khích và đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người lao động.
Công đoàn cơ sở chủ động đối thoại, thương lượng với doanh nghiệp để bữa ăn ca của công nhân lao động đủ chất, đủ dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trường hợp thời gian làm thêm trong một ca lớn hơn 3 giờ thì ngoài quy định về thời gian nghỉ giữa ca, công đoàn cần đề nghị doanh nghiệp bố trí giải lao ít nhất 10 phút sau 90 phút làm việc thêm giờ, nhất là lao động làm ở dây chuyền sản xuất liên tục.
Video đang HOT
Theo một chuyên gia quan hệ lao động của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, đề xuất của công đoàn xuất phát từ đánh giá của các nhà khoa học, chuyên gia lao động về ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động khi tăng giờ làm thêm để công đoàn, người sử dụng lao động triển khai.
“Khi mình thực hiện nghị quyết tăng giờ làm thêm mà không quan tâm đến tâm lý của người lao động thì lợi bất cập hại, tăng nguy cơ tai nạn lao động, gây rủi ro cho chính doanh nghiệp. Công đoàn Việt Nam chỉ đạo các cấp công đoàn dựa trên hướng dẫn để đặt vấn đề với doanh nghiệp để đối thoại, thương lượng, ký thành các bản thỏa ước – quy định pháp luật của công ty”, vị này nói.
Công đoàn Việt Nam yêu cầu công đoàn cơ sở cần đề nghị doanh nghiệp tăng cường hệ thống thông gió, chiếu sáng, quạt mát song song với duy tu, bảo dưỡng các thiết bị, máy móc, công cụ để hạn chế tối đa tai nạn lao động – Ảnh: HÀ QUÂN
Mong được hỗ trợ tiền trông con
Là lao động có hai con nhỏ, chị Oanh, 31 tuổi, công nhân Khu công nghiệp Bắc Thăng Long ( Hà Nội), chia sẻ học phí trường tư thục rất cao nhưng do phải đi làm về muộn, ông bà vướng việc làm nông dưới quê nên hai vợ chồng đành “trăm sự nhờ bà trông trẻ đầu xóm”.
“Mình thường xuyên làm thêm giờ nên phải nhờ các bà trông trẻ với giá từ 100.000 – 120.000 đồng/buổi. Thuê các bà thì không bị gò bó thời gian nhưng con không được học vẽ, hát như ở trường mầm non”, chị Oanh trải lòng.
Còn chị Ngọc, công nhân sản xuất ở Đông Anh (Hà Nội), chia sẻ chị phải làm ca đêm nên cần tìm người trông trẻ theo giờ. Tuy nhiên, chị tham khảo thì giá trông trẻ buổi đêm “rất cao” từ 150.000 – 200.000 đồng vì đa phần các cô chỉ trông trẻ tới 10h tối, cầu luôn cao hơn cung nhiều lần.
Không chỉ vợ chồng chị Oanh, chị Ngọc, mà nhiều gia đình công nhân trẻ khác mong muốn gần khu công nghiệp có nhà trẻ, trường mầm non học phí thấp, trông trẻ đến tối muộn hoặc qua đêm với giá phải chăng theo nhu cầu của người lao động để họ yên tâm làm việc, sản xuất.
Thêm chế độ để ‘giữ chân’ người lao động
Theo bà Nguyễn Thủy, phó trưởng phòng tổ chức hành chính Công ty Thống Nhất Hà Nội, công ty khuyến khích cán bộ nhân viên, người lao động làm thêm giờ, nhất là đặc thù của sản xuất xe đạp từ tháng 3 đến tháng 11 hằng năm.
Khi làm thêm giờ, công ty này quan tâm đến vấn đề ăn uống, sinh hoạt trong thời gian làm thêm giờ để đảm bảo sức khỏe và tái tạo sức lao động. Ngoài mức lương bình quân 9 triệu đồng/tháng, thợ tại các xưởng còn có mức hỗ trợ khác để trang trải cuộc sống và tăng tích lũy trước khi về già.
Còn chị Hà Thị Phương Anh, chủ tịch Công đoàn Công ty may Plummy, chia sẻ nhiều lao động không thể gửi con ở trường công lập vì khoảng 5h chiều trường đã đóng cửa. Tuy nhiên, công nhân thường xuyên phải tăng ca đến 6-7h tối để trang trải cuộc sống. Do đó, chị mong muốn doanh nghiệp có thêm chính sách hỗ trợ người lao động.
Giám sát việc trả tiền lương làm theo giờ
Công đoàn các cấp tăng cường công tác giám sát, tham gia thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, trong đó, quan tâm giám sát việc trả tiền lương làm theo giờ đúng quy định.
Đây là lưu ý của Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam trong hướng dẫn công đoàn các cấp triển khai Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 về số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Công đoàn cơ sở cần tăng cường giám sát doanh nghiệp trả tiền lương theo giờ cho người lao động. Ảnh T.HẰNG
Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, tất cả các trường hợp được làm thêm tối đa 300 giờ/năm đều được làm thêm từ hơn 40 - 60 giờ/tháng.
Khi tổ chức thức hiện quy định về số giờ làm thêm vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định khác về việc làm thêm giờ tại bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn của bộ luật Lao động như: quy định về giới hạn số giờ làm thêm trong ngày, tiền lương phải trả khi làm thêm giờ, các nội dung đồng ý của người lao động tham gia làm thêm giờ, thông báo khi tổ chức làm thêm giờ hơn 200 giờ/năm...
Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu công đoàn các cấp tăng cường công tác giám sát, tham gia thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, trong đó, quan tâm giám sát việc trả tiền lương làm theo giờ đúng quy định; việc đảm bảo đầy đủ các quy trình quản lý rủi ro có thể phát sinh do việc làm thêm giờ tạo ra. Các cấp công đoàn phải theo dõi các biểu hiện sức khỏe của người lao động trong quá trình làm thêm giờ; việc tổ chức lấy ý kiến đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ...
Đặc biệt là công đoàn cơ sở chú ý một số nội dung đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động khi tổ chức làm thêm giờ tối đa 300 giờ/năm.
Thương lượng về tiền làm thêm giờ
Về tiền lương làm thêm giờ, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị, công đoàn cơ sở nên thương lượng với người sử dụng lao động về mức tiền lương làm thêm giờ cao hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức doanh nghiệp đang chi trả để động viên, khuyến kích và đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người lao động.
Nếu thời gian làm thêm trong 1 ca lớn hơn 3 giờ thì ngoài quy định về thời gian nghỉ giữa ca, tổ chức công đoàn đề nghị người sử dụng lao động cứ sau 90 phút làm việc thêm giờ thì bố trí giải lao ít nhất 10 phút, nhất là đối với người lao động làm việc ở các dây chuyển sản xuất liên tục.
Tổ chức công đoàn phải đề xuất, đối thoại, thương lượng với doanh nghiệp quan tâm cung cấp bữa ăn ca đảm bảo đủ chất, cân bằng dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá trị bữa ăn ca bằng hoặc cao hơn mức tối thiều từ 18.000 - 25.000 đồng/bữa.
Ngoài bữa ăn ca, Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu công đoàn các cấp đề xuất bổ sung bữa ăn phụ, bữa ăn nhẹ cho người lao động sau khi kết thúc làm thêm để phục hồi sức khỏe; đề xuất doanh nghiệp hỗ trợ tiền gửi trẻ cho người lao động, nhất là lao động có con dưới 6 tuổi.
Về điều kiện làm việc, doanh nghiệp phải tăng cường hệ thống thông gió, chiếu sáng theo đúng tiêu chuẩn (giảm nhiệt độ vùng sản xuất về mùa hè bằng việc tăng cường các quạt mát, tăng mức độ thông thoáng trong nhà xưởng); đảm bảo độ rọi, độ chói lóa của hệ thống chiếu sáng theo đúng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị, máy móc công cụ mà người lao động sử dụng hàng ngày để hạn chế tối đa các sự cố có thể gây ra tai nạn trong quá trình làm việc.
Tùy vào tình hình thực tế và ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, người lao động, công đoàn cơ sở tổ chức đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh do việc điều chỉnh thời gian làm thêm giờ, góp phần đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, ổn định an ninh, chính trị tại địa phương.
Các cấp công đoàn phải kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của tập thể người lao động, đặc biệt các vụ việc ngừng việc tập thể, đình công có liên quan đến điều chỉnh thời gian làm thêm giờ.
LĐLĐ huyện Thường Tín: Nhân rộng phong trào thi đua "Giỏi việc nước - Đảm việc nhà" Trong những năm qua, phong trào thi đua "Giỏi việc nước - Đảm việc nhà" trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín triển khai và đạt được nhiều kết quả thiết thực. Tiếp tục khẳng định vai trò của lao động nữ Các nội dung, tiêu chí của phong trào thi đua "Giỏi...