Đề xuất hình sự hóa, phạt tù lái xe say xỉn
Đây la gop y sưa đôi Bô Luât hinh sư cua Tông cuc Đương bô Viêt Nam gưi Bô Giao thông Vân tai. Theo Tông cuc Đường bộ, cần hinh sư hoa vi pham này vi tinh trang ngươi tham gia giao thông say xin điêu khiên phương tiên không giam, la môi nguy hai cho xa hôi.
(Ảnh minh họa)
Tông cuc Đương bô Viêt Nam kiên nghi hinh sư hoa hanh vi điêu khiên phương tiên tham gia giao thông khi nông đô côn trong mau vươt qua 100mg/100ml, hoăc nồng độ cồn trong khí thở vượt quá 0,5mg/1 lit.
Theo ly giai cua Tông cuc Đương bô Viêt Nam, hiên nay tinh trang ngươi điêu khiên xe trên đương nhưng vi pham nông đô côn vân chưa co chiêu hương giam, trong khi đo, sô vu tai nan giao thông có nguyên nhân liên quan đên rươu bia chiêm ty lê rât cao. Đây la nguôn nguy cơ đe doa nghiêm trong đên an toan cua xa hôi.
“Đê đam bao an toan cho xa hôi, cân hinh sư hoa hanh vi vi pham nông đô côn đôi vơi ngươi tham gia giao thông, bô sung va Bô Luât hinh sư, tư đo co căn cư phap ly đê xư phat ngươi vi pham” – Tông cuc Đương bô nhân manh.
Đươc biêt, ơ nhiêu nươc trên thê giơi, ngươi tham gia giao thông ma trong mau hoăc khi thơ co nông đô côn vươt qua quy đinh thi ngoai bi xư phat vi pham hanh chinh rât năng, tươc giây phep lai xe, ngươi lai xe con bi phat tu co thơi han.
Trong gop y bô sung Bô Luât hinh sư, Tông cuc Đương bô Viêt Nam cung kiên nghi hinh sư hoa đôi vơi hanh vi chơ qua tai. Theo đo, kiên nghi xử phạt áp dung vơi phương tiên kinh doanh vận tai băng ô tô chơ qua tai trong 150% đa bi xư ly nhưng vân tai pham.
Liên quan tơi viêc xư ly tai xê “năng” hơi men, trươc đo, Uy ban An toan giao thông Quôc gia đa co kiên nghi Chinh phu cho phep tich thu phương tiên cua ngươi tham gia giao thông ma nông đô côn trong mau hoăc khi thơ vươt qua quy đinh.
Kiên nghi nay đa vâp phai sư phan ưng cua dư luân xa hôi, cac nha nghiên cưu vê Luât va lam Luât. Hiên Chinh phu đang giao cac Bô nganh co liên quan nghiên cưu đê xuât cua Uy ban An toan giao thông Quôc gia va bao cao Chinh phu xem xet quyêt đinh trươc ngay 31/3 tơi đây.
Video đang HOT
Châu Như Quynh
Theo Dantri
Tịch thu ô tô, xe máy vi phạm: Giải pháp quyết liệt nhưng có phạm luật?
Kiến nghị tịch thu xe ô tô, mô tô, xe gắn máy nếu vi phạm nồng độ cồn và điều khiển xe đi vào đường cao tốc của Ủy ban ATGT Quốc gia đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều về tính pháp lý, tính răn đe, hiệu ứng xã hội...
Có tính giáo dục hay "nặng" cưỡng chế?
Trao đổi với PVDân trí Luật sư Lưu Văn Quang - Công ty Luật Nelson và Cộng sự - cho rằng, biện pháp xử lý là tịch thu phương tiện có thể là biện pháp khả thi và có thể có hiệu quả cao, nhưng để đưa biện pháp này vào thực tế thì chính những người ban hành phải xem xét dưới nhiều góc độ, nhằm đảm bảo được quyền lợi của người dân đi đôi với mục đích của nhà quản lý.
Nói về góc độ pháp lý, Luật sư Quang nhấn mạnh đến việc ban hành các quy định về tịch thu xe phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện hợp pháp. Hợp pháp đây được hiểu là các văn bản pháp luật được ban hành đúng thẩm quyền, các nội dung của văn bản đó không trái với các quy định đã ban hành, việc áp dụng các quy định xử phạt phải phù hợp với hiến pháp và pháp luật...
Biện pháp tịch thu phương tiện được xem là quyết liệt nhưng cần cân nhắc kỹ (ảnh: Đình Thảo)
"Hiện nay, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải - trực tiếp ở đây là các vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ được áp dụng theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Luật giao thông đường bộ năm 2008; và trực tiếp nhất là Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Trong đó, các phương tiện là mô tô, xe gắn máy đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển "Cấm đi ngược chiều" đều không phải chịu chế tài là tịch thu phương tiện". Luật Giao thông đường bộ, các Nghị định, quy định xử phạt... cũng không áp dụng việc tịch thu phương tiện của người tham gia giao thông vi phạm" - Luật sư Quang dẫn chứng.
Do vậy, vấn đề đặt ra là muốn đưa các quy định về tịch thu xe phải được luật hóa. Điều này đồng nghĩa với việc sửa đổi toàn bộ các văn bản có liên quan trước khi quy định đó được thi hành. Đây là một vấn đề phức tạp với nhiều thủ tục trình tự và do nhiều cơ quan ban hành chứ không chỉ đơn thuần là một văn bản do một cơ quan quản lý trực tiếp ban hành và thực thi.
Đề cập tới góc độ đời sống xã hội, theo Luật sư Quang, ở nước ta, mô tô, xe máy vẫn là phương tiện giao thông chiếm đa số, nó không đơn thuần chỉ là phương tiện di chuyển, đi lại mà nó còn là phương tiện mưu sinh kiếm sống của rất nhiều người dân. Việc tịch thu xe rồi thực hiện đấu giá để sung công quỹ nhà nước đối với các trường hợp đương nhiên phải thu là một lẽ khác, còn đối với những trường hợp không cố ý hoặc vi phạm lần đầu thì có quá nghiêm khắc không?
"Tịch thu xe liệu đã có tính chất giáo dục không hay đơn thuần chỉ mang tính cưỡng chế? Tất nhiên an toàn phải là trên hết, nhưng pháp luật cũng phải nhìn nhận ở góc độ đạo đức, nếu chỉ vì để hạn chế tai nạn giao thông mà tước đoạt cả một gia tài hay phượng tiện nuôi sống gia đình họ thì có nên hay không? Hoặc nếu xe ô tô bị tịch thu là xe mượn. Người mượn lái xe khi nồng độ cồn vượt quá quy định thì không thể bắt người cho mượn xe chịu trách nhiệm liên đới, tức là chỉ có thể phạt người vi phạm chứ không thể phạt người không vi phạm (chủ xe).
Mặt khác, trong mỗi quy định về xử phạt hiện hành đều có quy định về mức độ xử phạt khác nhau nhằm cá thể hóa từng vụ việc, từng hành vi nhất định nhằm đưa ra mức hình phạt có tính chất đúng người, đúng sai phạm, mang tính răn đe giáo dục. Nếu như cứ quy định vi phạm là tịch thu thì cũng lại làm khó người dân và khó cho chính nhà quản lý" - Luật sư Quang phân tích.
Theo vị Luật sư này, đây là vi phạm hành chính và xử phạt hành chính nên nếu tăng nặng mức tiền phạt theo hướng tăng chế tài xử phạt, tăng thời gian tước giấy phép lái xe hoặc cấm lái xe trong một thời gian nhất định thì hiệu quả xử lý vi phạm sẽ tốt hơn là áp dụng biện pháp tịch thu xe. Nếu quyết tâm áp dụng biện pháp tịch thu xe thì cơ quan kiến nghị phải nghiên cứu kỹ nhằm đảm bảo tính chất răn đe, đồng thời giải pháp như đề xuất phải được luật hóa nhằm tránh việc quy định chưa đi vào thực thi đã bị "tuýt còi".
Ở nhiều nước, lái xe vi phạm nồng độ cồn bị phạt tù
Nêu quan điểm về biện pháp tịch thu phương tiện, Tiến sĩ Trần Hữu Minh - Chuyên gia đánh giá tác động giao thông vận tải, Trường ĐH Giao thông Vận tải - cho biết, ý thức nói chung và ý thức hành vi tham gia giao thông nói riêng đến từ nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là giáo dục và sự nghiêm minh của pháp luật. Hai yếu tố này phải cùng tồn tại. Chỉ giáo dục tuyên truyền thôi sẽ không bao giờ đủ, vì nếu làm sai mà không bị xử lý thì sẽ có rất nhiều trường hợp vi phạm.
Xe máy đi vào cao tốc cũng bị đề xuất tịch thu (ảnh: Quang Phong)
"Cần nhấn mạnh rằng, trong một hệ thống tốt, giáo dục tuyên truyền phải đi trước một cách hiệu quả và sâu rộng, khi thông điệp thông tin đã đến được với từng người dân mà vẫn xảy ra vi phạm thì đó là thời điểm thích hợp để cơ quan quản lý triển khai nghiêm khắc xử lý vi phạm. Bởi vậy lộ trình triển khai cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng" - ông Minh cho hay.
Ông Minh cho rằng, giải pháp trên có thể phát huy tối đa hiệu quả khi phối hợp với một loạt các giải pháp khác như: Phát triển hệ dữ liệu quốc gia về vi phạm an toàn giao thông, phát triển thị trường bảo hiểm: liên kết với hệ dữ liệu vi phạm an toàn giao thông, tăng mức bảo hiểm đáng kể với những người vi phạm, phối hợp đối chiếu với kiểm định kỹ thuật với toàn bộ xe cơ giới và quá trình đóng phí bảo trì.
Kinh nghiệm trên thế giới trong vấn đề này là cần tách bạch rõ ràng hai phạm trù người sở hữu và người sử dụng, thể chế hóa trách nhiệm của từng đối tượng (nếu cần) sẽ giúp làm rõ tính pháp lý của giải pháp.
UB An toàn giao thông quốc gia vừa kiến nghị tịch thu phương tiện (ô tô, xe gắn máy...) và tước giấy phép 2 năm nếu lái xe có nồng độ cồn quá cao (> 80mg/100ml máu hoặc> 0,4mg/1ml khí thở). Theo bạn:
Không nên tịch thu vì đó là những tài sản quá lớn và nhiều khi không phải của người lái
Nên tịch thu vì tính mạng con người là trên hết
Chỉ nên xử phạt thật nặng và tước giấy phép lái xe 1 - 3 năm
Hiệu ứng xã hội phụ thuộc vào việc giải pháp sẽ được tiến hành như thế nào, nếu công tác truyền thông tốt, sâu rộng đến được với từng người dân, có lộ trình hợp lý (tuyên truyền - xử phạt điển hình - truyền thông - xử phạt nghiêm), và cung cấp được những trường hợp sai phạm đầu tiên đến với đông đảo công chúng, chắc chắn giải pháp sẽ có tác động sâu rộng tích cực trong xã hội.
Theo Tiến sĩ Trần Hữu Minh, nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Anh... xử phạt rất nặng trường hợp vi phạm nồng độ cồn quá mức cho phép, thậm chí là bị phạt tù.
Cụ thể như tại Anh Quốc, nếu bị phát hiện điều khiển phương tiện với nồng độ cồn quá mức cho phép thì mức phạt có thể lên tới 6 tháng tù giam, đóng 5.000 bảng và bị cấm lái xe trong vòng 1 năm. Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng uống rượu bia lái xe dẫn đến chết người, mức phạt có thể lên tới 14 năm tù giam, phạt tiền không giới hạn (các công ty bảo hiểm phải trả), cấm lái xe từ 2 năm đến vĩnh viễn, và phải trải qua một cuộc sát hạch rất nghiêm khắc và chặt chẽ hơn bài kiểm tra lái tiêu chuẩn để có thể lấy lại bằng lái xe.
Ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia - cho biết: "Trong Nghị định 171 không quy định tịch thu phương tiện nên chúng tôi đã kiến nghị với Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định để có cơ sở thực hiện biện pháp này. Chúng ta đã tuyên truyền rất nhiều nhưng nhiều người ý thức tham gia giao thông không cao nên vẫn vi phạm và hậu quả đáng tiếc là xảy ra tai nạn giao thông gây chết người, vì thế cần một biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt để xử lý nghiêm tình trạng vi phạm và ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông". Ông Hùng cũng nhấn mạnh, biện pháp tịch thu phương tiện thể hiện thông điệp giáo dục và đảm bảo an toàn tính mạng cho người điều khiển phương tiện. Bởi, sự thiệt hại về tính mạng con người là điều có thể nhìn thấy nếu cố tình tham gia giao thông trên đường cấm (xe máy đi vào đường cao tốc) và điều khiển phương tiện khi đã uống rượu bia. Biện pháp tịch thu phương tiện cũng là sự cảnh báo nguy hiểm và nâng cao trách nhiệm công dân, trách nhiệm đảm bảo an toàn giao thông của người tham gia giao thông...
Châu Như Quỳnh
Theo dantri
Đề xuất thu xe của người say rượu: Đã tính đến sinh kế của dân? Nhiều người cho rằng, sinh kế của người dân phải luôn luôn được tính đến trong bất kỳ một sự can thiệp nào Trong một cuộc hội thảo bàn về tịch thu phương tiện của người vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết,...