Đề xuất hai phương án quy định giờ làm việc của công chức, viên chức
Trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đang công bố để lấy ý kiến, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đưa ra hai phương án quy định thời gian làm việc tại các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
Phiên giao dịch tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh: XM
Phương án 1, bổ sung vào Bộ Luật Lao động quy định: “Giao Chính phủ quy định thống nhất thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước”. Thời gian làm việc dự kiến là từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút (trừ những đơn vị hoặc bộ phận phải thường trực 24/24 giờ để đảm bảo liên thông công việc hoặc trực tiếp giải quyết công việc với người dân). Phương án này giúp thống nhất giờ làm việc cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, phù hợp hơn với thời gian làm việc của các quốc gia.
Phương án 2, giữ nguyên như hiện hành, thời gian làm việc không được quy định trong Bộ luật Lao động mà được quy định tại các văn bản hành chính (Đối với các Bộ do Thủ tướng quyết định, đối với UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định).
Video đang HOT
Theo Bộ LĐTBXH, ở Việt Nam, hiện tại việc quyết định thời điểm bắt đầu làm việc của doanh nghiệp do doanh nghiệp quyết định; của cơ quan hành chính thì do người đứng đầu cơ quan quyết định đúng theo thẩm quyền lãnh đạo, điều hành quy định tại Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương.
Tuy nhiên áp dụng giờ làm việc trong các cơ quan Nhà nước trên thực tế hiện nay đang làm xảy ra một số tồn tại như: Không có sự thống nhất giữa giờ làm việc của các cơ quan trung ương và địa phương (các cơ quan trung ương bắt đầu làm việc lúc 8 giờ, trong khi đa số các địa phương bắt đầu từ 7 giờ vào mùa hè hoặc 7 giờ 30 với mùa đông), trên địa bàn Thủ đô Hà Nội cũng có sự khác nhau; Chưa bảo đảm sự liên kết, kết nối giữa giờ làm việc của khối cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương.
Theo đại diện Ban soạn thảo, trước đó tại một phiên thảo luận tại Quốc hội năm 2017, đã có ý kiến đại biểu Quốc hội đề xuất về quy định khung giờ làm việc khối hành chính công và một số chuyên gia cũng đề nghị thống nhất giờ làm việc tại các cơ quan hành chính Nhà nước. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc quy định thời gian làm việc do lãnh đạo địa phương quyết định để còn phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương. Đơn cử như Hà Nội từng có quy định lệch giờ nhau để giảm ùn tắc giao thông.
Theo XM/Báo Tin tức
Hà Nội: Hỗ trợ người nuôi lợn mức cao nhất, tránh bán chạy dịch
Mới đây, Thành ủy Hà Nội đã ra Thông báo số 1710-TB/TU truyền đạt kết luận của Thường trực Thành ủy đối với công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn.
Phòng chống dịch này được coi là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng trước mắt. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, Thường trực Thành ủy yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND thành phố; các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở khẩn trương, triển khai các nội dung sau:
Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện các giải pháp phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh vào địa bàn; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20.2.2019 của Thủ tướng Chính phủ; sử dụng nguồn kinh phí năm 2019 triển khai thực hiện công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi theo quy định.
TP.Hà Nội sẽ áp dụng mức hỗ trợ thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi gây ra ở mức cao nhất theo hướng dẫn của Chính phủ. Ảnh: I.T
Thành lập các tổ liên ngành kiểm tra công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi ở tất cả các quận, huyện, thị xã. Chỉ đạo ngành chuyên môn thực hiện tốt các giải pháp chuyên môn, giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh, lấy mẫu, kiểm tra chuyên môn, ứng phó ngay khi có lợn ốm chết, nghi mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi; chuẩn bị đầy đủ nguồn vật tư, hóa chất, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phòng, chống và tiêu hủy gia súc mắc bệnh.
Chỉ đạo Sở NNPTNT phối hợp với các ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã thiết lập chốt, trạm kiểm soát chặt chẽ toàn bộ hoạt động vận chuyển, lưu thông lợn trên địa bàn; tập trung ở các đầu mối, các cơ sở giết mổ, nhất là việc nhập lợn từ các tỉnh, thành về Hà Nội; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về nhập lậu, nhập lợn không rõ nguồn gốc; giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh đến tận thôn, xóm, cụm dân cư; kịp thời xử lý ngay tại cơ sở theo đúng quy trình kỹ thuật khi có gia súc ốm, chết; thực hiện tổng tẩy uế môi trường, vệ sinh tiêu độc toàn thành phố.
Triển khai ký cam kết với các hộ chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, thực hiện nghiêm túc các giải pháp phòng chống dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi. Đặc biệt, chỉ đạo các huyện đã xảy ra dịch đẩy nhanh việc hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi để tránh bán chạy, lây lan dịch, nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng ý với chủ trương áp dụng mức hỗ trợ thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi gây ra ở mức cao nhất theo hướng dẫn của Chính phủ.
Tăng nội dung, thời lượng tuyên truyền bằng nhiều hình thức thông qua tổ chức chính trị - xã hội, hệ thống truyền thanh, tờ rơi... để nâng cao nhận thức cộng đồng, tránh hoang mang trong xã hội và đặc biệt, phải tuyên truyền, giải thích sâu rộng để người dân hiểu đúng về bệnh dịch tả lợn châu Phi, không "quay lưng" lại với thịt lợn; tránh gây thiệt hại không đáng có cho ngành chăn nuôi.
Theo Danviet
Đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp từ ngày 1-7-2019 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng. Ảnh minh họa Theo đó, từ ngày 1-7-2019, tăng thêm 7,19% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6-2019 đối với 8 đối tượng....