Đề xuất gói an sinh xã hội 58.000 tỷ đồng
Nhóm chuyên gia Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đề xuất gói cứu trợ nền kinh tế năm 2022 và 2023 là 666.000 tỷ đồng, trong đó gói củng cố hệ thống an sinh xã hội cần khoảng 58.000 tỷ đồng.
Thảo luận tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021, ông Bùi Quang Tuấn thay mặt nhóm nghiên cứu Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam trình bày vấn đề phục hồi và phát triển kinh tế bền vững thông qua thúc đẩy chuyển đổi số Việt Nam.
Đáng chú ý, khi bàn về các giải pháp can thiệp nền kinh tế, nhóm chuyên gia của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cho rằng, các gói cứu trợ kinh tế cần phải được thực hiện kịp thời, đủ liều lượng, quy mô và hiệu quả. Đây là những mục tiêu khó khăn nhưng rất quan trọng để đảm bảo nền tảng ổn định vĩ mô, làm cơ sở cho sự phục hồi toàn diện của nền kinh tế trong trung và dài hạn.
Theo nhóm chuyên gia, các giải pháp cơ bản nên tập trung vào củng cố hệ thống y tế trên toàn quốc, củng cố hệ thống an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực hơn tiếp tục cải cách thể chế, giải quyết những điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công.
Nhấn để phóng to ảnh
Đại biểu tham dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021.
Cụ thể, với gói củng cố hệ thống y tế theo, theo các chuyên gia cần khoảng 76.000 tỷ đồng. Căn cứ của đề xuất này dựa trên báo cáo của Bộ Y tế về các khoản chi y tế để ứng phó với đại dịch Covid-19 ở Việt Nam. Những hạng mục cần chi đó là chi cho phòng dịch, hỗ trợ người nhiễm bệnh cách ly khoảng 14.000 tỷ đồng; chi cho xét nghiệm sàng lọc, mua vaccine khoảng 32.000 tỷ đồng; chi cho phòng dịch và điều trị covid-19 khoảng 18.500 tỷ đồng…
Theo nhóm chuyên gia của Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, việc củng cố hệ thống an sinh xã hội với mục tiêu chính là hỗ trợ những nhóm dân cư, người lao động chịu ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất do dịch bệnh.
Các biện pháp cụ thể bao gồm hỗ trợ việc khắc phục đứt gãy lao động như trợ giá cho các tuyến xe khách liên tỉnh, tàu hỏa phải chạy 50% công suất để chống dịch, nhà trọ 0 đồng trong vòng một tháng, hỗ trợ xét nghiệm miễn phí. Nếu bắt buộc phải làm theo quy định, hỗ trợ tiền điện cho mức tiêu thụ dưới 50 KW….
Ở những nơi phải phong tỏa thì đảm bảo những người lao động nhập cư làm việc trong khu vực không chính thức không có giao kết hợp đồng được hỗ trợ đầy đủ để yên tâm ngồi nhà, giải ngân nhanh những người trong danh sách hộ nghèo cũng như những người tham gia bảo hiểm xã hội chính thức để đảm bảo họ nhận được hỗ trợ kịp thời trên cơ sở được bao phủ bởi hệ thống an sinh xã hội chính thức.
Video đang HOT
Cụ thể, nhóm chuyên gia cho rằng, gói củng cố hệ thống an sinh xã hội cần khoảng 58.000 tỷ đồng. Căn cứ của đề xuất này dựa trên Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020, Nghị quyết 154/NQ- CP ngày 19/10/2020 và Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 ở Việt Nam.
Trong đó, các khoản mục hỗ trợ cụ thể như hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho 4,1 triệu người lao động (số lượng lao động đào tạo trong khu vực nhà nước) với mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng trong 6 tháng (tổng mức hỗ trợ khoảng 36.900 tỷ đồng); Hỗ trợ cho khoảng 2,68 triệu người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương khoảng 10.000 tỷ đồng…
Nhóm chuyên gia còn đề xuất khoảng 244.000 tỷ đồng gói hỗ trợ doanh nghiệp. Căn cứ của mức đề xuất này là tính đến tháng 10/2021, Chính phủ đã miễn, giảm, giãn 95.000 tỷ đồng tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất, miễn, giảm 27.000 tỷ đồng tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Như vậy, tổng hỗ trợ đã thực hiện là 122.000 tỷ đồng. Sắp tới, để đảm bảo tính khả thi, các chính sách hỗ trợ có thể tiếp tục cố gắng duy trì được mức này trong 2 năm 2022-2023. Lộ trình giải ngân 122 nghìn tỷ đồng/năm trong 2 năm 2022-2023, tổng gói hỗ trợ là 244 nghìn tỷ đồng.
Về gói đầu tư công, nhóm chuyên gia đề xuất là quy mô là 288.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2 năm 2022-2023. Căn cứ là quy mô gói hỗ trợ về đầu tư công nên nằm trong khoảng thấp hơn mức đầu tư công trung bình hàng năm theo kế hoạch đầu tư công trung hạn (2,87 triệu tỷ đồng trong giai đoạn 5 năm 2021-2025, tức là trung bình đạt 574 nghìn tỷ đồng/năm) để đảm bảo trong khả năng huy động nguồn lực của nền kinh tế. Theo lộ trình giải ngân được đề xuất, vốn đầu tư công kế hoạch trung hạn được bổ sung thêm 50% trong 2 năm 2022 và 2023.
Như vậy, tổng gói cứu trợ nền kinh tế dựa trên 4 lĩnh vực ưu tiên dự kiến có giá trị khoảng 666.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 8% tổng giá trị GDP nền kinh tế năm 2020. Đây cũng là đề xuất của nhóm nghiên cứu về quy mô của gói can thiệp kinh tế giai đoạn 2022-2023 cũng như nội dung của gói can thiệp này.
Nóng: Đề xuất gói hỗ trợ phục hồi kinh tế xã hội hơn 840.000 tỷ đồng
Gói hỗ trợ bao gồm cả tài khóa, tiền tệ, an sinh xã hội cùng các chính sách khác là 843.845 tỷ đồng (10,38% GDP), là giá trị công bố.
Giá trị thực tế sẽ chi là hơn 445.000 tỷ đồng, chiếm 5,48% GDP.
Diễn đàn Kinh tế 2021 có sự tham dự của nhiều vị Ủy viên Bộ Chính trị, lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội, đại biểu Quốc hội các thời kỳ, nhiều chuyên gia kinh tế - tài chính trong nước và quốc tế (Ảnh: Quốc Chính)
Tại Diễn đàn Kinh tế 2021 diễn ra sáng nay (5/12), TS. Cấn Văn Lực đã trình bày chi tiết về một số gợi ý chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cùng nhóm chuyên gia.
Đáng chú ý, tại tham luận với những đánh giá chi tiết này, TS. Cấn Văn Lực thay mặt nhóm thực hiện đã đề xuất gói hỗ trợ bao gồm cả tài khóa, tiền tệ, an sinh xã hội cùng các chính sách lên tới 843.845 tỷ đồng, chiếm 10,38% GDP (giá trị công bố).
Trong số này, chính sách tài khóa chiếm lớn nhất trong cơ cấu với 8,34%, tương đương 678.395 tỷ đồng; chính sách tiền tệ 65.000 tỷ đồng (chiếm 0,8%), chính sách an sinh xã hội là 12.800 tỷ đồng (chiếm 0,16%), chính sách khác là 37.650 tỷ đồng (0,46%); đầu tư SCIC vào doanh nghiệp là 50.000 tỷ đồng (chiếm 0,6%).
Về giá trị thực tế sẽ chi, ông Lực cho biết con số thực tế sẽ là 445.760 tỷ đồng (chiếm 5,48% GDP), theo tính toán của nhóm nghiên cứu.
Theo giải thích của TS. Cấn Văn Lực, giá trị công bố là giá trị danh nghĩa ví dụ như các khoản giãn hoãn thuế, phí, đầu tư vào doanh nghiệp của SCIC.... Cuối cùng, người dân, doanh nghiệp phải trả lại. Còn giá trị thực tế là khoản thực chi. Khoản thực chi trong tổng gói hỗ trợ 843.845 tỷ đồng là 445.760 tỷ đồng.
Để thực hiện gói hỗ trợ này, nhóm nghiên cứu cũng đã có những tính toán cụ thể về nguồn lực huy động. Trong đó, khoản huy động lớn nhất sẽ là phát hành trái phiếu Chính phủ với 220.060 tỷ đồng.
Về điều kiện thực hiện, ông Lực cho biết cần đáp ứng quan điểm, mục tiêu và tiêu chí hỗ trợ đã nêu, triển khai nhanh chóng và có tính đến năng lực thực hiện tại các đơn vị, địa phương.
Đồng thời phải hết sức quan tâm tháo gỡ các rào cản thể chế để tăng khả năng hấp thụ, mới đảm bảo các chính sách phát huy hiệu quả, tính toán tác động và có giải pháp kiểm soát rủi ro các cân đối lớn (nợ công, thâm hụt ngân sách, nghĩa vụ trả nợ...).
Nhóm chuyên gia cũng lưu ý đến việc kiểm tra, giám sát chống lãng phí, lợi ích nhóm... trong việc thực hiện các gói hỗ trợ.
Về đánh giá tác động chính sách, ông Lực cho biết đưa ra các kịch bản: không có chương trình, có chương trình.
Nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số kiến nghị chính sách. Cụ thể như cần phối hợp nhịp nhàng chính sách (nhất là chính sách tài khóa và tiền tệ) đồng thời chấp nhận tăng nợ công, thâm hụt ngân sách, nghĩa vụ trả nợ và tín dụng trong tầm kiểm soát.
Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cùng nhóm chuyên gia cũng đề nghị tăng bảo lãnh phát hành trái phiếu của Chính phủ cho NHCSXH; có giải pháp tăng vốn cho các NHTM; chú trọng cải tiến hiệu quả, kịp thời khâu thực thi.
Ngoài ra là phải gắn kết chương trình này thật chặt chẽ với chiến lược phòng, chống dịch; xây dựng lộ trình cụ thể để trung hòa các tác động của chính sách đã nêu trên; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế; cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh; kiên quyết tháo gỡ rào cản, vướng mắc nhanh nhất có thể; chú trọng triển khai đồng thời các nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra trong các kế hoạch, chương trình khác.
Thời gian thực hiện chương trình hỗ trợ theo đề xuất của nhóm nghiên cứu là 2 năm (2022-2023), chia thành 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 là chuẩn bị kích hoạt chương trình và mở cửa nền kinh tế, phục hồi rõ nét hơn (hết quý II/2022).
Giai đoạn 2 là tạo lập nền tàng, phục hồi nhanh và tăng tốc (đến hết quý III/2023).
Kết thúc chương trình và bước sang quỹ đạo mới (từ quý IV/2023).
Đối tượng tiếp cận chương trình là lao động và người sử dụng lao động.
Nghiên cứu cũng nhấn mạnh chương trình hỗ trợ phục hồi này có quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, đảm bảo trọng tâm, trọng điểm, hỗ trợ cả tổng cung và tổng cầu. Đồng thời phối hợp linh hoạt, chặt chẽ, hài hòa chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác. Ngoài ra hỗ trợ cũng đảm bảo thực hiện đa mục tiêu, vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Hoạt động Nhân ái của Dân trí làm lay động trái tim bạn đọc Phó Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam Nguyễn Văn Đông nhận xét về hoạt động nhân ái của Dân trí trong buổi Lễ chuyển giao Công đoàn báo Dân trí về Công đoàn Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Lễ Chuyển giao- Tiếp nhận Công đoàn cơ sở báo điện từ Dân trí. Lễ Chuyển giao- Tiếp nhận Công...