Đề xuất giãn lộ trình siết tín dụng vào bất động sản
Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về lộ trình hạn chế tín dụng vào thị trường bất động sản.
Theo đề xuất của Hiệp hội này, tiếp tục giữ trần 40% ( tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn) từ nay đến hết năm 2020 (thêm 06 tháng so với Dự thảo), tức đến hết 31/12/2020 thay vì đến hết 30/6/2020.
Trước đó, theo Dự thảo của NHNN, quy định: “ Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn theo lộ trình sau đây:
Phương án 1: a) Từ ngày tháng năm 2019 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2020: 40%; b) Từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2021: 35%; c) Từ ngày 01 tháng 7 năm 2021: 30%.
Phương án 2: a) Từ ngày tháng năm 2019 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2020: 40%; b) Từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2021: 37%; c) Từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022: 34%; d) Từ ngày 01 tháng 7 năm 2022: 30%”.
Video đang HOT
Lý do được HoREA đưa ra là bởi, hiện có nhiều doanh nghiệp chưa chuyển đổi thành công ty cổ phần đủ điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán và huy động vốn. Cả nước có hơn 10.000 doanh nghiệp bất động sản, nhưng mới chỉ có khoảng 65 doanh nghiệp niêm yết.
Hơn nữa số lượng quỹ đầu tư, quỹ tín thác BĐS (REITs) còn quá ít nên cũng chưa thực sự là kênh cung cấp vốn cho thị trường BĐS.
Bên cạnh đó, nguồn vốn FDI vào BĐS hiện chiếm khoảng 21% tổng vốn FDI, cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của các DN bất động sản.
Từ những nghiên cứu trên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng Phương án 2 là phù hợp với tình hình thực tiễn hơn là Phương án 1, và kiến nghị giãn lộ trình thêm 6 tháng đối với tỷ lệ trần 40%.
Bình An
Theo Trí thức trẻ
Khan hiếm nguồn cung, thị trường bất động sản TPHCM trầm lắng
Thông tin từ chuyên gia bất động sản CBRE cho hay, thị trường bất động sản TPHCM khan hiếm nguồn cung ở tất cả các lĩnh vực, dẫn đến sự trầm lắng của thị trường bất động sản chung...
Thật vậy, hết quý 1/2019, thị trường văn phòng TPHCM vẫn tiếp tục ghi nhận sự khan hiếm nguồn cung, khi chỉ có 2 toà nhà văn phòng hạng B tại khu vực ngoài trung tâm đi vào hoạt động là toà nhà Thaco (quận 2) và OneHub Saigon 1 (quận 9). Cả 2 toà nhà chỉ có diện tích thuê mới khoảng 19.800 m2.
Trong khi đó, nguồn cung mặt bằng bán lẻ cũng tăng chỉ ở mức độ nhỏ (17,5% khu trung tâm, 15,3% khu ngoài trung tâm). Riêng thị trường căn hộ bán, theo CBRE, trong quý 1/2019, giao dịch trầm lắng với lượng nguồn cung chào bán mới giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong quý 1/2019, có 4.423 căn hộ được chào bán, giảm 46% theo quý và 54% so với cùng kỳ năm trước. Tương tự, ở thị trường biệt thự và nhà phố xây sẵn, sự khan hiếm vẫn tiếp tục kéo dài. Trong 3 tháng đầu năm 2019, thị trường bất động sản liền thổ của TPHCM có thêm 296 căn (28 căn biệt thự, 167 căn nhà phố liên kế và 101 căn nhà phố thương mại) từ 3 dự án.
Do quỹ đất TPHCM ngày càng hạn hẹp, nên bất động sản bắt đầu đổ về vùng ven. Ảnh: T.V
Tuy nguồn cung quý 1/2019 có cải thiện so với quý 4/2018, nhưng so sánh với cùng kỳ năm ngoái, thì sự sụt giảm của thị trường biệt thự và nhà phố thấy rõ, với số căn chào bán chỉ bằng khoảng 42% so với quý 1/2018.
Bà Dương Thuỳ Dung - Giám đốc cấp cao, trưởng phòng định giá, nghiên cứu thị trường và tư vấn phát triển của CBRE - nói: "Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của thị trường bất động sản TPHCM đầu năm 2019 chỉ đạt khoảng 2%. Trong khi nguồn cung ở TPHCM đang suy giảm, vì quỹ đất ngày càng hạn hẹp thì các thị trường vùng ven (Bình Dương, Đồng Nai và Long An) đang thu hút sự chú ý hơn của người mua lẫn các nhà phát triển bất động sản, khi giá chào bán vẫn còn tương đối rẻ hơn so với TPHCM. Và, nguồn cung rất dồi dào".
Bà Dung cũng cho biết thêm, chính vì nguồn cung dồi dào, nên các cơn sốt đất cục bộ đầu năm tại một số nơi ở Đồng Nai như: Nhơn Trạch, Long Thành, lẫn quận 9, quận 12, huyện Bình Chánh (TPHCM) đã diễn ra. Nó cho thấy có sự dịch chuyển trọng tâm ngày càng rõ nét của thị trường đến các khu vực này.
Trong quý 1/2019, các dự án chào bán mới đến từ các khu vực ngoại thành TPHCM như Bình Chánh và quận 12 đều có mức giá chào bán cao.
Theo Đông Anh
Lao động
TP.HCM sẽ tháo gỡ 124 dự án tê liệt trong quý 2/2019 Trong quý 2/2019, TP.HCM sẽ tập trung giải pháp để tháo gỡ cac kho khăn, vương măc nhằm tạo điều kiện thưc hiên 124 dự án chậm triên khai trên địa bàn. Thông tin từ Văn phòng UBND TP.HCM cho biết, UBND TP.HCM vừa giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng các sở ban ngành liên quan tạo điều kiện...