Đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô điện chạy pin
Chính phủ vừa đề nghị giảm thuế suất tiêu thụ đặc biệt với ôtô điện chạy pin nhập khẩu, sản xuất lắp ráp trong nước trong 5 năm đầu.
Đề xuất này dự kiến có tác động lớn đến nhiều mặt, trong đó về ngân sách có thể giảm 800 tỉ đồng mỗi năm, song theo nhiều đánh giá, đây là chính sách hỗ trợ cần thiết với lĩnh vực xe điện đang có nhiều hứa hẹn trong tương lai.
Ủng hộ ưu đãi thuế, phí cho ôtô điện. Ảnh: C.N
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường…
Mới đây, trong Phiên họp thứ 6, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật, trong đó có Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội, nhất là trong điều kiện vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế -xã hội; đáp ứng yêu cầu phát sinh từ thực tiễn.
Đáng lưu ý, liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, theo tờ trình của Chính phủ, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô điện chạy pin sẽ giảm 5-12 điểm % so với mức hiện hành trong 5 năm đầu sau khi luật sửa đổi có hiệu lực. Từ năm thứ 6 trở đi sẽ tăng thuế suất với cả xe nhập khẩu, sản xuất trong nước.
Video đang HOT
Việc này nhằm khuyến khích đầu tư sản xuất, kịp thời nắm bắt cơ hội để phát triển ôtô chạy pin, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khí thải phương tiện giao thông, giảm phát thải khí nhà kính.
Thẩm tra đề xuất này, đa số ý kiến thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách đồng ý, nhưng đề nghị Chính phủ xác định lại các mức thuế suất, bảo đảm trong 5 năm đầu bằng 20% mức hiện hành của ôtô điện và từ năm thứ 6 là 75% mức hiện hành. Một số ý kiến trong thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách đề nghị chỉ áp dụng trong 2-3 năm.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, xe ôtô điện chạy pin là sản phẩm công nghệ cao, bảo vệ môi trường, là cơ hội cho việc phát triển của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam có vị thế cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, có nhiều tiềm năng để trở thành động lực tăng trưởng và tạo nguồn thu ngân sách Nhà nước trong thời gian tới.
Tuy nhiên, ông đề nghị cân nhắc có chính sách ưu đãi đủ dài để khuyến khích tiêu dùng và định hướng sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành công nghiệp này trong tương lai.
“Đề nghị cân nhắc, thận trọng về việc áp dụng chính sách này đối với xe ôtô điện chạy pin nhập khẩu, vì đây là sản phẩm gắn liền dịch vụ sau bán hàng, trạm sạc, đổi pin và đặc biệt, trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc quản lý, xử lý pin” – ông Vũ Hồng Thanh nêu.
Chính sách hợp lý sẽ tăng ngân sách
Dù đây mới là đề xuất nhưng được nhiều người ủng hộ. Đặc biệt, các chuyên gia về thuế cho rằng khi chính sách hợp lý thì không lo hụt và giảm thu, thậm chí sẽ tăng mạnh.
Trao đổi với Lao Động, chuyên gia thuế, TS Nguyễn Ngọc Tú – Giảng viên trường Đại học kinh doanh và Công nghệ Hà Nội – cho rằng, thuế tiêu thụ đặc biệt chủ yếu đánh vào ôtô, xăng dầu, điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, ôtô điện chạy pin rất thân thiện môi trường thì phải có chính sách đặc biệt cho họ. Nếu có thì tính nhẹ nhàng, cần khuyến khích và đây cũng là thông lệ quốc tế. Đặc biệt, loại xe điện chạy bằng pin mới nên cần khuyến khích và đẩy mạnh.
Vị chuyên gia này nói thêm, với đề xuất này có thể ngân sách giảm thu nhưng không đáng lo ngại. Bởi lẽ, dư địa ngân sách còn rất lớn, nền kinh tế đang rộng cửa. Nhìn lại năm nay mới 11 tháng nhưng đã vượt dự toán. Thứ hai nền kinh tế mà có chính sách hợp lý chắc chắn tạo động lực để phát triển.
“Chúng ta không nói đến số thu bao nhiêu, nó chỉ là một vế, cần phải tính cả một dây chuyền. Chính sách hợp lý thì nguồn thu bền vững và tăng theo. Mình không nên cắt khúc” – TS Nguyễn Ngọc Tú nói.
Vị này cũng đưa ra ví dụ như giảm lệ phí trước bạ 50%. Khi giảm thuế thì sản lượng bán xe ôtô gấp đôi kéo theo số thu tăng gấp đôi gấp ba.
“Chính sách phù hợp thì tạo động lực phát triển. Tính toán bao nhiêu là trên lý thuyết. Còn thực tế mới là quan trọng” – vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng với chủ trương giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho ôtô điện tối thiểu là 5 năm sẽ có tác động để các doanh nghiệp và người dân tăng việc sử dụng phương tiện này. Vị này cho rằng cần xem xét mối tương quan hợp lý giữa xe chạy pin so với xe dùng khí hydro và năng lượng mặt trời, để có chính sách ưu tiên đủ lớn, tương xứng với từng loại.
Trong khi đó theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, phương án phát triển xe điện hiện nay tại Việt Nam là người sử dụng xe sẽ thuê pin và pin này được quản lý tập trung, tái chế. Trường hợp pin không thể sử dụng thì sẽ được xử lý, đảm bảo môi trường.
Ông Hà đề nghị các bộ, ngành liên quan sớm có hướng dẫn về quy trình xử lý pin cho xe điện. Về tác động của việc giảm mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô điện trong 5 năm, theo ông là gần 800 tỉ đồng một năm.
“Chúng tôi sẽ có đánh giá kỹ hơn về tác động, nhất là quan hệ giữa xe chạy bằng xăng dầu và xe điện chạy bằng pin” – đại diện Bộ Tài chính nói.
Ninh Bình, Quảng Nam đề nghị tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước
UBND tỉnh Ninh Bình và Quảng Nam vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Công Thương đề xuất các chính sách tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Ninh Bình, Quảng Nam đề nghị tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước
Theo hai văn bản này, UBND tỉnh Ninh Bình và UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Công thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết một số nội dung.
Thứ nhất, cho phép gia hạn Chương trình ưu đãi thuế đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo quy định tại Nghị định 57/2020/NĐ-CP cho giai đoạn từ sau năm 2022. Đồng thời, xem xét điều chỉnh điều kiện về sản lượng tối thiểu (bao gồm cả sản lượng chung và sản lượng riêng) trong quy định hiện nay, để khuyến khích đầu tư và chuyến giao công nghệ, nâng dần vị thế của ngành công nghiệp ô tô.
Thứ hai, đề nghị tiếp tục áp dụng chính sách về giãn, hoãn các khoản phải nộp, cụ thể là cho phép gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước cho một khoảng thời gian phù hợp đến hết năm 2021.
Thứ ba, cho phép tiếp tục áp dụng giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Thứ tư, hai tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ sớm điều chỉnh giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo hướng hàm lượng giá trị gia tăng trong nước (tỷ lệ nội địa hóa) được khấu trừ vào giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt.
Ngày 16/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã có văn bản yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp nghiên cứu kiến nghị tái áp dụng quy định "mức thu lệ phí trước bạ giảm 50% đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước" , đánh giá và tính toán kỹ tác động, trên cơ sở đó đề xuất hướng xử lý kịp thời để tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, trong bối cảnh dịch Covid-19, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2021.
Giảm thuế Tiêu thụ đặc biệt dành cho xe nội địa nhằm cứu doanh nghiệp lắp ráp xe trong nước? Bộ Tài Chính đang soạn thảo trình Chính phủ phương án giảm thuế Tiêu thụ Đặc biệt (Thuế TTĐB) dành cho các dòng xe ô tô lắp ráp trong nước nhằm giảm bớt gách nặng cho các thương hiệu sản xuất và lắp ráp xe trong nước. Trong 6 tháng qua đã có 78.000 ô tô nhập được đưa về nước với trị...