Đề xuất giải pháp giảm độ mặn cho đất nông nghiệp vùng ĐBSCL
Các chuyên gia Khoa Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) đã đề xuất 3 nhóm giải pháp giảm độ mặn gồm che phủ mặt đất, bón vôi hoặc thạch cao, kết hợp lên liếp và bón phân hữu cơ.
Vựa cây trái của cả nước đang phải gồng mình gánh chịu hạn hán, xâm nhập mặn. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vốn được coi là vùng sông nước, là vựa cây trái của cả nước nhưng hiện đang phải gồng mình gánh chịu hạn hán, xâm nhập mặn.
Đất có độ mặn 1 phần nghìn, cây cối đã bắt đầu bị ảnh hưởng nhưng tại một số tỉnh trong vùng con số này đã vượt ngưỡng 4 phần nghìn.
Trước thực trạng đó, các chuyên gia Khoa Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) đã đề xuất các giải pháp nhằm giảm độ mặn cho đất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Phó Giáo sư Châu Minh Khôi cho biết theo báo cáo của Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ) xâm nhập mặn được ghi nhận ở 10/13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tại các cửa sông có độ mặn từ 4 phần nghìn: sông Vàm Cỏ Đông xâm nhập mặn 66km, Vàm Cỏ Tây 115km, cửa Tiểu 37km, cửa Đại 38km, Hàm Luông 56km, Cổ Chiên 21km, sông Hậu 23km, sông Cái Lớn 41km…
Ở mức xâm nhập mặn này, đất canh tác nông nghiệp trong vùng bị ảnh hưởng nặng nề: cây bị cháy lá, bạc màu, chết khô, mất mùa trên diện rộng.
Diện tích cây sầu riêng hơn 5 năm tuổi đang cho thu hoạch khó phục hồi vì bị nhiễm mặn. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Đơn cử, Bến Tre hiện có trên 5.200ha diện tích lúa bị thiệt hại; khoảng 20.000ha cây ăn trái, 72.000ha dừa và hơn 1.000ha cây giống, hoa kiểng có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, tại tỉnh Tiền Giang, nước mặn đã xâm nhập đến cầu Mỹ Thuận, làm ảnh hưởng đến tất cả các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh.
Toàn tỉnh Tiền Giang hiện còn 2.270ha lúa vùng dự án ngọt hóa Gò Công xuống giống sau lịch khuyến cáo thời vụ cũng trong tình trạng thiếu nước ngọt, nguy cơ mất mùa cao.
Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long làm thiệt hại gần 39.000ha diện tích sản xuất lúa; khoảng 95.600 hộ dân đang gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt.
Video đang HOT
Năm tỉnh trong vùng gồm Cà Mau, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang và Long An đã công bố tình huống khẩn cấp do xâm nhập mặn trên địa bàn.
Người dân chủ động đào kênh phủ bạt trữ nước để tưới cho vườn cây trái ở ấp Tân Lang, xã Tân Phú, huyện Châu Thành. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Phó Giáo sư Châu Minh Khôi đề xuất 3 nhóm giải pháp: che phủ mặt đất, bón vôi hoặc thạch cao, kết hợp lên liếp và bón phân hữu cơ. Theo đó, che phủ mặt đất với vật liệu màng polyester hoặc tận dụng tàn dư thực vật (rơm rạ, lục bình, cỏ khô…) sẽ giúp giữ nước bề mặt không bị bốc hơi khi trời nắng nóng, làm gia tăng độ nhiễm mặn của đất, rơm rạ, lục bình, cỏ khô…
Phương pháp bón vôi hoặc thạch cao sẽ giúp cải thiện cấu trúc đất, các phản ứng hóa học sẽ rửa mặn cho đất.
Tăng cường bón phân hữu cơ và kali nhằm làm tăng hàm lượng K trong cây để tỷ lệ K/Na cao, từ đó hạn chế sự thu hút Na (muối trong đất nhiễm mặn) vào cây, hạn chế cây bị ngộ độc do Na .
Bón phân lân để cung cấp lân cho cây, hạn chế sự thu hút các ion Cl- quá nhiều trong cây.
Trên chân đất nhiễm mặn và có phèn thì nên bón loại vôi nung (CaO) để vừa rửa mặn vừa hạ phèn.
Nếu đất bị nhiễm phèn thì không nên bón các loại phân chua như: Super lân, (NH4)2SO4 (phân đạm), phân có chứa Natri và Clo vì sẽ làm cho đất càng chua, tăng độ độc cho cây.
Có thể phun các chế phẩm có chứa các acid amin để tăng tính chống chịu của cây trồng đối với mặn.
Với biện pháp lên liếp hết hợp bón phân hữu cơ, nhà nông nên trồng cây ở hai bên bờ liếp, tưới rãnh và bón phân, thay vì trồng cây giữa liếp, vì đây là nơi tập trung độ mặn trong đất cao nhất, cây sẽ không phát triển được.
Ngoài các biện pháp trên, Tiến sỹ Đặng Duy Minh đề cập đến phương pháp tưới nhỏ giọt rửa mặn cho đất mà vẫn đảm bảo tiết kiệm nguồn nước ngọt. Đây là phương pháp có nguồn gốc từ Israel, với tên gọi “tưới chính xác.”
Cây sẽ được tưới nước ngọt liên tục nhưng không dồn dập số lượng lớn như cách tưới thông thường, giúp hạn chế đất bị nhiễm mặn từ nguồn nước bị xâm nhập mặn.
Tuy nhiên, các biện pháp trên phần nào chỉ mang tính cấp bách, tức thời; về lâu dài, cần có các chiến lược nâng cấp hệ thống đê bao chống xâm nhập mặn, các chính sách giảm thiểu tình trạng khai thác quá mức nguồn nước ngầm.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý về nông nghiệp cần định hướng và hỗ trợ nhà nông chuyển đổi giống cây trồng thích ứng được với đất nhiễm mặn…/.
Vỡ tan giấc mộng thoát nghèo vì dịch - hạn
Tác động kép của nước mặn xâm nhập và dịch Covid-19 khiến cuộc sống nhiều hộ dân miền Tây rơi vào vòng xoáy của cái nghèo. Với nhiều hộ gia đình, nguy cơ tái nghèo hiện rõ.
Khốn khổ vì dịch - hạn
Những ngày này, về xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, phóng viên ghi nhận hàng loạt diện tích vườn cây ăn trái của bà con bị chết, khô héo do nước mặn gây ra. Đau lòng nhất là những gia đình có vài nghìn m2 trồng cây ăn trái để kiếm tiền sống qua ngày nhưng vẫn gặp cảnh "trắng tay".
Bà Nguyễn Thị Anh Châu (ấp Tân Đông, xã Tân Phú) trong vườn chôm chôm bị thiệt hại 100% do nước mặn xâm nhập. Ảnh: Huỳnh Xây
Gặp phóng viên NTNN, bà Nguyễn Thị Anh Châu, (ngụ ấp Tân Đông) cho biết, gia đình bà có 3 công (3.000m2) trồng chôm chôm và bưởi bị thiệt hại 100% do nước mặn.
"Chỉ riêng vụ này, tôi đầu tư vào 30 triệu đồng để chăm sóc vườn cây nhưng giờ mất trắng, bưởi thì ra trái rất ít rồi đều bị rụng, còn chôm chôm thì khô héo cây, trái hư hết. Nhớ giờ này các năm trước, tôi thu được khoảng 35 triệu đồng từ vụ trái chôm chôm, còn bưởi tháng nào bán cũng được từ 4-5 triệu đồng" - bà Châu buồn rầu nói.
Chưa dừng lại ở đó, bà Châu còn cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên bà không thể đi nấu ăn cho đám cưới, đám hỏi (bà là tổ trưởng một nhóm chuyên đi nấu ăn cho các đám tiệc ở địa phương - PV) nên không có thu nhập thêm.
Cũng theo bà Châu, năm 2019, bà đã xin thoát nghèo và đã được chấp thuận. Tuy nhiên, hoàn cảnh hiện tại có thể làm gia đình bà tái nghèo. Bà Châu lo lắng: "Nếu mùa khô năm tới gặp nước mặn xâm nhập nữa chắc chết quá".
Bà Nguyễn Thị Ngọc Châu (ngụ ở ấp Mỹ Phú, xã Tân Phú) cũng có hoàn cảnh khó khăn tương tự. Hơn 3 tháng qua, khu vườn thuê trên 3.000m2 để trồng bưởi không thu được trái nào do nước mặn xâm nhập, từ đó cuộc sống gia đình rơi vào cảnh bế tắc.
"Từ nhiều tháng qua, độ mặn của nước dưới sông từ 7 - 8 nên tôi không tưới cho vườn bưởi được. Do vậy, cây bị thiếu nước nên khô héo, không có trái để bán. Gia đình tôi thuộc diện hộ cận nghèo, cuộc sống vốn đã khó khăn, bây giờ gặp cảnh này nữa không biết sống sao. Tôi cũng đang rầu vì không biết bao giờ nước dưới sông ngọt trở lại để tưới cho vườn cây này" - bà Ngọc Châu vừa dẫn phóng viên ra vườn bưởi vừa nói.
Mỗi năm, bà Ngọc Châu phải trả 11 triệu đồng tiền thuê đất trồng bưởi. Do ảnh hưởng nước mặn, vườn bưởi không thể sớm hồi phục được nên bà khó có tiền trả. Bà cũng có nghề bó chổi dừa nhưng do dịch Covid-19, số người mua không còn nhiều nên không bán được.
Bà Ngọc Châu có dự định năm 2020 này sẽ đăng ký địa phương cho thoát nghèo nhưng dự định này hiện không thể thực hiện được. Bà cũng vừa vay tiền ngân hàng để cho một người con có đủ điều kiện đi học.
Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tân Phú - bà Hồ Thị Ngọc Cầm, thông tin với phóng viên NTNN: "Tổng số hộ nghèo toàn xã Tân Phú là 130 hộ, dự kiến năm 2020 sẽ thoát nghèo 21 hộ, còn lại 109 hộ nhưng tình hình hạn mặn và Covid-19 có thể làm mục tiêu thoát nghèo không đạt và bị tái nghèo. Riêng về hạn mặn, theo thống kê, có khoảng 90% diện tích của hơn 2.000ha đất nông nghiệp trồng chôm chôm và sầu riêng bị thiệt hại".
Chọn rời quê kiếm tiền
Nhiều người dân nghèo ở xã Hỏa Tiến (TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) cũng đang khốn khổ vì nước mặn xâm nhập và ảnh hưởng của Covid-19. Dẫn chúng tôi ra con sông phía sau nhà, bà Lê Thị Tuyết Sương (ấp Thạnh Xuân, xã Hỏa Tiến) buồn rầu nói: "Trước Tết Nguyên đán vừa rồi, con sông này lục bình sống rất tốt nhưng giờ chết hết rồi, cuộc sống cả gia đình tôi cũng theo đó mà khó khăn".
Bà Lê Thị Kim Thương (ngụ ấp Thạnh Xuân, xã Hỏa Tiến) xót xa khi 1.000m2 mặt nước trồng lục bình bị chết hoàn toàn do nước mặn. Ảnh: H.X
Theo bà Sương, gia đình bà có 1.000m2 dưới sông trồng lục bình và thu hoạch được 1 đợt vào cuối năm 2019. Sau đó, gia đình thuê thêm 4.000m2 mặt nước dưới sông để trồng lục bình, ai ngờ nước mặn về làm chết hết số lục bình trên.
"Năm nay mặn nghiêm trọng nhất so với các năm khác nên lục bình mới bị vậy, chứ các năm trước thì không chết. Không sống được bằng nghề trồng lục bình, tôi định làm thuê nhưng do dịch Covid-19 nên không ai mướn. Vài ngày tới, tôi sẽ đi Bình Dương làm, kiếm được đồng nào hay đồng nấy, có nhiêu tiền sẽ gửi về nhà cho chồng nuôi con và cháu" - bà Sương nói.
Chồng bà Sương bị bệnh phong tê thấp lâu ngày không làm được việc nặng, khả năng đi lại cũng không được bình thường như bao người. Do không có tiền và trường xa nên 2 đứa con nhỏ của vợ chồng bà Sương cũng nghỉ học.
Bà Sương kể trong nghẹn ngào: "Vợ chồng tôi có 3 đứa con, 2 đứa nhỏ thì nghỉ học để phụ tiếp tôi. Còn đứa con gái lớn, trên 20 tuổi đã có chồng nhưng do cuộc sống khó khăn, vợ chồng nó lên tỉnh Bình Dương làm thuê, bỏ lại đứa cháu cho tôi nuôi giữ.
Vợ chồng tôi cũng có vay tiền từ Ngân hàng Chính sách xã hội 50 triệu đồng đã 10 năm nay nhưng chỉ mới trả được 2,5 triệu đồng. Gia đình thuộc diện cận nghèo, với hoàn cảnh hiện tại không biết bao giờ mới thoát nghèo được".
Chị Lê Thị Kim Thương (ngụ cùng ấp Thạnh Xuân, xã Hỏa Tiến) cho biết, chị thuộc diện gia đình nghèo, không có nhà ở, phải ở nhờ, cuộc sống quanh năm chỉ phụ thuộc vào 1.000m2 dưới sông trồng lục bình nhưng cũng gặp cảnh nước mặn xâm nhập làm lục bình chết hết.
"Trước đây, tôi bơi ghe đi thu hoạch được hàng trăm kg lục bình tươi, rồi đem về phơi khô bán được khoảng 120.000 đồng/ngày. Bây giờ, lục bình chết, tôi không có việc làm, không biết sống sao trong những tháng tới, chỉ hy vọng, nước ngọt sẽ có trở lại sớm để tôi tiếp tục trồng lục bình như trước" - chị Thương chia sẻ.
Theo chị Thương, người dân sống với cây lục bình chỉ nhờ mùa nắng để phơi khô lục bình, tình trạng lục bình chết làm chị bị "thiếu trước, hụt sau". Ngoài ra, do Covid-19, giá lục bình khô hiện giảm rất nhiều so với trước đây. Do vậy, chị và người em trai vẫn còn giữ lại số lượng nhỏ lục bình đã phơi khô chờ giá lên mới bán.
Ông Dương Minh Truyền - Chủ tịch UBND xã Hỏa Tiến (TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) cho hay, toàn xã còn 22 hộ nghèo, cận nghèo đi thuê diện tích mặt nước trên sông để trồng lục bình. Do độ mặn năm nay cao quá, lục bình chết, khiến cuộc sống của những hộ dân này đã khó khăn nay càng khó hơn. "Ở vùng nông thôn này, khó tìm nghề để chuyển đổi. Ngoài chính sách hỗ trợ theo quy định, UBND xã sẽ vận động thêm mì, gạo để hỗ trợ phần nào cho người dân" - ông Tuyền nói.
Đau xót: Chôm chôm chín nhưng không ai mua vì trái bé như cái kẹo, sầu riêng như nắm tay Đã tới ngày thu hoạch nhưng vườn chôm chôm của bà Nguyễn Thị Anh Châu ngụ ấp Tân Đông, xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre vẫn không thấy ai đến mua. Trao đổi với phóng viên Dân Việt, bà Châu cho biết, gia đình có 3 công (3.000m2) đất vườn trồng chôm chôm và bưởi. Tuy nhiên, cả hai loại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cháy bãi rác Gung Ré nguy cơ lan qua rừng thông xung quanh

Việt Nam hỗ trợ đồ cứu trợ và viện trợ 300.000 USD giúp Myanmar

Vụ chìm tàu cá Nghệ An: 1 thi thể được tìm thấy ở bờ biển Hà Tĩnh

CSGT TP.HCM làm rõ vụ xe máy chạy ngược chiều, chặn đầu ô tô

TP.HCM: Phát hiện nhân viên quán nhậu tử vong trên đường về nhà

Cứu giúp người bị tai nạn, có thể được thưởng 3 triệu đồng

Myanmar xảy ra trận động đất mới, người dân hoảng loạn

Tài xế ô tô con dừng giữa đường nghi để thách thức xe tải ở Đắk Lắk

Đội cứu hộ Bộ Công an mang flycam, radar sang Myanmar tìm nạn nhân động đất

Bộ Công an Việt Nam đưa người sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất

Tài xế ô tô 16 chỗ đánh nhau với người đi đường tại TPHCM

Ô tô và xe máy rơi xuống cống, 3 người thương vong
Có thể bạn quan tâm

Chồng muốn nạp tiền vào livestream để "khẩu nghiệp", tôi ngăn cản liền bị anh dọa ly thân
Góc tâm tình
Mới
Đúng 12h30 ngày mai, thứ Hai 31/3/2025, 3 con giáp thời tới cản không nổi, sự nghiệp tăng tiến không ngừng, bội thu tiền bạc
Trắc nghiệm
4 giờ trước
Zoom cận nhan sắc xinh đẹp của Jisoo khi gặp fan Việt, khí chất sáng ngời chuẩn "hoa hậu Kpop"
Nhạc quốc tế
5 giờ trước
Âm Dương Lộ: Xem drama xe cứu thương chở diễn viên còn cuốn hơn bộ phim này!
Phim việt
5 giờ trước
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt làm được điều chưa từng có trong lịch sử, đỉnh cỡ này thì Daesang trong tầm tay!
Hậu trường phim
5 giờ trước
Phim thất bại ê chề vì chỉ bán được 1 vé, netizen mỉa mai "diễn tốt nhất là con ngựa"
Phim châu á
6 giờ trước
"Nữ hoàng rồng" đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Xứng danh tuyệt sắc giai nhân, ngắm mê không dứt nổi
Sao châu á
6 giờ trước
Đặc sản chả cá Lã Vọng lọt top 100 món hải sản ngon nhất thế giới, trên cả sushi của Nhật Bản, dễ làm với nồi chiên không dầu
Ẩm thực
6 giờ trước
NSND Như Quỳnh xúc động tái ngộ người chồng màn ảnh sau 50 năm
Tv show
6 giờ trước
Ồn ào tình ái ViruSs, Ngọc Kem và Pháo: Trò tiêu khiển vô bổ
Sao việt
6 giờ trước