Đề xuất ghi âm để dẹp chuyện ngân hàng ép khách mua bảo hiểm, có khả thi?
Giới chuyên gia băn khoăn, việc thực hiện ghi âm như thế nào khi tư vấn bằng hình thức khác như qua tin nhắn, email; việc lưu trữ ra sao?…
Hiện Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Trong đó, nội dung được nhiều người quan tâm là vấn đề mua bảo hiểm khi vay vốn ngân hàng.
Cụ thể, tại Điều 26 của dự thảo yêu cầu đối với việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm qua đại lý là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD) phải đảm bảo toàn bộ nội dung tư vấn sản phẩm bảo hiểm phải được ghi âm và lưu tại TCTD trong thời hạn ít nhất 5 năm.
Nhiều khách hàng bị ép mua bảo hiểm nhân thọ khi vay vốn. Ảnh: Minh họa
Khẳng định việc đưa ra quy định để khắc phục những bất cập bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng là cần thiết. Tuy nhiên, góp ý về nội dung trên, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, các nội dung của dự thảo chưa thực sự rõ ràng và rất khó để áp dụng trên thực tế.
Video đang HOT
VCCI băn khoăn: Quy định về việc phải ghi âm toàn bộ nội dung tư vấn và lưu trữ trong thời hạn ít nhất 5 năm thì các doanh nghiệp khi tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại, tư vấn qua tin nhắn, email sẽ phải thực hiện ghi âm như thế nào? Việc lưu trữ ra sao?.
Dẫn chứng kênh ngân hàng bán bảo hiểm là một kênh rất quan trọng, ở các nước Châu Âu chiếm tới trên 70% so với các kênh phân phối khác, TS Trần Nguyên Đán nhận định, cách tiếp cận, tư vấn bảo hiểm trong nhiều trường hợp ở nước ta đang có vấn đề.
TS Trần Nguyên Đán nhấn mạnh, tình trạng ép khách hàng vay mua bảo hiểm là làm sai. Nguyên tắc của hợp đồng bảo hiểm nếu không dựa trên sự tự nguyện thì hợp đồng đó vô hiệu. Và nhiều hợp đồng bảo hiểm hiện đang không dựa trên nhu cầu thực của khách hàng.
Bởi vậy, việc đưa quy định ghi âm chỉ mới chỉ giải quyết được phần “ngọn”, về mặt hình thức. Vấn đề quan trọng nhất, theo TS Trần Nguyên Đán, cơ quan quản lý phải định nghĩa được những hành vi ép khách hàng mua bảo hiểm để từ đó có biện pháp xử lý.
Ngoài ra, theo TS Trần Nguyên Đán, trong khi kênh đại lý bảo hiểm thông thường không cần ghi âm nội dung tư vấn cho khách hàng thì việc yêu cầu nhân viên ngân hàng phải làm vậy sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các kênh phân phối.
Từ những băn khoăn trên, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo quy định rõ hơn các nội dung trên để tạo thuận tiện cho quá trình thực hiện.
Góp ý dự thảo, VCCI cũng nêu vấn đề liên quan đến việc yêu cầu đối với các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện kiểm tra độc lập nội dung cung cấp thông tin và tư vấn của nhân viên TCTD trước khi quyết định phát hành hợp đồng, trong đó, phải có nội dung để kiểm tra việc khách hàng tham gia sản phẩm bảo hiểm là trên cơ sở tự nguyện.
VCCI đặt câu hỏi “sẽ được thực hiện theo hình thức nào (gặp trực tiếp, gọi điện, email, hay tin nhắn… ); các nội dung kiểm tra là gì (các câu hỏi nào); việc kiểm tra này có cần lưu lại biên bản, hồ sơ hay ghi âm không?”.
Bỏ quy định phạt riêng nhà báo, luật sư khi livestream tại phiên tòa
Ở Pháp lệnh đã thông qua, mọi người vi phạm về quy định ghi âm, ghi hình đều bị xử lý để đảm bảo công bằng, tính tôn nghiêm của phiên tòa.
Sáng 18/8, tiếp tục chương trình Phiên họp chuyên đề pháp luật, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng với tỷ lệ tán thành 100%.
Pháp lệnh vừa được thông qua có nhiều điểm thay đổi so với dự thảo được TAND Tối cao trình tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/8.
Toàn cảnh phiên họp chuyên đề pháp luật của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 18/8
Theo đó, Pháp lệnh đã bỏ quy định tại dự thảo về mức phạt 7-15 triệu đồng áp dụng với nhà báo ghi âm, ghi hình hoặc ghi hình có âm thanh người tham gia tố tụng khi không được sự đồng ý của họ; bỏ quy định phạt 15-30 triệu đồng nếu những ghi âm, ghi hình này được phát trực tiếp trên không gian mạng.
Pháp lệnh cũng bỏ quy định phạt tiền 15-30 triệu đồng đối với nhà báo, luật sư, trợ giúp viên pháp lý đưa tin sai sự thật nhằm cản trở hoạt động tố tụng của tòa án; phạt tiền 30-40 triệu đồng đối với nhà báo, luật sư, trợ giúp viên pháp lý đưa tin sai sự thật làm trì hoãn, kéo dài thời gian tiến hành hoạt động tố tụng của tòa án như dự thảo trước đó.
Thay vào đó, điều 23 Pháp lệnh quy định mức phạt 7-15 triệu đồng khi ghi âm lời nói, hình ảnh của HĐXX mà không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính; không tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự.
Pháp lệnh cũng quy định: Nhà báo không thực hiện yêu cầu của tòa án về việc xuất trình thẻ nhà báo khi tham dự phiên tòa để hoạt động nghiệp vụ báo chí, cũng bị phạt từ 500.000 đồng đến một triệu đồng.
Nội dung này đã có sự điều chỉnh so với dự thảo 5 trước đó. Cụ thể, dự thảo 5 quy định "Nhà báo không thực hiện yêu cầu của Tòa án về việc xuất trình thẻ nhà báo và giấy giới thiệu công tác khi tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.
Báo cáo thẩm tra trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng về nội quy phiên tòa, Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính đều quy định "nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ".
Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ quy định chung: "Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa" .
Vì vậy, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để bảo đảm quy định thống nhất giữa Pháp lệnh với các luật tố tụng về hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, điều 23 của dự thảo Pháp lệnh được chỉnh lý như trên.
Nói thêm về việc này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, ở Pháp lệnh đã thông qua, đối tượng của quy định cũng thay đổi, thay vì là nhà báo, luật sư, trợ giúp viên pháp lý thì nay mọi người vi phạm về quy định ghi âm, ghi hình đều bị xử lý để đảm bảo công bằng, tính tôn nghiêm của phiên tòa.
Hợp đồng đại lý bảo hiểm ký với ngân hàng không yêu cầu bán kèm sản phẩm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, các hợp đồng đại lý bảo hiểm ký với ngân hàng không yêu cầu sản phẩm bảo hiểm phải được bán kèm hay gắn với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Việc ký kết và thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm...