Đề xuất gây tranh cãi nhất của Ukraine: Muốn Mỹ gửi thứ vũ khí bị hơn 100 nước cấm
Trong những tháng gần đây, các quan chức và nhà lập pháp Ukraine đã thúc giục chính quyền của Tổng thống Joe Biden và Quốc hội Mỹ cung cấp cho quân đội Ukraine bom, đạn chùm – loại vũ khí bị hơn 100 quốc gia cấm.
Theo kênh CNN ngày 7/12, nhiều quan chức Mỹ và Ukraine nói đề nghị trên của Ukraine là một trong những yêu cầu gây tranh cãi nhất mà Ukraine đưa ra với Mỹ kể từ khi xung đột với Nga bắt đầu vào tháng 2.
Các quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ đã cân nhắc yêu cầu này trong nhiều tháng và đã không từ chối hoàn toàn.
Về mặt thiết kế, bom, đạn chùm thuộc loại không chính xác và phát tán các quả bom nhỏ trên các khu vực rộng lớn. Các quả bom nhỏ này có thể không phát nổ khi va chạm và có thể gây rủi ro lâu dài. Ông Mark Hiznay, Phó giám đốc mảng vũ khí của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cho biết bom chùm gây nguy hiểm lớn cho người nào ở trong khu vực bị ảnh hưởng vì hàng chục quả bom, đạn con phát nổ cùng lúc trên một diện tích rộng lớn.
Các quan chức hàng đầu Mỹ đã công khai tuyên bố rằng họ có kế hoạch hỗ trợ Ukraine nhiều nhất có thể để giúp họ chiếm thế thượng phong trên bàn đàm phán với Nga. Nhưng thiết bị quân sự của phương Tây không phải là vô hạn và khi kho dự trữ đầu đạn ngày càng cạn, Ukraine đã nói rõ với Mỹ rằng họ có thể sử dụng các loại bom, đạn chùm đang chất trong kho.
Đối với Ukraine, bom chùm có thể giải quyết hai vấn đề chính: đáp ứng nhu cầu đạn dược cho các hệ thống pháo và tên lửa mà Mỹ và các nước khác đã cung cấp và là một cách để ngăn chặn ưu thế về pháo của Nga.
Chính quyền Mỹ đã không loại bỏ đề xuất này, có thể coi đây là lựa chọn cuối cùng nếu các kho dự trữ bắt đầu cạn vũ khí một cách nguy hiểm. Nhưng các nguồn tin cho biết đề xuất của Ukraine vẫn chưa được cân nhắc đáng kể, phần lớn là do những hạn chế theo luật định mà Quốc hội Mỹ đã đặt ra đối với việc chuyển giao bom, đạn chùm.
Những hạn chế đó áp dụng cho các loại đạn dược có tỷ lệ chưa nổ lớn hơn 1% vì sẽ làm tăng khả năng gây rủi ro cho dân thường. Tổng thống Joe Biden có thể có quyền vượt hạn chế đó, nhưng chính quyền Mỹ đã bắn tín hiệu với Ukraine rằng điều đó khó xảy ra trong thời gian gần.
Một phụ tá tại Quốc hội Mỹ nói với CNN: “Khả năng Ukraine giành được bước tiến trong các giai đoạn xung đột hiện tại và sắp tới hoàn toàn không phụ thuộc hoặc liên quan đến việc họ mua sắm các loại vũ khí nói trên”.
Video đang HOT
CNN cho rằng cả Ukraine và Nga đều đã sử dụng bom chùm kể từ khi nổ ra xung đột vào tháng 2. Nga đã bác bỏ cáo buộc.
Phản hồi về thông tin đề nghị Mỹ viện trợ bom chùm, Bộ Quốc phòng Ukraine không bình luận gì mà cho biết sẽ chờ tới khi đạt được thỏa thuận với bên cung cấp rồi mới thông báo công khai.
Một quả bom chùm đã được vô hiệu hóa ở khu vực Kharkiv, Ukraine. Ảnh: Reuters
Mỹ không ký Công ước cấm bom, đạn chùm năm 2010 và nước này có các kho bom, đạn chùm lớn. Nhưng các quan chức chính quyền Mỹ tin rằng ngoài những lệnh cấm của Quốc hội, có quá nhiều nhược điểm khi sử dụng bom, đạn chùm mà nguy cơ lớn nhất là gây ra cho dân thường. Do đó, khó có thể có lý do hợp lý để chuyển giao cho Ukraine trừ khi thực sự cần thiết. Hiện tại, Mỹ cho rằng bom, đạn chùm không phải là yếu tố bắt buộc quyết định thành công của Ukraine trên chiến trường.
Tuy nhiên, các quan chức Ukraine cho rằng Nga đang sử dụng bom, đạn chùm một cách rộng rãi và chủ yếu ở các khu vực dân sự. Vì lý do đó, Ukraine đã tiếp cận Bộ Ngoại giao, Lầu Năm Góc và Quốc hội Mỹ nhiều lần để vận động hành lang.
Nghị sĩ Ukraine Oleksiy Goncharenko là một trong số các quan chức đã kêu gọi Mỹ cung cấp bom, đạn chùm. Ông nói: “Điều đó cực kỳ quan trọng, trước hết là vì nó sẽ thực thay đổi tình hình trên chiến trường. Với những thứ này, Ukraine sẽ kết thúc cuộc xung đột này nhanh hơn nhiều, vì lợi ích của tất cả mọi người”. Ông Goncharenko nói thêm: “Chúng tôi có toàn quyền sử dụng bom, đạn chùm để chống Nga”.
Các quan chức Ukraine cho biết Ukraine muốn bom, đạn chùm tương thích với cả bệ phóng tên lửa HIMARS và pháo 155 mm do Mỹ cung cấp, đồng thời lập luận rằng loại bom, đạn này sẽ cho phép quân đội Ukraine tấn công hiệu quả hơn các mục tiêu lớn và phân tán như nơi tập trung binh lính và phương tiện của Nga.
Cả Mỹ và Ukraine đều không phải là bên ký kết Công ước cấm bom, đạn chùm. Công ước này cấm sử dụng, sản xuất và tàng trữ các loại bom chùm vì nguy cơ tiềm ẩn đối với những người không tham gia chiến đấu. Tuy không ký công ước, nhưng Mỹ đã bắt đầu loại bỏ bom, đạn chùm vào năm 2016.
Mỹ đã thay thế bằng đầu đạn M30A1. M30A1 chứa 180.000 mảnh thép vonfram nhỏ và phân tán khi va chạm, không để lại đạn chưa nổ trên mặt đất. Tuy nhiên, các quan chức Ukraine nói rằng các bom, đạn chùm mà Mỹ hiện có trong kho có thể giúp ích rất nhiều cho quân đội Ukraine trên chiến trường, hơn cả M30A1.
16 thượng nghị sĩ Mỹ đề nghị chính quyền gửi UAV 'Đại bàng xám' cho Ukraine
Một nhóm gồm 16 thượng nghị sĩ thuộc cả hai đảng ở Mỹ đã yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden không phản đối gửi máy bay không người lái tiên tiến để hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Gray Eagle của Quân đội Mỹ được trưng bày vào ngày 21/9 tại Hàn Quốc. Ảnh: Getty Images
Theo kênh CNBC ngày 22/11, trong một bức thư gửi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, các thượng nghị sĩ lập luận rằng Mỹ cần cung cấp cho Ukraine MQ-1C Gray Eagle (Đại bàng xám). Đây là loại máy bay không người lái vũ trang (UAV) có thể bay hơn 24 giờ một lần.
Các thượng nghị sĩ đã viết trong bức thư rằng họ tin những máy bay không người lái này sẽ giúp ổn định hệ thống phòng thủ của Ukraine, tăng cường năng lực UAV của nước này và đẩy cuộc xung đột theo hướng có lợi cho Ukraine.
Bức thư của 16 thượng nghị sĩ có đoạn: "Các đặc tính hoạt động của hệ thống này như luôn có sẵn, có tính sát thương, có khả năng tồn tại và khả năng xuất khẩu sẽ bổ sung cho các hệ thống vũ khí hiện có của Ukraine và sẽ giúp quân đội Ukraine tăng khả năng sát thương".
Nhóm thượng nghị sĩ đã yêu cầu chính quyền ông Biden trả lời chính thức trước ngày 30/11.
Vào đầu tháng này, Lầu Năm Góc đã từ chối yêu cầu gửi MQ-1C Gray Eagle của Ukraine vì lo ngại điều này có thể làm leo thang xung đột.
Tờ Wall Street Journal cho biết trong nhiều tháng qua, Ukraine đã liên tục yêu cầu Mỹ chuyển giao loại phương tiện quân sự này. Song giới chức Mỹ cho rằng hành động đó có thể gửi tín hiệu tới Nga rằng Mỹ đang cung cấp vũ khí có thể nhắm vào các vị trí bên trong nước Nga.
Thông tin cho biết các quan chức Mỹ cũng lo lắng công nghệ vũ khí của Mỹ, đặc biệt là hệ thống camera gắn trong UAV, có thể rơi vào tay kẻ xấu và bị đắnh cắp nếu bị bắn hạ.
Hồi tháng 9, cũng có một nhóm nghị sĩ Quốc hội Mỹ hối thúc chính quyền cung cấp cho Ukraine các loại máy bay không người lái có vũ trang tân tiến.
Video Gray Eagle cất cánh để thực hiện các hoạt động giám sát (nguồn: AiirSource Military):
Hệ thống máy bay không người lái MQ-1C Gray Eagle có thể bay ở độ cao 7.600m và mang theo 4 tên lửa Hellfire. Chúng cũng có tầm bắn lên tới 4.600 km thông qua liên lạc vệ tinh, có khả năng giúp Ukraine tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga.
Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine vào cuối tháng 2, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine số lượng lớn vũ khí, gồm cả máy bay không người lái trinh sát và cảm tử. Cho đến nay, Mỹ vẫn không cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí tiên tiến như hệ thống phòng không Patriot và máy bay chiến đấu F-16.
Nga đã nhiều lần cảnh báo Mỹ và các đồng minh không gửi vũ khí, đạn dược và thiết bị quân sự cho Ukraine. Điều này không chỉ kéo dài xung đột, dẫn đến nhiều thương vong mới, mà còn có khả năng leo thang thành cuộc đụng độ quân sự trực tiếp giữa Nga và NATO.
Trước đó, theo kênh CNN, hai quan chức Mỹ cho biết nước này đã tìm cách sửa đổi máy bay không người lái Gray Eagle để giả sử vũ khí này bị mất cũng không có nguy cơ lộ công nghệ nhạy cảm, từ đó khiến khả năng Ukraine nhận được vũ khí này tăng lên.
Một quan chức quốc hội nói rằng phía Mỹ có thể điều chỉnh và gỡ bỏ một số thứ cụ thể trên Gray Eagle để Ukraine có thể nhận được vũ khí này trong thời gian tới. Nhưng những việc đó cần có thời gian và khá phức tạp.
Nếu Gray Eagle không được sửa đổi, có thể nó sẽ không nằm trong danh sách viện trợ quân sự sắp tới được phân bổ cho Ukraine.
Quan chức Mỹ trên cho biết: "Chúng tôi vẫn thực sự quan tâm đến việc cung cấp hệ thống đặc biệt này, miễn là chúng tôi có thể sửa đổi cần thiết và chúng vẫn hữu ích cho Ukraine trên chiến trường".
Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Đại tá Roger Cabiness không bình luận cụ thể về Gray Eagle, chỉ nói rằng Bộ Quốc phòng tiếp tục tham vấn với Ukraine về hỗ trợ an ninh.
Triều Tiên một lần nữa phủ nhận chuyển vũ khí cho Nga Ngày 8/11, Triều Tiên cho biết họ chưa bao giờ có giao dịch buôn bán vũ khí với Nga và không có kế hoạch làm như vậy. Một cuộc tập trận của các đơn vị pháo binh Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) năm 2016. Ảnh: KCNA Theo hãng tin Reuters, thông tin trên do phương tiện truyền thông nhà nước của...