Đề xuất đổi giờ làm bắt đầu từ 8h30
Tại phiên thảo luận tại hội trường sáng (ngày 31.10), đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh, đoàn Bình Định đã đề xuất Chính phủ cần xem xét điều chỉnh thời gian làm việc trong phạm vi cả nước trong thời gian tới sau khi tham khảo ý kiến và tài liệu từ nhiều nguồn, một số cán bộ, công chức, người nước ngoài…
Thời gian làm việc bắt đầu từ 8h30
Đại biểu Cảnh cho biết trên thế giới cũng như một số nước châu Á, thời gian bắt đầu làm việc của cơ quan nhà nước và khối hành chính là 8h30 và thời gian nghỉ trưa là 1 tiếng.
“Các nước có thời gian nghỉ trưa kéo dài có năng suất làm việc thấp hơn các nước có trong khu vực. Trong cùng một đất nước vùng có thời gian nghỉ trưa kéo dài thì kinh tế cũng kém phát triển hơn các vùng còn lại”, đại biểu Cảnh phân tích.
Ở Việt Nam, thời gian làm việc từ 7h30 đến 17h và thời gian nghỉ trưa kéo dài từ 1h30-2h. “Các nước có thời gian nghỉ trưa là 1 tiếng thì chúng ta cần nghiên cứu để xem khung giờ của chúng ta đã tốt chưa hay chúng ta cần thay đổi để áp dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam”, đại biểu Cảnh đề xuất.
Đại biểu Cảnh đề xuất Chính phủ cho nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả của việc thay đổi đối với khung giờ làm việc với khối hành chính, dịch vụ công và khối giáo dục công lập ở các đô thị.
“Đó là giờ làm việc bắt đầu từ 8h30 và kết thúc lúc 17h và thời gian nghỉ trưa 1 tiếng. Riêng khối sản xuất, khối doanh nghiệp ngoài nhà nước, họ sẽ tự quyết định giờ làm cho phù hợp với mình”, đại biểu Cảnh nói.
5 lợi ích của việc đổi giờ làm
Video đang HOT
Ông Cảnh nhấn mạnh sẽ có 5 lợi ích của việc đổi khung giờ làm việc từ 8h30 đến 17h chiều, và thời gian nghỉ trưa là 1 tiếng.
Thứ nhất: lợi ích giao thông, nếu bắt đầu làm việc từ 8h30 chúng ta không phải bố trí làm việc lệch giờ để tránh ùn tắc giao thông. Mọi người trong gia đình có đủ thời gian đi học, đi làm mà không gây ùn tắc, tiết kiệm thời gian và chi phí, hiệu quả của việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng cũng tăng lên đáng kể để phục vụ cho người dân.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh, đoàn Bình Định. Ảnh: Quốc hội
Thứ hai: lợi cho sức khỏe cho người lao động và hiệu quả công việc. Các nghiên cứu cho thấy, nghỉ trưa ngắn 20-30 phút sẽ giúp hồi phục năng lượng, tỉnh táo, cải thiện trí nhớ, tăng cao hiệu quả làm việc. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy nhóm người ngủ trưa kéo dài sẽ có nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, mỡ máu, tim mạch, đột quỵ não… cao hơn nhiều so với các đối tượng khác. Ngủ trưa quá lâu cũng gây nhức đầu, mệt mỏi, do các cơ quan trong cơ thể trong thời gian ngủ dài chưa sẵn sàng làm việc dẫn đến hiệu quả làm việc cả buổi chiều không hiệu quả.
Thứ ba: tốt cho sức khỏe học sinh và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Nếu thực hiện giờ làm muộn thì cha mẹ có thời gian lo cho con cái ăn uống đầy đủ và có thời gian quan tâm đến tình hình học tập của con mình.
Chúng ta sẽ không còn thấy hình ảnh mẹ chở con đi học vội vàng, con ngồi sau cầm bánh mỳ, hộp sữa vừa không tốt cho sức khỏe của trẻ em lại vừa không an toàn giao thông.
Trẻ em thức dậy sớm đến trường, có em vừa đi vừa ăn cho thấy thời gian đi học cần thay đổi để cha mẹ có thể chăm lo cho con em mình tốt hơn.
Thứ tư: lợi về quan hệ xã hội và kỷ cương làm việc. Ai cũng có nhu cầu giao lưu bạn bè, giải quyết công việc cá nhân, nếu làm việc sớm không tránh khỏi việc công chức sử dụng giờ làm việc để làm việc riêng của mình dù ngồi ở quán nước hay ở trong cơ quan. Nếu chúng ta làm việc muộn thì thời gian giải quyết công việc riêng sẽ không lấn vào giờ làm việc công, công chức làm việc nghiêm túc hơn.
Thứ năm: là tiết kiệm năng lượng. Nếu thức hiện khung giờ muộn hơn là 8h30 thay vì 7h hay 7h30 như hiện nay thì chúng ta sẽ tiết kiệm năng lượng của thiết bị hệ thống chiếu sáng trong 1h – 1h30.
“Đó là những lợi ích của việc đổi giờ làm. Tuy nhiên việc đổi giờ làm có thể khó tránh khỏi những khó khăn nếu áp dụng vào thực tế, có thể làm xáo trộn ít nhiều đến cuộc sống của nhiều người dân”, đại biểu Cảnh nhấn mạnh.
Tuy nhiên, có thay đổi mới có phát triển, nếu thay đổi đạt lợi ích thì cần ưu tiên. Nếu thay đổi mà không đánh giá được hết những lợi ích cũng như khó khăn của tất cả đối tượng bị tác động thì khó khả thi, hiệu quả.
“Vì vậy tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ cho nghiên cứu việc đổi giờ làm, cần lấy ý kiến đầy đủ của việc đổi giờ làm đến từng người dân, doanh nghiệp, chuyên gia trong nước và quốc tế, đồng thời tổ chức hội thảo để đánh giá hết tác động của việc đổi giờ làm”, ông Cảnh đề nghị.
Theo Danviet
Hà Nội lại muốn điều chỉnh giờ học, giờ làm
Thành phố Hà Nội cho hay, trên 70% người dân được lấy ý kiến ủng hộ điều chỉnh giờ học, giờ làm để giảm ùn tắc giao thông.
Theo Tờ trình đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030", một trong những giải pháp được đưa ra là "rà soát, điều chỉnh giờ học tập, giờ làm việc và kinh doanh dịch vụ" (giai đoạn thực hiện từ 2017 - 2020).
Sau hơn 4 năm đổi giờ học, giờ làm, thành phố Hà Nội ra phương án rà soát để điều chỉnh. Ảnh minh hoạ: Ngọc Thành.
Quá trình xây dựng đề án, công an Hà Nội đã phát 15.000 phiếu khảo sát ở 30 quận, huyện. "Trên 71% người dân được lấy ý kiến ủng hộ việc điều chỉnh giờ học giờ làm để giảm ùn tắc giao thông", tờ trình dẫn kết quả khảo sát.
Tương tự, kết quả khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ ủng hộ đề án và lộ trình cấm xe máy đạt khá cao, lần lượt là 84% và hơn 90%. Đi kèm với đó, người được khảo sát cũng yêu cầu những điều kiện như: hoạt động vận tải hành khách công cộng phải đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân...
Thống nhất với nội dung đề án, nhưng trong báo cáo thẩm tra Ban Pháp chế, Ban Đô thị (HĐND TP Hà Nội) đề nghị, với 7 nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Quốc hội và các Bộ, ngành trung ương, thành phố cần báo cáo để điều chỉnh các quy định pháp luật liên quan để thành phố có căn cứ thực hiện.
Trong 7 nội dung nằm ngoài thẩm quyền quyết định của thành phố có đề xuất điều chỉnh giờ học, giờ làm và kinh doanh dịch vụ.
Theo đơn vị xây dựng đề án, phiếu khảo sát được cảnh sát khu vực phát đến từng nhà và thu lại sau khi người dân điền xong, "hoàn toàn không có gợi ý".
Tờ trình đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông sẽ được HĐND TP Hà Nội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4 (ngày 3-6.7).
Đầu năm 2012, Hà Nội đã thực hiện điều chỉnh giờ học, giờ làm, giờ kinh doanh với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, trường học ở 10 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên và hai huyện Từ Liêm, Thanh Trì. Theo đó, các trường bắt đầu học từ trước 7h, kết thúc sau 19h. Riêng trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở học từ 8h và kết thúc vào 17h. Các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở bố trí giáo viên, cán bộ, công nhân viên tiếp nhận học sinh từ 7h30 và quản lý học sinh đến 17h30 hàng ngày. Các cơ quan, tổ chức của trung ương, thành phố, quận huyện, xã phường, thị trấn bắt đầu làm việc vào 8h và kết thúc vào 17h. Trung tâm thương mại dịch vụ (trừ ngân hàng, tài chính) bắt đầu làm từ 9h và kết thúc sau 19h. Nhà máy, xí nghiệp làm theo ca, lực lượng vũ trang nhân dân... giữ nguyên thời gian làm việc như hiện tại.
Theo Võ Hải (Vnexpress)
Hà Nội lại muốn đổi giờ học, giờ làm Thành phố Hà Nội cho hay, trên 70% người dân được lấy ý kiến ủng hộ điều chỉnh giờ học, giờ làm để giảm ùn tắc giao thông. Rheo Tờ trình đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030", một...