Đề xuất doanh nghiệp taxi tự điều chỉnh thiết bị đồng hồ cước
Taxi phải niêm yết đồng hồ cước theo trình tự, còn các loại hình vận tải như Uber, Grab thì không bị quản lý về thiết bị niêm yết giá này.
Đây là một trong những bất cập mà các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đưa ra trong hội nghị đánh giá thực hiện Nghị định của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh vào sáng nay (27/2) do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức.
(Ảnh minh họa)
Tại hội nghị, những vướng mắc, bất cập từ Nghị định đã được các doanh nghiệp kinh doanh vận tải phân tích. Cụ thể như: Quy định về việc cơ quan cấp giấy phép kinh doanh vận tải thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt phương án kinh doanh kèm theo đã gây khó khăn cho cơ quan cấp phép cũng như cho đơn vị kinh doanh vận tải.
Video đang HOT
Các đại biểu cho rằng, hiện các quy định về quản lý vận tải hành khách theo hợp đồng còn chưa chặt chẽ, chưa đề ra được các biện pháp hữu hiệu để có thể thật sự quản lý được hoạt động của loại hình này, còn nhiều đối tượng xe dù lợi dụng danh nghĩa xe chạy hợp đồng để đón khách trái quy định cạnh tranh không lành mạnh.
Về điều kiện kinh doanh vận tải phải có bãi đỗ xe cũng đang gây khó khăn cho các hợp tác xã khi triển khai thực hiện và kiến nghị xem xét lại các quy định này để tạo điều kiện cho các hợp tác xã hoạt động. Nhiều khái niệm từ ngữ cũng như thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định này còn chưa rõ ràng, gây khó khăn trong quá trình triển khai cho các doanh nghiệp vận tải cũng như các cơ quan quản lý ngành giao thông vận tải tại các địa phương…
Theo ông Phan Thái Bình, Tổng thư ký Hiệp hội taxi thành phố Hồ Chí Minh, đối với taxi, có đến 13 điều kiện đi kèm để quản lý hình thức kinh doanh vận tải này. Việc điều chỉnh giá liên tục ảnh hưởng lớn tới công việc kinh doanh của các đơn vị, gây nhiều bất cập. Vì vậy mà cần giao cho các doanh nghiệp tự điều chỉnh và niêm yết đồng hồ cước.
“Khi điều chỉnh giá cước liên quan rất nhiều: từ điều chỉnh từ đồng hồ, qua cơ quan kiểm định của nhà nước, từng xe một. Đồng thời phải niêm yết giá tiền tại xe, niêm yết trên báo chí, mất rất nhiều bước, làm chậm thời gian kinh doanh. Đối với doanh nghiệp lớn có khi mất cả tỉ đồng. Còn đối với bên Grab, Uber lấy giá khi nào cũng được, không bị quản lý kiểm soát. Vậy thì với taxi có cần như vậy không?” – ông Phan Thái Bình đề xuất./.
Kim Dung
Theo_VOV
Ôtô tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình trước 1/7
Trước ngày 1/7, xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 7 tấn đến dưới 10 tấn phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định của Bộ GTVT.
Bộ GTVT vừa có công văn gửi đến Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường tuyên truyền và triển khai thực hiện các quy định đối với xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 7 tấn đến dưới 10 tấn.
Xe ôtô tải 7-10 tấn phải có thiết bị giám sát và gắn phù hiệu. Ảnh: Tuổi trẻ .
Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT các tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng của địa phương tuyên truyền các quy định mới tại Nghị định số 86 của Chính phủ. Trong đó, tập trung làm rõ các lộ trình ở Nghị định này. Cụ thể, trước ngày 1/7 năm nay, đối với xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 7 tấn đến dưới 10 tấn thì đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ôtô.
Cũng cùng thời điểm trước ngày 1/7, các xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 7 tấn đến dưới 10 tấn phải gắn thiết bị giám sát hành trình. Thiết bị giám sát hành trình được sử dụng phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông. Đồng thời, các loại xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 7 tấn đến dưới 10 tấn phải được gắn phù hiệu "XE TẢI" theo quy định.
Công văn mới của Bộ GTVT cũng nêu rõ, các Sở GTVT địa phương phải tạo điều kiện tối đa và thực hiện cấp phù hiệu nhanh nhất cho các đơn vị kinh doanh vận tải đồng thời triển khai đến các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn địa phương có kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ôtô có trọng tải thiết kế từ 7 tấn đến dưới 10 tấn.
Trường hợp các đơn vị vận tải và người điều khiển xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải này không thực hiện các quy định nêu trên sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ.
Theo_Zing News
Doanh nghiệp chây ỳ giảm giá cước: Bộ Tài chính lên tiếng Theo Bộ Tài chính, ý kiến cho rằng cách thức quản lý giá cước vận tải như hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra là chưa chuẩn xác. Thời gian qua, giá xăng dầu giảm mạnh nhưng cước vận tải vẫn chây ỳ hoặc có giảm cũng chỉ nhỏ giọt, các doanh nghiệp vận tải lấy đủ...