Đề xuất đi xe Túc Túc: “Hiểu nhầm”
“Không có chuyện đê xuât cho phép xe Túc Túc vào nội đô như một số báo đưa tin”, Hiệp hội Vận tải Hà Nội lên tiêng cải chính.
Bộ GTVT mới đây bác đề xuất nhập khẩu và lưu hành xe Túc Túc tại Hà Nội. Tuy nhiên, trả lời chúng tôi, ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP. Hà Nội cho rằng, ý tưởng nhâp xe Túc Túc là vì nghĩ đến những người dân muốn đi xe buýt nhưng khoảng cách từ thôn, xã ra đến điểm đón quá xa.
Được biết, hiệp hội vận tải Hà Nội vừa có đề xuất lên Bộ GTVT cho nhập khẩu và lưu hành loại xe 3-4 bánh (còn gọi là xe Túc Túc). Vậy từ đâu Hiệp hội có ý tưởng này?
Trước hết, cần nhấn mạnh đây là đề xuất chứ không phải đề án. Hiệp hội vận tải Hà Nội chỉ là tổ chức của các hội ngành nghề. Hiệp hội không có chức năng làm đề án, nên cũng không khảo sát và cũng không kinh doanh xe Túc Túc.
Đây chỉ là nguyện vọng, ý tưởng ban đầu. Ý tưởng xuất phát từ chính đề án của Bộ GTVT về việc hạn chế xe cá nhân vào nội đô, trong đó có xe máy. Tuy nhiên, không nên hạn chế bằng cách cấm, mà đề xuất xe Túc Túc là để giảm dần nhu cầu đi lại bằng xe máy của họ.
Ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội
Trước đây, xe lam từng hoạt động và bị dẹp bỏ. Thực chât, xe Túc Túc cũng là xe lam, nêu được châp thuân loại xe này sẽ hoạt đông thê nào ở Hà Nội?
Phải khẳng định, trong đề xuất của Hiệp hội Vận tải Hà Nội gửi Bộ GTVT, không có chuyện cho phép xe Túc Túc vào nội đô như một số báo chí đưa tin mấy ngày qua. Một số người hiểu nhầm đề xuất của Hiệp hội. Đề xuất của chúng tôi là cho xe Túc Túc hoạt động ngoại thành, từ thôn xã tới các điểm đón xe khách, xe buýt trên trục đường chính.
Hiện mạng lưới xe buýt, xe khách chạy qua các trục ngoại thành Hà Nội như Hà Đông đi Tế Tiêu, Đại lộ Thăng Long, đường 32… Tuy nhiên, đường từ trục chính vào các thôn xã có khi xa 10 – 12 km. Không có phương tiện giao thông công cộng nào đưa người từ trong thôn, xã ra điểm đón xe buýt. Trong khi đó, xe buýt cồng kềnh không thể đi vào những con đường nhỏ. Muốn vào nội đô người ta dù muốn đi xe buýt vẫn đành phải đi xe máy.
Nhưng nếu có một phương tiện giao thông công cộng phù hợp với đường sá, mật độ dân số thì người dân sẽ lựa chọn giữa hai phương tiện này – giữa đi xe máy vào thành phố với ngồi xe Túc Túc ra bến bắt xe buýt.
Như vậy, khi người dân đi xe Túc Túc rồi đón xe buýt, chúng ta đã giảm được phần nào đó lượng xe máy vào nội thành.
Khi có ý tưởng về xe Túc Túc, chúng tôi nghĩ đến những người không có xe máy hoặc có mà không muốn đi vì thấy không an toàn. Giá đi xe Túc Túc chắc chắn rẻ hơn các loại xe khác như taxi và xe ôm. Đó còn chưa kể đến vấn đề an ninh.
Xe Túc Túc ở Thái Lan
Nếu triển khai, xe Túc Túc sẽ được vận hành như thế nào? Ai đầu tư, ai quản lý? Các doanh nghiệp vận tải có thể tham gia kinh doanh?
Ý tưởng của chúng tôi là nhập xe Túc Túc làm phương tiện giao thông công cộng, xã hội hóa. Xe này phải là sở hữu nhà nước. Cá nhân không được tự ý mua xe kinh doanh.
Video đang HOT
Chính bản thân xã nào có nhu cầu đề xuất, chạy như thế nào, giá vé bao nhiêu. Và xe là của các hợp tác xã nông nghiệp của từng địa phương quản lý. Đây giống như hợp tác xã đa dạng hóa ngành nghề, mở thêm dịch vụ xe Túc Túc. Sự lựa chọn số lượng, chất lượng do bản thân các huyện, xã tính toán.
Đã đề xuất một vấn đề gì, cần phải đưa quản lý nhà nước vào ngay từ đầu. Không để bùng phát lên rồi mới quản, quản không được lại cấm.
Doanh nghiệp vận tải chắc chắn không ai tham gia kinh doanh xe lam. Sẽ không hiệu quả. Không thể tự dưng về nông thôn đầu tư vào xe lam.
Theo ông những xã nào ở ngoại thành Hà Nội hiện nay có thể cho xe Túc Túc hoạt động?
Mỗi xã có thể tự đánh giá xem địa phương mình có cần triển khai lưu hành xe Túc Túc hay không. Những xã thấy đã đủ điều kiện, phương tiện rồi thì không triển khai. Nhưng có xã thấy người dân đi lại khó khăn, có nhu cầu thì đề xuất lên huyện xem xét.
Các đơn vị sẽ phải nghiên cứu chất lượng đường sá, mật độ đi lại… để đưa ra phương án phù hợp. Nếu lưu hành thì cần bao nhiêu xe, điểm đầu, điểm cuối xe chạy ra sao..
Nếu mới chỉ là đề xuất ý tưởng, không tham gia nghiên cứu, vậy tại sao 20/9 tới đây, hiệp hội vận tải TP. Hà Nội lại cùng đại diện một số huyện xã, chuyên gia sang Trung Quốc để khảo sát phương tiện, xem kỹ chất lượng, giá cả?
Tại cuộc họp của Liên minh hợp tác xã, khi chúng tôi giới thiệu đề xuất này, nhiều người rất quan tâm. Nhưng chưa biết rõ về xe Túc Túc nên họ muốn tham gia hội chợ để khảo sát, tìm hiểu. Đây là chúng tôi đi tham quan Hội chợ quốc tế Asean tại Nam Ninh và Liễu Châu để tham khảo. Rồi về nước, các huyện xã mới có nghiên cứu, đánh giá nhu cầu tại từng địa phương.
Xe điện chưa thể chạy được trong địa hình các xã ngoại thành Hà Nội. Vậy có nhất thiết phải nhập khẩu xe Túc Túc? Doanh nghiệp trong nước có thể sản xuất loại xe này?
Nếu là xe lưu hành toàn quốc thì mới phải sản xuất trong nước. Còn đề xuất này chỉ là lưu hành tại ngoại thành Hà Nội, xã có xã không. Mỗi xã chỉ vài cái. Nên không thể đầu tư một nhà máy chuyên sản xuất loại xe này được. Nếu triển khai, chúng ta có thể nhập xe của Nhật hoặc Hàn Quốc.
Nếu người dân có nhu cầu đi lại bằng xe Túc Túc, thì tự nó đã xuất hiện cũng giống như xe lam, xe tự chế trước đây. Liệu có phải người dân chưa có nhu cầu?
Đây chỉ là ý tưởng, chưa qua khảo sát, chưa qua nghiên cứu. Việc này có cơ quan nhà nước chứ hiệp hội không có chức năng.
Vậy Hiệp hội chưa có một nghiên cứu nào về nhu cầu đi xe Túc-Túc tại các xã ngoại thành Hà Nội?
Chưa có. Đây chỉ là ý tưởng xuất phát từ mong muốn người dân ở các huyện xã ngoại thành Hà Nội có thể đi vào nội thành thuận lợi hơn mà không cần sử dụng xe máy.
Chúng tôi đề xuất là để cơ quan nhà nước xem xét. Bộ GTVT có thể chấp nhận hoặc không. Chứ đây không phải là kiến nghị về vướng mắc trong sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, tại một cuộc họp lãnh đạo cấp cao cũng đã từng có ý kiến cho rằng, vấn đề giao thông vận tải hiện nay đã vượt quá tầm kiểm soát của Bộ GTVT. Nó là vấn đề của xã hội. Vì vậy xã hội cùng phải lo.
Xin cảm ơn ông!
Theo 24h
Có nên cho xe Túc-Túc hoạt động?
Xe Túc-Túc lưu hành tại Hà Nội liệu có đem lại hiệu quả? Người dân có nhu cầu sử dụng loại xe này?
Liên quan đến đề xuất của Hiệp hội Vận tải TP. Hà Nội về việc cho phép nhập khẩu và lưu hành loại xe 3-4 bánh (xe Túc-Túc), chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Khuất Việt Hùng, Viện phó Viện Quản lý và Quy hoạch Giao thông Vận tải.
Hiệp hội vận tải Hà Nội vừa có đề xuất về việc sử dụng xe Túc-Túc. Ông đánh giá thế nào về đề xuất này?
Đây là một ý tưởng, một sự chủ động trong việc tham gia góp ý xây dựng chính sách của một hiệp hội nghề nghiệp. Thời gian qua, Hiệp hội vận tải Hà Nội đã có rất nhiều nỗ lực tham gia ý kiên xây dựng cũng như phản biện tích cực những dự thảo chính sách giao thông đô thị.
Hiệp hội là đại diện cho những người kinh doanh vận tải. Có thể khẳng định, sử dụng xe Túc-Túc cũng là một hướng kinh doanh.
Tuy nhiên cần khẳng định, đây không phải là ý tưởng mới. Cách đây khoảng 1 năm, UBND TP. Hà Nội đã chủ trương giao nhiệm vụ cho Sở GTVT HN và Tổng công ty Vận tải HN nghiên cứu tổ chức khai thác các loại xe vận tải hành khách công cộng có sức chở dưới 12 chỗ.
Sau khi nghiên cứu cho thấy, tại thời điểm hiện nay, nếu chúng ta đưa loại hình dưới 12 chỗ này hoạt động thành tuyến, trong những khu vực theo quy định nói trên, thì hiệu quả không cao.
Định hướng 2015 - 2020, hầu hết các cụm dân cư quan trọng ở các xã tại Hà Nội đều có thể đi xe máy, xe đạp, thậm chí đi bộ đến điểm dừng xe buýt. Những nhà nghiên cứu nhận thấy nếu tổ chức vận tải công cộng liên xã như vậy chưa đảm bảo nhu cầu kinh doanh.
Tiến sĩ Khuất Việt Hùng, Viện phó Viện Quản lý và Quy hoạch Giao thông Vận tải
Hiện có quy định nào về luật giao thông đường bộ dành cho xe Túc-Túc không, thưa ông?
Trong nghị định 91 không có quy định về loại xe này. Hiện trong quy định của pháp luật về vận tải hành khách đường bộ chưa có quy định nào dành cho xe Túc-Túc. Nếu có chủ trương đưa Túc-Túc vào vận tải công cộng, chúng ta lại phải sửa đổi quy định. Nếu không nó sẽ chỉ là loại hình vận tải dân gian, chỉ như là xe ôm mà thôi. Chỉ mang tính tự phát.
Theo ông, việc cho xe Túc-Túc hoạt động liệu có mang lại hiệu quả?
Túc-Túc hay xe lam đều có thể đã được hình thành như một loại vận tải dân gian ở các vùng nông thôn nếu thực sự có nhu cầu. Xe ôm cũng hình thành tự phát.
Hiện tầm với của quản lý Nhà nước về vận tải chưa thể đến những tuyến liên xã, hay liên thôn trong một xã. Cho nên nếu người dân có nhu cầu xe Túc-Túc thì nó đã tự hình thành.
Một người lái xe ôm có thể bỏ thêm dăm bảy triệu, hoặc bán cả xe để sắm một phương tiện chở 3-4 người nếu có nhu cầu. Nhưng đến thời điểm này, nhu cầu sử dụng loại xe này có thể là chưa nhiều nên chưa ai kinh doanh. Nếu có thị trường, chắc chắn loại xe này đã hình thành. Và chắc chắn nhà nước đã phải quan tâm giải quyết.
Để phục hổi một loại hình vận tải dân gian, chúng ta phải đưa về những nơi thực sự có nhu cầu. Để tổ chức vận tải thành một loại hình dịch vụ thì nhu cầu phải thường xuyên. Ví dụ vài ba chục phút phải chạy một chuyến. Nếu chờ cả ngày không có chuyến nào thì cũng không nên.
Theo ông, có nên sử dụng xe Túc-Túc trong nội thành?
Việc dùng xe Túc-Túc là phương tiện vận tải trong đô thị thì không phù hợp.
Hiện nay trong nội thành, độ phủ của mạng lưới xe buýt khá tốt, và khá dày. Nên chúng ta không cần những tuyến kết nối của xe Túc-Túc. Số loại phương tiện trên đường phố Hà Nội đã rất nhiều: xe đạp, xe máy, ô tô con, xe buýt, bán tải.... Nếu thêm một loại nữa, giao thông càng phức tạp.
Còn phải xem xét xe Túc-Túc có được dừng đỗ đón trả khách tại các điểm dừng xe buýt hay không? Hiện nay, vào giờ cao điểm, tại trạm dừng, hầu như vài ba phút là có một chuyến xe buýt. Nếu loại xe này chen vào giữa, liệu có gây khó khăn cho vận tải xe buýt hay không?
Vậy đề xuất về xe Túc-Túc liệu có khả thi?
Theo tôi biết, ở Thái Lan, Án Độ, Băng La đét..., xe Túc-Túc chạy vào trong đô thị gần như không được kiểm soát. Và thực tế, Thái Lan cũng là nước ùn tắc giao thông nặng nề.
Ở Việt Nam, chúng ta cần có một nghiên cứu nghiêm túc, số lượng xe trong từng khu vực, kiểm soát được phương tiện. Nếu chỉ vận tải ở khu vực nông thôn, các tuyến đường liên thôn, liên xã thì đây là đề xuất chúng ta có thể xem xét.
Chúng ta phải có quy định chặt chẽ về khu vực hoạt động, giới hạn hoạt động. Loại xe này nên chỉ được phép làm phương tiện hỗ trợ, cấp khách cho những phương tiện vận tải công cộng lớn.
Hy vọng UBND TP. Hà Nội, Bộ GTVT sẽ có những phản hồi xứng đáng. Trong trường hợp các hiệp hội có những nghiên cứu chứng minh rằng nhân dân thực sự đang có nhu cầu, chắc chắn UBND TP. Hà Nội và Bộ GTVT sẽ tiếp thu, xem xét.
Xin cảm ơn ông!
Xe Túc-Túc giống như xe thương binh chúng ta vẫn thường gặp và giống với cả xe lam - loại xe từng lưu hành trước đây. Loại xe này, lớn có thể chở khoảng chục người, bé được 3-4 người. Đầu lái là của xe máy.Xe Túc-Túc khoảng 250 phân khối, chở 4-6 người. Xe Túc-Túc thường được biết đến là động cơ 2 kỳ nên xả khói nhiều rất có hại với môi trường. Về mặt lý luận, xe Túc-Túc hiệu quả hơn xe máy.Tại TP.HCM, xe lam có lịch sử rất lâu dài. Trong giai đoạn trước năm 2000, Hà Nội có lượng lớn xe lam. Tuy nhiên sau đó một số người đã chuyển sang xe tải nhỏ. Có lẽ là bởi sự xuất hiện của xe buýt chính quy. Rồi xe lam biến mất.Ở một số nước như Thái Lan, Ấn Độ, Băng La Đét, số lượng xe Túc-Túc tham gia giao thông rất lớn. Tuy nhiên ở Thái Lan, theo tôi biết, nhiều tuyến đường cấm xe Túc-Túc. Loại xe này cũng không phải là giải pháp cuối cùng để tránh tắc đường ở Thái Lan mà xe ôm mới là cứu cánh.Phải khẳng định xe Túc-Túc không thể có năng lực vận tải lớn, chỉ chở được ít người.Theo VNE
Đề xuất đi xe Túc Túc để hạn chế xe máy Để hạn chế xe máy vào nội đô, Hiệp hội vận tải Thành phố Hà Nội đề nghị Bộ GTVT cho nhập khẩu và lưu hành loại xe 3-4 bánh (còn gọi là xe Túc-Túc) hiện được các nước Thái Lan, Ấn Độ, Singapore... sử dụng rất có hiệu quả. Cụ thể, Hiệp hội vận tải xin phép Bộ GTVT cho phép lưu...