Đề xuất đầu tư nghìn tỷ phát hiện vật thể lạ ở sân bay
Cục Hàng không Việt Nam vừa chính thức có văn bản đề xuất Bộ GTVT đầu tư hệ thống phát hiện vật thể lạ…
Máy bay Vietjet bị chim va lom đầu
Cục Hàng không VN vừa chính thức có văn bản đề xuất Bộ GTVT đầu tư hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường băng tại CHK quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM) và Nội Bài (Hà Nội) với tổng mức đầu tư lên tới gần 1.000 tỷ đồng.
Vật thể lạ, chim bay có thể gây tai nạn thảm khốc
Thống kê của Cục Hàng không VN, từ đầu năm tới nay, cả nước đã xảy ra 19 sự cố tàu bay bị cắt lốp, 20 sự cố chim va vào tàu bay làm ảnh hưởng lớn đến an toàn bay. “Với mỗi chuyến bay, giai đoạn hạ, cất cánh là quan trọng nhất, việc đảm bảo an toàn trong giai đoạn này luôn phải đặc biệt quan tâm”, Cục trưởng Cục Hàng không VN Lại Xuân Thanh nói và cho biết thêm, khi tàu bay cất, hạ cánh phải chuyển động với vận tốc cao, lực ma sát lớn. Quá trình này, tàu bay va vào các vật thể lạ dù rất nhỏ như: Ốc vít, thanh sắt, mảnh vỡ, chim trời… (gọi chung là FOD – Foreign Object Debris) đều rất nguy hiểm, có thể gây tai nạn thảm khốc.
Hồi tháng 7/2016, ACV cũng đã trình Bộ GTVT xin phê duyệt chủ trương đầu tư dự án lắp đặt các hệ thống FODetect giám sát đường hạ, cất cánh tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất trị giá 1.162 tỷ đồng. Để hoàn vốn dự án, ACV cho biết, sẽ thu phí 35 USD đối với các chuyến bay quốc tế và 17 USD đối với các chuyến bay nội địa trên toàn bộ Cảng hàng không ACV đang khai thác trong thời gian 6 năm 6 tháng.
Thực tế, lịch sử ngành Hàng không đã ghi nhận nhiều vụ tai nạn thảm khốc do tàu bay cất, hạ cánh gặp phải vật cản như chim hoặc các mảnh vỡ rơi vãi trên đường hạ, cất cánh. Tuy nhiên, hiện nay, tại các CHK của Việt Nam, việc giám sát, kiểm tra hệ thống đường băng lại được thực hiện thủ công, chủ yếu bằng mắt thường, mất nhiều thời gian, không thể kiểm tra liên tục. Mỗi lần kiểm tra đều phải dừng hoạt động bay. Điều này gây khó khăn, gián đoạn hoạt động bay ở các sân bay có tần suất hoạt động cao như: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng.
Video đang HOT
Theo ông Thanh, đề xuất đầu tư hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường hạ, cất cánh tại CHK quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất của Cục Hàng không VN lần này không ngoài mục tiêu tự động hóa việc phát hiện vật thể lạ với toạ độ cảnh báo chính xác, không cảnh báo nhầm, không tắc nghẽn, không can nhiễu với các hệ thống kỹ thuật của khu bay và tàu bay.
“Hệ thống cũng giúp hạn chế, loại bỏ các sự cố gây nguy hiểm trên đường cất, hạ cánh do vật thể lạ, chim, động vật hoang dã xâm nhập”, ông Thanh nói và cho biết, yêu cầu về kỹ thuật của hệ thống là đáp ứng tiêu chuẩn thiết bị phát hiện vật ngoại lai tại sân bay do Cục Hàng không Liên bang Mỹ ban hành.
Được biết, tổng mức đầu tư hệ thống tại Nội Bài là hơn 486 tỷ đồng và Tân Sơn Nhất là gần 510 tỷ đồng. “Đây là hệ thống thiết bị công nghệ mới, lần đầu áp dụng ở VN nên việc khái toán tổng mức đầu tư trong bước lập Đề xuất dự án chủ yếu dựa trên cơ sở tham khảo báo giá của các nhà đầu tư quan tâm. Khi triển khai các bước tiếp theo (lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế dự toán), tổng mức đầu tư và dự toán sẽ được tư vấn tính toán chi tiết hơn và được thẩm tra, thẩm định theo quy định”, ông Thanh cho biết.
Máy bay của Vietnam Airlines bay tuyến Đà Nẵng – Hà Nội phải hạ cánh khẩn cấp tháng 1/2016 vì lốp có vết cắt
Đề xuất 3 phương án đầu tư
Trong đề xuất gửi Bộ GTVT lần này, Cục Hàng không VN cũng đề xuất 3 phương án đầu tư. Theo đó, phương án 1, sẽ do Nhà nước trực tiếp đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách. Phương án 2, do người khai thác cảng (TCT Cảng Hàng không VN – ACV) làm chủ đầu tư và phương án 3 là thực hiện xã hội hoá theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Trong đó, phương án 1 được Cục Hàng không VN đánh giá là không khả thi do nguồn vốn ngân sách còn nhiều khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Với phương án 2, Bộ GTVT giao ACV làm chủ đầu tư dự án, quản lý, khai thác, bảo trì công trình sau khi hoàn thành. ACV cũng chịu trách nhiệm tính toán, cân đối nguồn tiền để tiến hành đầu tư ban đầu và hoàn vốn. Phương án này có nhiều ưu điểm như: Chủ động về nguồn vốn, thời gian triển khai nhanh, đáp ứng được nhu cầu cấp bách, đồng thời đảm bảo được tính đồng bộ, thống nhất trong việc xây dựng, quản lý khai thác khu bay, điều phối hoạt động đảm bảo an toàn đường hạ, cất cánh, an ninh hàng không tại khu bay.
Với phương án 3, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là Bộ GTVT sẽ ký hợp đồng dự án với thực hiện với các quyền, nghĩa vụ trên cơ sở thoả thuận với nhà đầu tư. Theo đó, sau khi hoàn tất việc lắp đặt hệ thống, nhà đầu tư sẽ chuyển giao cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan này lại giao cho người khai thác CHK, sân bay quản lý, khai thác và bảo trì hệ thống.
Về phương án hoàn vốn, người khai thác phải trả tiền cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bằng kinh phí trích từ doanh thu dịch vụ cất, hạ cánh hàng năm để cơ quan này trả cho nhà đầu tư. Mức kinh phí này được xác định dựa trên tổng mức đầu tư ban đầu, lợi nhuận kỳ vọng (dự kiến 11%/năm) và thời gian khai thác hệ thống (tối thiểu 10 năm). “Ưu điểm của phương án này là hiện đang có một số nhà đầu tư quan tâm, có nguồn vốn, sẵn sàng tham gia song hạn chế là phát sinh thêm nhiều thủ tục đầu tư phức tạp”, ông Thanh cho biết.
Đề nghị Bộ GTVT chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, Cục Hàng không VN đã kiến nghị ưu tiên phương án 2, nếu không được thì thực hiện phương án 3. Dự kiến, nếu được Bộ GTVT đồng ý, nhà đầu tư sẽ có 7 tháng (từ tháng 11/2016 – 6/2017) để chuẩn bị đầu tư. Việc triển khai thi công sẽ thực hiện từ tháng 7-12/2017 và bắt đầu khai thác từ năm 2018.
Theo Thanh Bình (Báo Giao thông)
TP HCM kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao
Ban Quản lý sẽ phối hợp với các sở ngành tạo điều kiện cho doanh nghiệp rút nhanh hơn các bước trong quá trình đầu tư.
Trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm Nông nghiệp công nghệ cao và Công nghiệp thực phẩm lần thứ 5 (Hi-tech Agro 2016), sáng nay (11/11), tại TP HCM diễn ra "Hội nghị Xúc tiến đầu tư các Khu Nông nghiệp công nghệ cao mở rộng năm 2016" với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà sản xuất nông nghiệp.
Sau hơn 5 năm hoạt động, Khu Nông nghiệp công nghệ cao của TP HCM góp phần hình thành một số vùng sản xuất hoa lan tại các xã Tân Thông Hội, Tân An Hội (huyện Củ Chi); vùng sản xuất rau an toàn tại các xã thuộc huyện Củ Chi và huyện Bình Chánh, Hóc Môn với gần 330 mô hình sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGap trên tổng diện tích canh tác gần 150 ha...
Mô hình trình diễn trồng cà chua công nghệ cao.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, Khu Nông nghiệp công nghệ cao đề ra mục tiêu hỗ trợ 5 doanh nghiệp ươm tạo được chứng nhận doanh nghiệp khoa học - công nghệ, từ 1-2 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đào tạo và cung ứng ít nhất 2.500 nhân lực hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao, mở rộng liên kết, hợp tác với các địa phương và các nước có nền nông nghiệp phát triển...
Ông Đinh Minh Hiệp, Trưởng Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP HCM cho biết, Ban Quản lý đang trình UBND thành phố có thể ủy quyền phân cấp hoặc giao nhiệm vụ để có thể cấp phép đầu tư, phối hợp với các sở ngành theo hướng một cửa để doanh nghiệp rút nhanh hơn các bước trong quá trình đầu tư.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến của các doanh nghiệp mong muốn được Ban Quản lý, các cơ quan chức năng hỗ trợ các thủ tục hành chính từ xin cấp phép đầu tư, đến các thủ tục khác trong hoạt động như phòng cháy chữa cháy, đánh giá tác động môi trường, thủ tục hỗ trợ vay vốn...
Ông Lê Duy Thắng, Giám đốc Công ty Nấm Trang Sinh hy vọng, trong thời gian tới, Nhà nước cần đầu tư cho Ban quản lý bài bản hơn, có chính sách rõ ràng hơn.
"Ban Quản lý cần trực tiếp đến với doanh nghiệp giống như khu công nghệ cao. Nông nghiệp công nghệ cao còn quá mới, nên các chủ trương chưa thực hiện, dẫn đến nhà đầu tư rất mệt mỏi trong thực hiện các thủ tục hành chính", ông Thắng đề xuất./.
Hà Khánh/VOV.VN
Theo_VOV
Bộ trưởng KH-ĐT giải trình việc tiền đầu tư của quốc gia bị vung vãi Nêu rõ những hạn chế trong việc phân bổ tiền đầu tư suốt giai đoạn vừa qua như phân tán, dàn trải, hiệu quả thấp, thất thoát, lãng phí, đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét lại việc thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020. Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng giải trình thêm...