Đề xuất dẫn nước sông Hồng vào sông Tô Lịch
Chiều 5/1, Văn phòng Thành ủy Hà Nội cho biết, thành phố đang chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ Dự án “Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá” nhằm thu gom hệ thống nước thải làm sạch dòng sông Tô Lịch vốn ô nhiễm nghiêm trọng lâu nay.
Một khúc sông Tô Lịch. Ảnh: Mạnh Khánh/TTXVN
Theo Ban QLDA Đầu tư Xây dựng Công trình cấp nước, thoát nước và môi trường thành phố Hà Nội, trong quá trình triển khai, dự án gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện như dự án có quy mô lớn, trải dài trên nhiều quận, huyện, phường, xã nên rà soát, khảo sát, cập nhật quy hoạch để thực hiện thiết kế của dự án mất nhiều thời gian. Hệ thống cống bao, cống thu gom sử dụng phương pháp khoan kích ngầm (Pipe Jacking) cũng mất nhiều thời gian thiết kế, thẩm định, phê duyệt…
Mặt khác, do dự án sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản nên việc triển khai thực hiện các thủ tục của dự án phải hài hòa giữa luật pháp Việt Nam và quy định của Nhà tài trợ – Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) mất nhiều thời gian, nhất là trong việc lựa chọn nhà thầu thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế.
Để tháo gỡ các khó khăn trên, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã chỉ đạo UBND và các sở, ngành, quận huyện đẩy nhanh giải quyết các vướng mắc, đôn đốc chủ đầu tư trong tổ chức thực hiện, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Nhà máy và hệ thống cống thu gom nước thải.
Đối với gói thầu số 1 – gói thầu xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá công suất 270.000 m3/ngày đêm do nhà thầu xây dựng là liên danh JFE – TSK (Nhật Bản) thực hiện, việc xây dựng công trình gần hoàn thành; hệ thống cọc PHC và CDM, hạng mục khoan kích ngầm đã hoàn thành 100%.
Đối với hạng mục Trạm bơm nước thải đầu vào và máy thổi khí – nhà thầu đã hoàn thành phần hầm, bể kết nối ông D2200 (ống kích) đến bể máy bơm. Hoàn thành bê tông cốt thép bệ móng máy, sàn lắp đặt máy bơm.
Ngoài ra, hạng mục nhà máy xử lý nước tái sử dụng, nhà thầu đã hoàn thành đổ bê tông tầng hầm, tầng mái và tường tầng 1, hiện thi công cầu thang, móng máy và tầng hầm, tiến độ đạt 90%…
Bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ dự án để đưa vào vận hành xử lý nước thải, Hà Nội đang có nhiều giải pháp nhằm tiếp tục cải thiện môi trường tại dòng sông Tô Lịch. Các đơn vị chức năng đang đề xuất thành phố Hà Nội thêm một phương án dẫn nước sông Hồng vào bổ cập cho sông Tô Lịch.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Ban QLDA Đầu tư Xây dựng Công trình cấp nước, thoát nước và môi trường thành phố Hà Nội cho biết, hiện nay thành phố đã có nhiều phương án; trong đó, có phương án bổ cập nước sông Hồng cho sông Tô Lịch qua Hồ Tây. Tuy nhiên, qua khảo sát thực địa theo tuyến, các đơn vị liên quan đang báo cáo phương án bổ cập nước sông Hồng cho sông Tô Lịch qua cống Liên Mạc.
Ông lão 74 tuổi mở thư viện miễn phí nơi bãi giữa sông Hồng
Mong muốn trẻ em xóm Phao (bãi giữa sông Hồng) thoát khỏi cảnh "mù chữ" ông Nguyễn Đăng Được đã bỏ tiền thuê đất, dựng lớp học và mở thư viện miễn phí...
Đi dọc theo cầu Long Biên (Hà Nội), có con dốc nhỏ hun hút dẫn vào xóm Phao trên bãi đất nổi ven bờ sông Hồng. Đây là sinh sống của gần 30 hộ dân với hơn 100 người - từ khắp các tỉnh thành đổ về.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đăng Được
Trước năm 2000, người dân xóm Phao hầu như không có giấy tờ tùy thân. Những trẻ sinh ra không có hộ khẩu, không có giấy khai sinh, không được đến trường.
Ông Nguyễn Đăng Được (74 tuổi, người Quảng Bình) là một trong những người đầu tiên sinh sống trên bãi đất bồi này. Việc bọn nhỏ không được đi học luôn khiến ông trăn trở.
Xuất phát từ nỗi niềm này, năm 2002 với sự giúp đỡ của các sinh viên tình nguyện, ông Được mở một lớp học để dạy chữ cho trẻ con trong xóm. Nói là lớp nhưng thực chất chỉ là cái lán tạm bợ, căng tạm bằng tấm vải bạt cùng vài chiếc ghế nhựa do ông nhặt nhạnh từ bãi phế thải mang về.
Đều đặn vào mỗi tối cuối tuần, nơi đây lại ê a tiếng đánh vần của sắp nhỏ. Sau một thời gian, các em nhỏ xóm Phao cũng biết viết tên mình, đọc chữ rành mạch mà không còn ấp úng nữa.
Ông Được sau đó còn cất công động viên các gia đình, rồi cùng người dân lặn lội về địa phương xác minh lý lịch, làm cơ sở đăng ký giấy khai sinh cho trẻ con.
Giờ đây, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các em nhỏ xóm Phao đều đã được đến trường. Lớp học của ông Được cũng dừng lại từ đó.
Thư viện đặc biệt
Ở xóm Phao này, còn có một thư viện đặc biệt dưới căn lán rộng hơn 20 m2. Đây là thư viện nhỏ mà ông Được dùng số tiền tích góp ít ỏi của mình sau nhiều năm, thuê đất dựng nên, với mong muốn trẻ con ở đây có thêm niềm vui đọc sách.
Những ngày đầu, số sách thư viện có được chủ yếu đều do ông Được thu gom, nhặt nhạnh từ hàng sách cũ đưa về. Dần dần, số sách lên tới cả trăm cuốn, được xếp ngay ngắn, gọn gàng và phân loại thành nhiều nhóm khác nhau với dòng ghi chú cẩn thận: sách lịch sử, truyện tranh, sách khoa học, tập vở,....
Sau một thời gian họat động, các nhóm tình nguyện đã tặng thêm cho thư viện nhiều cuốn sách khác.
Đây luôn là nơi tập trung đông đúc trẻ con nhất xóm Phao. Buổi chiều hàng ngày, sau khi tan học, những đứa trẻ nơi đây lại tíu tít ghé thư viện để mượn sách về đọc.
"Em thường đến thư viện để mượn sách mang về nhà. Em thích nhất là sách về các nhà khoa học, đọc đi đọc lại mãi không chán" - Nguyễn Đức Phong, học sinh lớp 4A4, Trường Tiểu học Nghĩa Dũng kể.
Ngoài ra, khoảng đất trống trước thư viện cũng được dành làm sân chơi cho bọn nhỏ. Với sự hỗ trợ của kiến trúc sư Chu Kim Đức, một sân chơi di động đã được dựng lên. Những chiếc cầu trượt, xích đu nhiều màu sắc được khéo léo tạo ra từ lốp xe cũ và mảnh gỗ thừa ghép lại. Trẻ có thể tự sáng tạo, tự chơi những trò chơi theo trí tưởng tượng của mình.
"Những thiếu thốn mưu sinh không đáng sợ bằng trăn trở con cháu mai sau lại sống bấp bênh như mình. Chỉ còn cách đi tìm con chữ may ra các cháu nơi đất bãi nghèo này mới mong được cuộc sống ấm no hơn. Đời chúng tôi khổ rồi, mong các cháu được học hành tử tế, đi ra hòa nhập thế giới ngoài kia", ông Được bộc bạch.
Sớm khắc phục tình trạng ô nhiễm ở khu tái định cư Na Lay Nhiều năm qua, nước thải sinh hoạt và chăn nuôi của hàng trăm hộ dân ở hai bản Na Nát, Quan Chiên (phường Na Lay, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên) chảy tràn ra khe suối, rồi đổ thẳng vào lòng hồ Mường Lay, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân tái định cư nơi đây và môi trường đô...