Đề xuất của PVN có thể tạo ra độc quyền cung cấp xăng dầu
Đề xuất của PVN buộc các doanh nghiệp xăng dầu phải mua hết sản phẩm trong nước mới được nhập khẩu có thể tạo vị thế độc quyền…
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã nêu khả năng Nhà máy lọc dầu Dung Quất đứng trước nguy cơ đóng cửa và đề xuất buộc các doanh nghiệp xăng dầu phải mua hết sản phẩm trong nước mới được nhập khẩu.
Theo PVN, vào năm 2018 tổng nguồn cung xăng dầu cho thị trường Việt Nam đạt khoảng 18,1 triệu m3 (Nghi Sơn góp hơn 9,6 triệu m3, Dung Quất hơn 7,8 triệu m3, bốn nhà máy chế biến/pha chế xăng từ condensate 690.000m3).
Trong khi đó, PVN nêu tổng nhu cầu thị trường nội địa với xăng, dầu diesel và xăng Jet A1 vào năm 2018 chỉ khoảng 17,3 triệu m3. Như vậy tổng cung sẽ vượt cầu khoảng 821.000m3, riêng sản phẩm dầu diesel sẽ dư khoảng 849.000m3.
PVN kiến nghị các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu phải tiêu thụ toàn bộ sản phẩm của các nhà máy lọc dầu trong nước. (Ảnh: KT)
Video đang HOT
Với nỗi lo các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối sẽ đi nhập xăng dầu từ Hàn Quốc và ASEAN và Nhà máy lọc dầu Dung Quất có nguy cơ đóng cửa, PVN đã kiến nghị giải pháp thẳng thừng: Chỉ cấp hạn ngạch (quota) cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước tiến hành nhập khẩu sau khi đã đảm bảo tiêu thụ toàn bộ sản phẩm của các nhà máy lọc dầu trong nước… Tuy nhiên, các bộ ngành đã có văn bản từ chối.
Trong văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ do Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng ký, Bộ Công Thương bày tỏ việc xử lý các khó khăn, vướng mắc trong bao tiêu sản phẩm của lọc dầu Nghi Sơn là “rất cần thiết và cấp bách”. Song cơ quan này cho rằng việc tính toán nhu cầu tiêu thụ vào thời điểm năm 2018 do PVN đưa ra là thấp.
Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 14/10/2015 dự kiến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu năm 2018-2022 khoảng 18 – 22 triệu tấn (tương đương 21,2 – 26 triệu m3), chứ không phải chỉ 17,3 triệu m3 như PVN tính toán.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Văn Hiếu cũng đã ký văn bản cho rằng đề xuất của PVN là “chưa phù hợp” với các cam kết hội nhập WTO của VN. Lãnh đạo bộ này nhắc, việc hạn chế số lượng nhập khẩu dưới hình thức hạn ngạch thuế quan, Việt Nam chỉ được phép áp dụng với bốn nhóm mặt hàng là thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm, đường thô và đường tinh luyện, muối.
Lưu ý đề xuất của PVN có thể tạo vị thế độc quyền cho đơn vị này, Bộ Kế hoạch và đầu tư cảnh báo rõ: “Việc quy định doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải mua xăng dầu sản xuất trong nước rồi mới được nhập khẩu, PVN sẽ trở thành đơn vị độc quyền trong cung cấp sản phẩm hóa dầu sản xuất trong nước”.
Trước mắt để tháo gỡ khó khăn cho PVN, Bộ Công Thương đang chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu cần ưu tiên tiêu thụ sản phẩm xăng dầu của lọc dầu Dung Quất, thông qua ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm trên nguyên tắc giá cả thị trường với PVN./.
Theo Tuổi trẻ
Theo_VOV
Thứ trưởng Công thương: Không có chuyện 'độc quyền xăng dầu'!
Khẳng định này được Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải - người phát ngôn Bộ Công thương đưa ra tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 1/2015 diễn ra chiều 30/1.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đánh giá, xăng dầu là mặt hàng hết sức thiết yếu, nhạy cảm với nền kinh tế nói chung cũng như đời sống người dân Việt Nam. Bộ Công Thương được Chính phủ giao nhiệm vụ đảm bảo cung ứng và an ninh năng lượng, trong đó có mặt hàng về xăng dầu.
Hiện nay, việc điều hành xăng dầu vẫn đang được thực hiện theo Nghị định 83 của Chính phủ, bước đầu đưa mặt hàng xăng dầu vận hành theo đúng quy luật kinh tế thị trường. Có thể khẳng định với việc Nghị định 83 có hiệu lực, giá xăng dầu bước đầu đã vận hành theo thị trường. Điều này thể hiện qua việc giá xăng dầu trong nước thời gian qua đã bám sát giá cả thị trường thế giới.
Tại phiên họp báo, đại diện Bộ Công thương khẳng định rằng, việc dùng từ "độc quyền" trong phân phối xăng dầu hiện nay là không chính xác.
Theo đó, ông Hải chỉ ra, hiện nay, Việt Nam có 19 đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu. Các đầu mối này phải đảm bảo hậu cần, kho bãi, các thiết bị, kể cả xăng dầu trong hệ thống phân phối... đã được Bộ Công Thương, địa phương đồng ý giám sát kiểm tra, đảm bảo an ninh năng lượng xăng dầu với sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
Liên quan đến kế hoạch dự trữ xăng dầu, ông Hải cho biết, các doanh nghiệp đều có kế hoạch kinh doanh riêng. Trước đó, tại phiên họp Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý với đề xuất dự trữ xăng dầu khoảng 1 đến 1,5 triệu tấn trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới đang giảm.
Thủ tướng cũng yêu cầu kiên định thực hiện giá thị trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, điện, than. Đồng thời lưu ý, các Bộ liên quan khi điều hành phải thận trọng, chặt chẽ nhằm bảo đảm giá xăng dầu trong nước ở mức phù hợp trong tương quan với giá xăng dầu ở các nước trong khu vực, ngăn ngừa buôn lậu xăng dầu và có biện pháp quản lý chặt chẽ chống buôn lậu.
Theo_Petrolimex
Bảo vệ sản xuất trong nước Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vừa có Công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Tài chính đề nghị xem xét điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu áp dụng cho xăng dầu Dung Quất từ nay đến cuối năm. Nhà máy lọc dầu Dung Quất - công trình trọng điểm quốc gia. Theo đó, PVN đề...