Đề xuất của Nga giúp Obama rút êm khỏi “canh bạc” Syria?
Không được đa số người dân ủng hộ và đối mặt với cuộc bỏ phiếu khó lường tại quốc hội về đề xuất tấn công Syria, Tổng thống Mỹ Obama có lẽ đã bất ngờ tìm được lối thoát êm cho “canh bạc” tại Syria sau sáng kiến từ Nga.
Tổng thống Mỹ Barack Obama
Sau khi thông qua một chính sách ngoại giao dữ dội với Syria, Tổng thống Mỹ Barack Obama đang nắm lấy một phao cứu sinh chính trị được đem đến bởi những người ít ai ngờ tới nhất – đối thủ Nga đầy lạnh lùng.
Đề nghị bất ngờ của Mátxcơva với đồng minh Damascus trong việc đặt vũ khí hóa học của nước này dưới sự giám sát quốc tế đã nhận được phản hồi lập tức từ Washington.
Thỏa thuận cuối cùng đạt được có thể còn gặp rất nhiều trở ngại – chưa kể đến việc triển khai hay xác thực nó. Mỹ cũng có thể hoài nghi về một chiêu “câu giờ” của Syria giữa lúc các tàu chiến Mỹ chỉ đang trực chờ khai hỏa cũng như động cơ thực sự của Nga trong việc này. Nhưng phản ứng nhanh chóng của Obama trước đề xuất trên đã hé lộ phần nào sự đơn độc về chính trị của ông chủ Nhà Trắng.
Sự ủng hộ dành cho hành động quân sự tại quốc hội đang dần tan biến, trong khi uy tín với tư cách chính khách của thế giới cũng đang bị hoài nghi.
Trong các cuộc phỏng vấn hôm thứ Hai ông Obama đã ngợi khen kế hoạch của sơ khai của Nga là diễn biến “có tiềm năng tích cực”, và rằng “nó có thể xảy ra, nếu đó là sự thật”.
Trước đó, ông Obama đã dự định sử dụng khung giờ vàng trên các kênh truyền hình quốc gia ngày thứ Ba để kêu gọi người dân Mỹ đồng thuận với kế hoạch không kích của mình, nhằm trừng phạt việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria hôm 21/8 mà Washington khẳng định khiến 1.400 người thiệt mạng.
Ý tưởng về một cuộc can dự nữa của Mỹ vào “vạc dầu” Trung Đông là một đề tài khó thuyết phục với công chúng Mỹ, những người đã chán ngán chiến tranh, và cả nhiều nhà lãnh đạo của đồi Capitol. Trong khi đó kế hoạch của Nhà Trắng bị xem là mù mờ, thiếu rõ ràng.
Video đang HOT
Nhưng nay, khi ông Obama bước vào căn phòng phía Đông của Nhà Trắng, ông có thể ít nhất khẳng định đường hướng cho một chính sách từng bị xem là đầy xáo trộn. Nay họ có thể khẳng định rằng lời kêu gọi tấn công đơn độc của Obamba chính là chất xúc tác cho sự ra đời bản đề xuất của Nga.
Hy vọng về một sự đột phá xuất hiện vào đúng ngày khi rủi ro chính trị của vị Tổng thống Mỹ lên cao, bởi ngày một nhiều nghị sỹ, bao gồm cả một thành viên đảng Dân chủ lên tiếng phản đối hành động quân sự.
Tuần trước, Nhà Trắng dường như còn tin rằng Thượng viện sẽ hậu thuẫn ông Obama, nhưng cuối cùng các thượng nghị sỹ có vẻ đã bị ảnh hưởng bởi tâm lý chống chiến tranh mạnh mẽ tại Hạ viện.
Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện của đảng Dân chủ Harry Reid, sau khi hay tin về kế hoạch của Nga, đã quyết định hoãn phiên bỏ phiếu tại Thượng viện, dự kiến diễn ra vào thứ Tư, và để cho Nhà Trắng rộng đường lựa chọn.
Cho dù có có hy vọng vào một bước đột phá hay không, việc thuyết phục công chúng về hành động tấn công quân sự mới tại Trung Đông với ông Obama cũng không khác nào một nhiệm vụ chính trị hầu như bất khả thi.
Trước đó ông đã công khai phản bác vai trò của Mỹ tại Syria trong vòng 2 năm, và không che giấu mong muốn tránh xa khỏi khu vực Trung Đông.
Khảo sát hôm thứ Hai của kênh CNN cho thấy cứ 10 người Mỹ thì có 6 người phản đối tấn công quân sự – một thực tế chính trị đã khiến các nhà lập pháp do dự trước những thuyết phục của Obama.
Trong một kỷ nguyên mà sức mạnh của một tổng thống trong việc đưa ra các thông điệp bị ngăn cản bởi môi trường truyền thông phân tán, ông Obama đang gặp khó khăn trong việc khiến gió đổi chiều.
Giáo sư Thomas Baldino, một chuyên gia về các Tổng thống tại đại học Wilkes cho biết, các bài diễn văn của Tổng thống hiện hầu như có ít tính quyết định.
“Suốt cả đời mình, tôi không thể tìm được một bài diễn văn nào có thể tạo ra thay đổi lớn với quan điểm của công chúng”, Baldino nói. “Có những bài diễn văn tạo ra sự kích thích, nhưng một khi quan điểm của công chúng đã định hình, rất khó để đảo ngược quán tính đó”.
Obama đã lấy cơ sở đạo đức để trừng phạt Assad, với cảnh báo rằng một nhà độc tài không được phép tấn công khí độc phụ nữ và trẻ em mà không bị trừng phạt. Ông cũng cảnh báo việc Iran đang theo dõi phản ứng của Mỹ đối với sự vi phạm một chuẩn mực quốc tế.
Tuy nhiên, ông thừa nhận nỗ lực của mình có lẽ là vô ích.
“Tôi không chắc liệu chúng ta có thể được đa số người Mỹ ủng hộ”, Obama khẳng định với kênh CBS. Ông cũng cam kết làm rõ mục đích của mình tại Syria – vốn bị phân tán một phần do sự không nhất quán trong cách truyền đi thông điệp của Nhà Trắng.
“Việc này không giống Iraq, nó cũng không giống Afghanistan”, ông nói và cam kết hành động quân sự sẽ có giới hạn. Obama cũng nhấn mạnh khía cạnh nhân đạo. “Bất kỳ bậc cha mẹ nào nhìn thước phim những đứa trẻ bị đầu độc, tôi nghĩ họ hiểu thế là nào là một thảm kịch nhân đạo”.
Hiếm khi nào trong thời gian làm Tổng thống, ông Obama phải viện tới sự kết nối về cảm xúc với công chúng mà ông đang muốn thay đổi quan điểm.
Một giải pháp cho Syria đã lộ diện sau khi Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng về một kế hoạch có thể xảy ra trong một nhận xét rõ ràng bâng quơ tại London. Bộ ngoại giao Mỹ ngay sau đó đã phủ nhận đây là một đề xuất nghiêm túc, nhưng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhanh chóng nắm lấy bình luận đó, và ý tưởng nhanh chóng được tán đồng tại châu Âu.
Nhà Trắng tiếp đó đã đón lấy trái bóng và ông Obama nhanh chóng khẳng định đóng góp một phần vào ý tưởng này, khi tuyên bố đã thảo luận về khả năng này với Tổng thống Nga Putin năm ngoái tại Mexico và tuần trước tại Nga.
Thanh Tùng
Theo AFP
Con gái Obama bị "dọa" bắt cóc nếu Mỹ đánh Syria
Một nhà ngoại giao của Iran mới đây đã đăng tải trên trang blog cá nhân của mình lời đe dọa về việc nhiều công dân Mỹ, trong đó có con gái ông Obama, sẽ bị bắt cóc nếu Washington ra lệnh tấn công Syria.
Gia đình Tổng thống Mỹ Obama
Thông tin được đài phát thanh Tiếng nói nước Nga đăng tải, dẫn thông tin của tờ The Daily Caller tại Mỹ.
Theo đó ông Alireza Forghani, nhà chiến lược của nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đã đưa ra cảnh báo trên thông qua trang blog của mình.
Forghani, cựu tỉnh trưởng của tỉnh Kish, phía Nam Iran còn khẳng định sẽ hậu thuẫn chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đến cùng.
"Hy vọng rằng ông Obama sẽ đủ cương quyết để tấn công Syria, và sau đó sẽ thấy...sự mất mát của các lợi ích Mỹ", Forghani viết.
Một trong những con gái của ông Obama sẽ bị bắt cóc và hãm hiếp nếu Mỹ đánh Syria, tờ The Daily Caller dẫn lời vị quan chức này khẳng định.
"Chỉ trong vòng 21 giờ sau khi tấn công Syria, một thành viên gia đình của mỗi Bộ trưởng, đại sứ, chỉ huy quân đội Mỹ trên toàn thế giới sẽ bị bắt cóc, và 18 giờ sau đó, các thước phim họ bị cắt cụt tay chân sẽ được phát tán khắp thế giới", người này nói tiếp.
Một hành động tương tự từng được ghi lại trong cuốn phim tra tấn William Buckley, một nhóm trưởng của CIA, người bị bắt cóc tại Beirut, Li-băng năm 1984. Người này sau đó bị Hezbollah sát hại theo lệnh của Iran. Đoạn băng được thả trước cửa đại sứ quán Mỹ ở Athens, Hy Lạp. Đoạn phim chứa những cảnh tượng "khủng khiếp, thời trung cổ và man rợ", cựu giám đốc CIA Director William Casey từng mô tả.
Trước đó, có thông tin cho rằng Mỹ đã chặn được một mệnh lệnh từ một quan chức Iran yêu cầu các phiến quân tại Iraq tấn công vào các lợi ích của Mỹ tại Baghdad nếu vụ tấn công Syria xảy ra.
Thanh Tùng
Theo Voice of Russia
Syria chấp thuận giao nộp vũ khí hóa học để tránh bị tấn công Bộ trưởng ngoại giao Syria Walid Muallem khẳng định chính phủ nước này đã chấp thuận đề xuất của Nga về việc giao nộp kho vũ khí hóa học cho cộng đồng quốc tế để tránh bị tấn công. Trong khi đó Pháp đã chuẩn bị một nghị quyết để trình Liên Hợp Quốc. Bộ trưởng ngoại giao Syria Walid Muallem Thông tin...